[Sổ tay Harrison Số 48] Vàng da và Đánh giá chức năng gan

Rate this post

1. VÀNG DA

Định nghĩa

Da có màu vàng do tăng nồng độ bilirubin huyết thanh (còn gọi là hoàng đản); thường thấy rõ nhất ở củng mạc. Vàng củng mạc thấy được trên lâm sàng khi nồng độ bilirubin huyết thanh ≥51 μmol/L (≥3 mg/dL); da cũng đổi màu vàng khi nồng độ carotene huyết thanh tăng nhưng không có vàng củng mạc.

Chuyển hoá bilirubin

Bilirubin là sản phẩm thoái giáng chủ yếu của hemoglobin được giải phóng từ hồng cầu già. Đầu tiên, nó gắn vào albumin, được vận chuyển vào gan, được liên hợp với một dạng chất tan trong nước (glucuronide) nhờ glucuronosyl transferase, được bài tiết vào mật, và chuyển hoá thành urobilinogen trong đại tràng. Urobilinogen được bài tiết chủ yếu trong phân; một phần nhỏ được tái hấp thu và bài tiết qua thận. Bilirubin chỉ được lọc qua thận khi nó ở dạng liên hợp (gọi là phần “trực tiếp”); vì vậy, tăng nồng độ bilirubin trực tiếp trong huyế tthanh có liên quan đến tăng bilirubin trong nước tiểu. Tăng sản xuát và bài tiết bilirubin (kể cả không có tăng bilirubin máu, như trong tán huyết) làm tăng nồng độ urobilinogen nước tiểu.

Nguyên nhân

Tăng bilirubin máu là hậu quả của (1) tăng sản xuất quá mức; (2) giảm hấp thu, liên hợp, hoặc bài tiết bilirubin; (3) trào ngược bilirubin liên hợp hoặc không liên hợp từ các tế bào gan bị phá huỷ hoặc các ống mật (Bảng 48-1).

Đánh giá

Bước đầu tiên để đánh giá một BN vàng da là xác định (1) tăng bilirubin máu là loại liên hợp hay không liên hợp, và (2) các xét nghiệm sinh hoá chức năng gan bất thường (Hình 48-1 và 48-2, Bảng 48-2 và 48-3). Khám lâm sàng cần thiết gồm bệnh sử (đặc biệt là thời gian vàng da, ngứa da, các cơn đau có liên quan, yếu tố nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm ngoài ruột, thuốc, uống rượu, tiền căn đi du lịch, phẫu thuật, mang thai, bất kì triệu chứng đi kèm nào), khám thực thể (gan to, đau căng vùng gan, sờ được túi mật, lách to, vú to nam giới, teo tinh hoàn, các dấu hiệu của bệnh gan mạn), xét nghiệm chức năng gan (xem dưới đây), và công thức máu.

Hội chứng Gilbert

Suy giảm liên hợp bilirubin do giảm hoạt động của bilirubin UDP glucuronosyl transferase. Kết quả là tăng bilirubin không liên hợp ít, hầu
như <103 μmol/L (<6 mg/dL). Ảnh hưởng 3–7% dân số; nam/fnữ 2–7:1.

2.XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG GAN

Dùng để phát hiện bệnh gan (Hình 48-2), phân biệt các loại bệnh gan khác nhau (Bảng 48-4), đánh giá mức độ tổn thương gan đã biết, và theo dõi đáp ứng điều trị.

Bilirubin

Cung cấp các số chỉ chức năng hấp thu, chuyển hoá (liên hợp) và bài tiết tại gan; phần liên hợp (trực tiếp) phân biệt với phần không liên hợp nhờ phân tích hoá học (Bảng 48-1).

Aminotransferases (Transaminases)

Aspartate aminotransferase (AST; SGOT) và alanine aminotransferase (ALT; SGPT); các chất chỉ điểm nhạy với tình trạng tổn thương tế bào gan; tăng nhiều nhất khi có hoại tử tế bào gan (vd, viêm gan virus, tổn thươn gan do thiếu máu nuôi hoặc nhiễm độc, tắc TM gan cấp), thường kèm với tắc mật hoàn toàn đột ngột (vd, do sỏi mật); bất thường ít trong ứ mật, xơ gan và bệnh thâm nhiễm; ít có mối liên hệ giữa mức độ tổn thương tế bào gan và nồng độ aminotransferase; ALT đặc hiệu cho tổn thương gan hơn, vì AST cũng được tìm thấy trong cơ vân và các cơ quan khác; tổn thương gan do rượu thường chỉ gây tăng nhẹ với AST tăng rõ rệt hơn so với ALT.

Alkaline Phosphatase

Chất chỉ điểm nhạy với tình trạng ứ mật, tắc mật (enzyme tăng nhanh hơn bilirubin huyết thanh), và thâm nhiễm gan; tăng nhẹ trong các thể bệnh gan khác; tính đặc hiệu hạn chế vì phân phối cho mô rộng; tăng ở trẻ em, khi mang thai và có bệnh về xương; có thể phân biệt các isoenzyme đặc hiệu cho mô nhờ cắt phân đoạn hoặc khác biệt về cân bằng nhiệt (hoạt động của enzyme gan ổn định khi có tình trạng phá huỷ hoạt động của enzyme xương).

5′-Nucleotidase (5′-NT)

Tăng trong bệnh lý gan mật tương tự như alkaline phosphatase; độ đặc hiệu cao hơn trong các bệnh gan; dùng để xác định có phải gan là nguyên

nhân gây tăng alkaline phosphatase huyết thanh, đặc biệt là ở trẻ em, phụ nữ mang thai, BN mắc bệnh đồng mắc ở xương.

γ-Glutamyltranspeptidase (GGT)

Tương quan với hoạt động alkaline phosphatase huyết thanh. Tăng GGT ít đặc hiệu trong ứ mật hơn so với alkaline phosphatase hoặc 5′-NT.

Các yếu tố đông máu (Xem Chương 7)

Đo mức độ hoạt động của các yếu tố đông máu; đông máu kéo dài do thiếu hoặc các yếu tố đông máu kém hoạt động; tất cả các yếu tố đông máu trừ yếu tố VIII được tổng hợp trong gan, và sự thiếu hụt này có thể xảy ra nhanh do các bệnh gan lan rộng như viêm gan, tổn thương do chất độc, xơ gan; đo lường chức năng tổng hợp trong gan đơn độc tốt nhất; có ích trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh gan cấp. Yếu tố đông máu II, VII, IX, X chỉ hoạt động khi có vitamin K tan trong chất béo; phân biệt thời gian prothrombin kéo dài do kém hấp thu chất béo và do bệnh lý gan nhờ việc đáp ứng nhanh và hoàn toàn khi chích vitamin K.

Albumin

Giảm nồng độ trong huyết thanh do giảm tổng hợp trong gan (bệnh gan mạn hoặc suy dinh dưỡng kéo dài) hoặc mất nhiều qua nước tiểu hoặc phân; chất chỉ điểm kém nhạy với tình trạng rối loạn chức năng gan cấp, vì thời gian bán thải trong huyết thanh là 2–3 tuần; ở BN có bệnh gan mạn, mức độ giảm albumin máu tương quan với mức độ nặng của rối loạn chức năng gan.

Globulin

Tăng nhẹ globulin polyclonal máu thường thấy trong bệnh gan mạn; tăng rõ rệt thường gặp trong viêm gan mạn tự miễn.

Ammonia

Nồng độ tăng trong máu do suy chức năng giải độc của gan và nối tắt cửachủ, trong viêm gan bùng phát, tiếp xúc với chất gây độc gan, và tăng áp lực TM cửa nặng (vd, do xơ gan); tăng ammonia trong máu ít có mối tương
quan với chức năng gan hoặc mức độ bệnh não gan cấp.

3.HÌNH ẢNH HỌC GAN-MẬT

Siêu âm

Kiểm tra các cấu trúc trong bụng nhanh chóng, không xâm lấn; không nhiễm xạ; tương đối rẻ tiền, thiết bị di động được; hình ảnh và diễn giải phụ thuộc nhiều vào sự thành thạo của người siêu âm; đặc biệt có giá trị trong việc phát hiện giãn đường mật và sỏi mật (>95%); ít nhạy với các sỏi trong ống mật (~60%); phát hiện báng bụng nhạy nhất; nhạy trung bình khi phát hiện các khối u trong bụng nhưng rất tốt khi phân biệt các cấu trúc dạng đặc hoặc nang; có ích trong việc hướng dẫn kim sinh thiết các tổn thương nghi ngờ; siêu âm Doppler có
ích trong xác định dòng chảy trong TM cửa, TM gan và nối tắt cửa-chủ; hình ảnh được cải thiện khi có báng bụng nhưng bị cản trở bởi khí trong ruột; siêu âm qua nội soi ít bị ảnh hưởng bởi khí trong ruột và rất nhạy trong việc xác định mức độ xâm lấn sâu của khối u qua thành ruột.

CT

Đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện, phân biệt và hướng dẫn kim sinh thiết qua da các khối u, nang và các hạch bạch huyết bệnh lý trong ổ bụng; hình ảnh được nâng cao nhờ thuốc cản quang đường tĩnh mạch hoặc trong ruột và không bị ảnh hưởng bởi khí trong ruột; ít nhạy hơn so với siêu âm trong việc phát hiện sỏi túi mật nhưng phát hiện sỏi đường mật nhạy hơn; có thể hữu ích trong việc phân biệt một số dạng bệnh gan lan toả (vd, thâm nhiễm mỡ, quá tải sắt).

MRI

Nhạy nhất trong việc phát hiện các khối u và nang gan; cho phép phân biệt dễ dàng các u mạch máu với u gan; công cụ không xâm lấn chính xác nhất để đánh giá tĩnh mạch gan và tĩnh mạch cửa, u xâm lấn mạch máu; hữu ích trong việc tìm kiếm các lắng động sắt, đồng trong gan (vd, trong bệnh nhiễm sắc tố sắt mô, bệnh Wilson). Chụp cộng hưởng từ đường mật tuỵ (MRCP) có thể hữu ích để quan sát vùng đầu tuỵ, tuy và ống mật.

Xạ hình

Sử dụng nhiều hợp chất đánh dấu phóng xạ, các phương pháp quét khác nhau cho phép đánh giá tình trạng tiết mật (HIDA, PIPIDA, DISIDA scan), thay đổi nhu mô (technetium sulfur colloid scan gan/lách), và các tiến triển của viêm và u chọn lọc (gallium scan); HIDA và các phương pháp liên quan đặc biệt hữu ích trong việc đánh giá đường mật và loại trừ viêm túi mật cấp tính trong những trường hợp mà siêu âm không chẩn đoán được; CT, MRI, và colloid scan có độ nhạy tương đồng khi phát hiện các khối u gan và di căn; CT và kết hợp với colloidal scan gan và phổi nhạy trong việc phát hiện abcès dưới hoành (trên gan).

Chụp đường mật

Phương pháp nhạy nhất phát hiện sỏi ống mật, u đường mật, viêm đường mật xơ hoá, nang ống mật chủ, các đường dò và dò ống mật; có thể thực hiện qua nội soi (xuyên bóng) hoặc qua da (xuyên gan); cho phép lấy mẫu dịch mật và biểu mô ống mật để phân tích tế bào học và nuôi cấy; cho phép đặt catheter dẫn lưu đường mật và nong chỗ hẹp; đường nội soi (ERCP) cho phép đánh giá áp lực cơ vòng Oddi, cắt cơ vòng và lấy sỏi.

Chụp mạch máu

Phương pháp chính xác nhất đánh giá áp lực TM cửa và dướng dòng chảy trong TM cửa và TM gan; độ nhạy cao trong phát hiện các tổn thương mạch máu nhỏ và u gan (đặc biệt là carcinoma tế bào gan nguyên phát); ”tiêu chuẩn vàng” trong phân biệt các u mạch máu với u đặc; phương pháp chính xác nhất để khảo sát giải phẫu mạch máu để chuẩn bị cho các phẫu thuật gan-mật phức tạp (vd, nối tắt cửa-chủ, tái tạo đường mật) và xác định khả năng cắt bỏ các khối u gan-mật và tuỵ. Các thông tin giải phẫu tương tự (trừ áp lực nội mạch) có thể được thu thập một cách không xâm lấn nhờ kỹ thuật CT và MRI.

Sinh thiết gan và da

Phương pháp chính xác nhất để đánh giá những thay đổi lan toả trong gan; có thể có sai số lấy mẫu trong bệnh thâm nhiễm khu trú như di căn; không nên là thủ thuật đầu tiên để chẩn đoán ứ mật.

Nguồn: Harrison Manual of Medicine 18th

Tham khảo bản dịch của nhóm ” chia ca lâm sàng”

Advertisement

Giới thiệu tranphuong

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …