CHOÁNG VÁNG
Choáng váng thường được mô tả như cảm giác xây xẩm kèm theo nhìn mờ, người lắc lư cùng với cảm giác nóng bức, vã mồ hôi, và buồn nôn. Nó là một triệu chứng của thiếu máu, oxy, hoặc hiếm hơn, thiếu glucose máu não. Nó có thể xảy ra trước khi ngất do bất kì nguyên nhân nào (Chương 56) and với thở nhanh và hạ đường huyết. Xây xẩm hiếm khi xảy ra trong tiền triệu trước cơn động kinh. Xây xẩm mạn tính là một rối loạn của cơ thể phổ biến cùng với trầm cảm.
CHÓNG MẶT
Thường do rối loạn trong hệ thống tiền đình; bất thường thị giác hoặc hệ thống cảm giác bản thể có thể góp phần dẫn đến chóng mặt. Thường đi kèm với buồn nôn, đứng không vững, và loạng choạng; có thể được kích thích hoặc làm xấu đi bởi vận động đầu. Chóng mặt sinh lý là kết quả của những vận động đầu mà không quen (say sóng) hoặc sự mất cân xứng giữa các tín hiệu đi vào của hệ thống thị giác- cảm giác bản thể-tiền đình (chóng mặt khi lên cao, chóng mặt khi nhìn thất những cảnh chuyển động đuổi bắt). Chóng mặt thật sự gần như không bao giờ xảy ra như là một triệu chứng tiền ngất. Chóng mặt bệnh lý có thể được gây ra bởi một tổn thương ngoại biên (mê đạo hoặc dây VIII) hoặc tổn thương thần kinh trung ương. Phân biệt các nguyên nhân này là bước quan trọng đầu tiên trong chẩn đoán (Bảng 57-1) vì các tổn thương trung ương yêu cầu xét nghiệm hình ảnh khẩn cấp, thường là MRI.
Chóng mặt ngoại biên
Thường nặng, kèm theo buồn nôn và nôn. Ù tai, cảm giác nặng tai, hoặc mất thính lực có thể xảy ra. Rung giật nhãn cầu phản xạ hầu như luôn có. Rung giật nhãn cầu không đổi hướng khi thay đổi hướng nhìn; thường giật ngang có xoay và có pha nhanh đi ra xa phía tổn thương. Nó được ức chế khi nhìn cố định. Bệnh nhân cảm nhận được chuyển động xoay tròn ra xa tổn thương và có xu hướng khó di chuyển, với ngã về phía tổn thương, đặc biệt là trong tối hoặc nhắm mắt lại. Không có bất thường thần kinh khác. Chóng mặt kéo dài cấp tính có thể do nhiễm khuẩn, chấn thương, hoặc thiếu máu. Thường không tìm thất nguyên nhân đặc hiệu, và thời kì viêm
mê đạo cấp tính (hoặc viêm thần kinh tiền dinhd) không đặc hiệu thường được dùng để mô tả sự việc. Rối loạn chức năng mê đạo hai bên cấp tính thường do thuốc (kháng sinh nhóm aminoglycoside), rượu, hoặc một rối loạn thoái hóa hệ thần kinh. Rối loạn chức năng mê đạo tái phát với các triệu chứng của bệnh ốc tai thường do bệnh Ménière (chóng mặt tái phát kèm theo ù tai và điếc). Chóng mặt tư thế thường được thúc đẩy bởi đầu ở tư thế nằm. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV) do ống bán khuyên sau thường hay gặp; hình ảnh rung giật nhãn cầu rất khác biệt. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính có thể kèm theo chấn thương nhưng thường vô căn; nó thường sẽ giảm đi một cách tự nhiên sau vài tuần hoặc vài tháng. U bao sợi thần kinh tiền đình của dây thần kinh sọ số VIII (u dây thần kinh thính giác) thường xuất hiện cũng như mất thính lực và ù tai, đôi khi kèm theo yếu mặt và mất cảm giác do sự
tham gia của dây thần kinh sọ số VII và V. Chóng mặt do tâm lý nên được nghi ngờ ở những bệnh nhân chóng mặt mất khả năng mạn tính người có chứng sợ không gian, cơn hoảng loạn, khám thần kinh bình thường, và không có rung giật nhãn cầu.
BẢNG 57-1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÓNG MẶT NGOẠI BIÊN VÀ TRUNG ƯƠNG
aTrong bệnh Ménièreư, hướng của pha nhanh hay biến đổi.
bRung giật nhãn cầu kết hợp theo chiều dọc-xoay gợi ý chóng mặt tư thế kịch phát
lành tính.
Chóng mặt trung ương
Được xác định bằng các dấu hiệu có liên quan đến thân não và tiểu não như loạn vận ngôn, nhìn đôi, khó nuốt, nấc cụt, các bất thường thần kinh sọ não khác, yếu, mất điều hòa chi; tùy thuộc vào nguyên nhân, đau đầu có thể có. Rung giật nhãn cầu có thể thấy ở bất kì dạng nào (như chiều dọc hoặc đa chiều) nhưng thường hoàn toàn theo chiều ngang không có xoay và đổi hướng với các hướng nhìn khác nhau. Rung giật nhãn cầu trung ương không bị ức chế bởi nhìn cố định. Chóng mặt trung ương có thể là mạn tính, nhẹ, và thường không kèm theo ù tai hoặc mất thính lực. Nó có thể là do bệnh mạch máu, thoái hóa myelin, ung thư. Chóng mặt có thể là một biểu hiện của đau nửa đầu hoăc hiếm hơn, của động kinh thùy thái dương.
Để thảo luận chi tiết hơn, xem Walker MF, Daroff RB: Choáng váng và Chóng mặt, Chương 21, trang 178, cuốn
“Nguyên Lý Nội Khoa Harrison”.
Nguồn: Harrison Manual of Medicine 18th
Tham khảo bản dịch của nhóm ” chia ca lâm sàng”