[Sổ tay Harrison số 191] Khám thần kinh

Rate this post

KHÁM TÂM THẦN

Khám sơ bộ: Trong lúc hỏi bệnh, tìm sự khác biệt trong cách giao tiếp và xác định bệnh nhân (BN) có nhớ, nhắc lại sự việc gần đây và quá khứ hay không.

Khám tâm thần được thực hiện ngay khi BS bắt đầu quan sát và nói chuyện với BN. Mục đích khám tâm thần là đánh giá sự tập trung, định hướng, trí nhớ, thấu hiểu, quyết đoán, nắm được thông tin chung. Kiểm tra sự tập trung bằng cách bệnh nhân đáp ứng mỗi khi một vật cụ thể tái xuất hiện trong danh sách. Kiểm tra định hướng bằng cách hỏi về ngày, tháng, vị trí. Đánh giá trí nhớ: yêu cầu BN nhắc lại ngay lập tức chuỗi con số hay đồ vật trong thời gian xác định (vd, 5 và 15 phút). Ký ức xa hơn được đánh giá bằng khả năng cung cấp bệnh sử hay hoạt động sống cá nhân của BN theo trình tự thời gian. Nhắc lại sự kiện lịch sử hay thời gian của sự kiện hiện tại có thể được dùng để đánh giá kiến thức. Chức năng ngôn ngữ bao gồm đánh giá nói tự nhiên, đặt tên, nhắc lại, đọc, viết và hiểu. Những kiểm tra khác bao gồm khả năng vẽ và sao chép, tính toán, giải thích câu tục ngữ hay vấn đề logic, định hướng trái-phải, nêu tên và chỉ đúng từng phần cơ thể , … cũng quan trọng.
Khám tầm soát hữu ích về chức năng nhận thức là dùng thang đánh giá tâm thần tối thiểu (Bảng 191-1).

KHÁM THẦN KINH SỌ

Khám sơ bộ: kiểm tra đáy mắt, thị trường, kích thước đồng tử và độ phản ứng, cử động ngoài mắt, và cử động trên mặt.
TK I
Bịt một bên mũi và sau đó yêu cầu BN hít nhẹ nhàng và xác định mùi kích thích, như là xà phồng, kem đánh răng, cà phê, hay tinh dầu chanh.
TK II
Kiểm tra thị lực với mắt kiếng và sử dụng biểu đồ Snellen hay công cụ tương tự. Thị trường đối chứng đánh giá ở mỗi một phần tư thị trường của từng mắt. Phương pháp tốt nhất là ngồi đối diện (cách 2–3 ft) và sau đó che mắt và hướng mắt còn lại vào mũi của người khám. Một vật thể màu trắng nhỏ được di chuyển chậm từ ngoại vi vào trung tâm của thị trường đến khi nó được nhìn thấy. Thị trường của BN được đánh dấu và so sánh với người khám.

Đo thị trường hai bên cần thiết để xác định và mô tả những khiếm khuyết nhỏ. Đáy mắt được khám bằng dụng cụ chuyên biệt, và màu, kích thước, và độ sưng phồng hay đánh giá đĩa thị được ghi nhận. Mạch máu
võng mạc được kiểm tra về kích thước, cân đối, bắt chéo động-tĩnh mạch, chảy máu, xuất tiết, phình mạch. Võng mạc, gồm điểm vàng, nên được khám vì sắc tố bất thường và những sang thương khác.
TK III, IV, VI
Mô tả kích thước, cân đối, hình dạng của đồng tử; phản ứng với ánh sáng (trực tiếp và liên ứng); và độ hội tụ (BN quan sát vật di chuyển lại gần). Kiểm tra khi sụp mi, hạ mi chậm, hay rút mi. Yêu cầu BN quan sát theo ngón tay khi bạn di chuyển ngang từ trái qua phải và dọc ở mỗi mắt dạng và khép tối đa. Kiểm tra khi không thể di chuyển hoàn toàn về một hướng nhất định và khi di chuyển không đều đặn, nhịp nhàng, giật nhãn cầu. Đánh giá nhanh sự chuyển động tự ý của mắt giống như đuổi bắt.

TK V
Cảm giác ở cơ cắn và cơ thái dương khi BN cắn và đánh giá mở hàm, hàm nhô, cử động hai bên chống lại kháng lực. Khám cảm giác trên toàn khuôn mặt. Khám phản xạ giác mạc được chỉ định khi bệnh sử gợi ý.
TK VII
Tìm sự bất đối xứng trên mặt và những cử động tự nhiên. Test nâng lông mày, nhăn trán, nhắm mắt, cười, nhăn mặt; kiểm tra thổi phù, huýt sáo, bĩu môi, co cơ cằm. Quan sát sự khác nhau cơ mặt trên và dưới. Vị giác hai phần ba trước lưỡi bị ảnh hưởng bởi sang thương của TK VII ngoại biên tới nhánh đi ngang qua màng nhĩ (chorda tympani).
TK VIII
Kiểm tra khả năng nghe với âm thôi, cọ ngón tay, tiếng tích đồng hồ, và giọng thì thầm ở những khoảng cách cụ thể với tai. Kiểm tra độ dẫn truyền khí với xương chũm (Rinne) và âm thanh nghe đều hai bên không khi đặt âm thoa vào giữa trán (Weber). Để chính xác, các test cần thực hiện cả hai bên. Nhớ khám màng nhĩ.
TK IX, X
Đánh giá nâng đối xứng khẩu cái-lưỡi gà khi phát âm (”ahh”), cũng như là vị trí lưỡi gà và cung khẩu cái khi nghỉ. Cảm giác ở a-mi-đan, sau hầu, và ở lưỡi cũng được kiểm tra. Phản xạ nôn được đánh giá bằng cách kích thích thành sau hầu ở mỗi bên bằng một vật cùn (vd: que đè lưỡi). Khám trực tiếp dây thanh âm bằng dụng cụ nội soi thanh quản thì cần thiết trong vài trường hợp.
TK XI
Kiểm tra sự nhún vai (cơ thang) và xoay đầu sang mỗi bên (cơ ức-đònchũm) chống lại sức cản.
TK XII
Khám kích thước cơ và sức cơ của lưỡi. Nhận biết thiểu dưỡng, lệch đường giữa bởi hàm nhô, rung động, và những co giật nhỏ, and small flickering or twitching movements (fibrillations, fasciculations).

KHÁM VẬN ĐỘNG

Khám sơ bộ: Tìm thiểu dưỡng cơ và kiểm tra trương lực chi. Đánh giá sức chi trên bằng sự trôi cơ sấp và lực của phản xạ cổ tay, ngón tay. Đánh giá sức chi dưới: yêu cầu BN đi lại bình thường, đi bằng gót chân, bằng ngón chân.
Sức cơ nên được đánh giá hệ thống bằng các cử động lớn ở mỗi khớp (Bảng 191-2). Sức cơ được đánh giá bằng thang điểm (vd, 0 = bất động, 1 = vận động có thể thấy được nhưng không ở khớp, 2 = cử động khớp được nhưng không thắng trọng lực, 3 = thắng được trọng lực nhưng không thắng được lực cản, 4 = thắng được lực cản nhưng chưa đạt được sức cơ bình thường

5 = bình thường; 4 giá trị có thể thêm dấu + và − để có thêm nhiều mức độ). Tốc độ cử động, khả năng dãn cơ nhanh, mỏi cơ tái diễn nên được ghi lại tất cả. Mất khối lượng và kích thước cơ (thiểu dưỡng cơ) cũng được ghi lại, cũng như là xuất hiện những run giật bất thường không thường xuyên của các bó cơ. Khi nghỉ, bất kì cử động nào không tự ý đều phải ghi lại, khi đang duy trì tư thế, và hoạt động tự ý.

PHẢN XẠ

Khám sơ bộ: khám phản xạ gân cơ nhị đầu, xương bánh chè, và gân gót Achilles .
Phản xạ gân cơ quan trọng trong kiểm tra hàng ngày và các phần của tuỷ sống gồm các cung phản xạ như nhị đầu (C5,6); cánh tay quay (C5,6); tam đầu (C7,8); xương bánh chè (L3,4); và Achilles (S1,2).
Thang điểm để đánh giá: 0 = không có phản xạ, 1 = có nhưng hạn chế, 2 = bình thường, 3 = tăng động, tăng động kiểu clonus ( nhịp co thắt lập lại để duy trì sức căng). Phản xạ bàn chân cũng được thực hiện với vật cùn như đầu chìa khoá để vuốt bờ ngoài của lòng bàn chân từ gót đến ngón cái. Đáp ứng bất thường (dấu Babinski) là duỗi ngón cái ở khớp bàn ngón. Trong vài trường hợp, test này sẽ dạng các ngón còn lại và mức độ gấp thay đổi ở khớp cổ chân, kheo và háng. Đáp ứng bình thường là gấp ngón chân. Phản xạ da bụng và hậu môn cũng quan trọng trong một số tình huống; không giống phản xạ gân cơ, những phản xạ da này biến mất khi có sang thương ở hệ thần kinh trung ương

KHÁM CẢM GIÁC

Khám sơ bộ: Hỏi BN có cảm nhận được sự chạm nhẹ và nhiệt độ của vật ở mỗi phần xa của chi. Kiểm tra kích thích đồng thời khi chạm nhẹ

Advertisement
cả hai tay.
Vì nhiều mục đích, cần khám đủ các loại cảm giác kim châm, chạm, vị thế, và rung ở cả bốn chi (Hình. 191-1 và 191-2). Những vấn đề cụ thể thường cần những đánh giá cẩn thận hơn. BN với sang thương não bộ có những bất thường về “phân biệt cảm giác” như là khả năng cảm nhận được hai kích thích đồng thời, định vị chính xác kích thích, xác định được kích thích gần tương tự (phân biệt hai điểm), xác định được vật thể khi sự chạm (nhận thức lập thể), hay phán đoán được cân nặng, đánh giá kết cấu, hay xác định những kí tự hay con số được viết trên bề mặt da (cảm nhận vẽ trên da).

PHỐI HỢP VẬN ĐỘNG VÀ TƯ THẾ DÁNG BỘ

Khám sơ bộ: Đánh giá cử động thay đổi nhanh của ngón tay, ngón chân, nghiệm pháp ngón tay chạm mũi. Quan sát BN khi họ đi trên đường thẳng.
Khả năng di chuyển ngón trỏ chính xác từ mũi BN đến ngón trỏ của người khám và khả năng kéo gót mỗi bàn chân từ đầu gối xuống cẳng chân là những test phối hợp vận động. Những test khác (vẽ đồ vật trong không khí, di chuyển theo ngón tay, chạm ngón trỏ với ngón cái hay luân phiên chạm các ngón khác) cũng hữu ích. Khả năng đứng trên bàn chân với mắt nhắm (Romberg test), đi trên đường thẳng (thẳng hàng), và xoay vai đều được quan sát.
HÌNH 191-1 Vùng da chi phối của TK ngoại biên. (Trích W Haymaker, B Woodhall: Peripheral Nerve Injuries, 2nd ed. Philadelphia, Saunders, 1953.)

PHƯƠNG PHÁP VÀ VỊ TRÍ THẦN KINH

Dữ liệu lâm sàng có được từ khám thần kinh cộng với bệnh sử chi tiết giúp biết được vị trí giải phẫu mà giải thích tốt nhất những dấu chứng lâm sàng (Bảng 191-3) và lựa chọn test chẩn đoán phù hợp để xác định sinh lý bệnh của sang thương giải phẫu.

HÌNH 191-2 Phân bố của nhánh cảm giác gai sống trên bề mặt da. (Từ D Sinclair: Mechanisms of Cutaneous Sensation. Oxford, UK, Oxford University Press, 1981)

 

-Yếu đi kèm với những bất thường khác có kiểu “neuron vận động chi trên”, vd: cứng cơ kiểu tháp, yếu cơ duỗi > cơ gấp ở chi trên và cơ gấp > cơ duỗi ở chi dưới, tăng phản xạ.
-Yếu đi kèm với những bất thường khác có kiểu “neuron vận động chi dưới”
vd: mềm nhũn và giảm phản xạ.

Nguồn: Harrison Manual of Medicine 18th

Tham khảo bản dịch của nhóm “chia ca lâm sàng”

Xem tất cả Nội khoa Harrison tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/noi-khoa-harrison/

Giới thiệu Phan Trọng Hiếu

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …