[UỐNG NƯỚC] – Nước có thực sự quan trọng với chúng ta?

Rate this post

[ Uống bao nhiêu nước là đủ ] ========

Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người. Sau đây là chia sẻ của Bác Sĩ Huynh Wynn Tran về vấn đề này:
“ Các bài nói chuyện của tôi trên TV, youtube, và Facebook đều nhấn mạnh tầm quan trọng của uống nước đầy đủ. Gần đây, có một video trên youtube nói rằng “Uống 2L nước mỗi ngày là sai lầm cực kỳ nguy hiểm”

Bài viết này chỉ ra uống nước bao nhiêu là đủ và quý vị nên uống thế nào cùng với các trích dẫn khuyến cáo khoa học từ các tổ chức y khoa uy tín của thế giới.

  • Tóm tắt cho những ai lười đọc:
    1. Không có con số chính xác quý vị nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày. Tuỳ vào thể trạng và sức khoè (cân nặng, giới tính, tuổi tác), môi trường và nơi ở sẽ ảnh hưởng đến việc uống bao nhiêu nước mỗi ngày.
    2. Quý vị nên uống nước ngay khi cảm thấy khát.
    3. Với người khoẻ mạnh bình thường, con số 2L mỗi ngày là hướng dẫn chung, có thể chấp nhận (reasonable goal) được dựa trên các nghiên cứu từ Bệnh viện Đại Học Y Khoa Mayo Clinic (1) và Viện Hàn Lâm Khoa Học, Kỹ Thuật, và Y Khoa Hoa Kỳ, NASEM (2).
    4. Video sức khoẻ lung tung trên mạng kiểu “uống 2L mỗi ngày là sai lầm cực kỳ nguy hiểm” chỉ nói chung chung, không có trích dẫn khoa học, và quan trọng hơn là lợi dụng sự khác nhau của cơ địa mỗi người để giật tin. Video có thể khiến bệnh nhân ít uống nước, dẫn đến các bệnh về thận và da.

    A. Vì sao chúng ta nên uống nước đầy đủ?
Nước cực kỳ quan trọng cho sự sống và cơ thể, chiếm 60% trọng lượng cơ thể. Chúng ta có thể nhịn ăn 1 tháng (sẽ chết nếu nhịn ăn 8-12 tuần) nhưng chúng ta sẽ chết nếu nhịn khát vài ngày. Quý vị thiếu uống nước một ngày đã thấy khó chịu.

Một vài vai trò của nước:
– lọc sạch cơ thể thông qua đường tiểu, đổ mồ hôi, và đại tiện
– giữ ẩm và thân nhiệt cơ thể
– cân bằng các chất điện phân
– giữ các khớp trơn tru, giữ làn da căng và khoẻ mạnh
– bảo vệ não và các cơ quan nhạy cảm

    B. Quý vị sẽ bệnh gì nếu không uống nước đầy đủ? 

– hư thận (cấp tính và mãn tính, Acute/Chronic Kidney Injuries)
– da khô
– mất ngủ và trầm cảm
– bệnh khớp
– bệnh về chất điện giải

    C.Chúng ta nên uống bao nhiêu?

Vì cơ thể mỗi người mỗi khác, mỗi người có sức khoẻ khác nhau, công việc khác nhau, môi trường sống khác nhau nên sẽ không có một con số chung cần uống bao lít nước.

Ví dụ như một người nam tại Việt Nam, sống tại miền nhiệt đới, làm việc đồng ánh sẽ cần nhiều hơn 2L nước cho mỗi ngày trong khi một cô gái làm thư ký văn phòng sống vùng lạnh giá mùa đông Michigan sẽ cần ít hơn 2L nước vì anh chàng tại Việt Nam bị đổ mồ hôi nhiều do nắng nóng, công việc nặng nhọc, thể trạng cân ký nặng hơn, nên anh chàng này sẽ mất nước nhiều hơn, dẫn đến cần uống nhiều hơn cô gái thư ký văn phòng.

Cơ thể chúng ta là một chiếc máy kỳ diệu, sẽ báo hiệu cho chúng ta khi nào chúng ta cần phải uống nước thông qua cảm giác khát nước. NASEM, trong bảo khuyến cáo mới nhất (2004) chỉ ra một người khoẻ mạnh sẽ có đủ nước nếu chúng ta chịu uống nước theo phản xạ của cơ thể (uống khi cảm thấy khát nước).

Khi chúng ta thiếu nước, những cảm biến khắp nơi trong cơ thể sẽ báo hiệu chúng ta nên uống nước, đồng thời dùng các biện pháp khác để giữ lại nước trong cơ thể. Càng lớn tuổi, độ nhạy (và cảm biến của cơ thể) của chúng ta ngày càng yếu đi. Đôi khi, cơ thể chúng ta đang khát và cần nước mà chúng ta không cảm giác khát nước. Lúc ấy, BS có thể nhìn vào làn da, nước tiểu, xét nghiệm máu, cũng là một cách để kiểm tra xem quý vị có thiếu nước hay không.

Vấn đề là cuộc sống bận rộn khiến chúng ta QUÊN đi việc uống nước khi cơ thể chúng ta báo khát. Chúng ta nghĩ rằng mình sẽ uống nước sau đó nhưng chúng ta cứ tiếp tục quên đi, dẫn đến thiếu nước. Về lâu dài, thiếu nước kinh nhiên khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, và các bệnh nêu trên.

Advertisement

Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng có thể dẫn đến nguy hiểm.

    D. Uống nhiều nước có thể gây hại thế nào?

Khi cơ thể có quá nhiều nước, nồng độ muối (Sodium) trong cơ thể loãng đi, khiến chúng ta bị tụt muối (Hyponatremia) hay tụt Kali (Hypokelamia). Nguy hiểm hơn, nếu chúng ta bị yếu tim (heart failure), uống nhiều nước khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, dễ đến suy tim cấp (Congestive heart failure). Tụt muối quá nhiều có thể dẫn đến té xỉu hay tử vong.

Tóm lại, quý vị nên uống nước ngay khi cảm thấy khát. Nếu quý vị có bệnh về thận và tim, quý vị nên theo thảo luận với BS về uống nước. Quý vị ăn uống nhiều trái cây và rau cải là một cách tốt khác để có đầy đủ nước mà không bị nguy hiểm.

Cuối cùng, đừng nghe theo các video sức khoẻ lung tung. Sức khoẻ của quý vị là vàng. Để giữ “vàng” quý vị không nên nghe theo các video sức khoẻ không rõ nguồn gốc ”

Nguồn: Bác Sĩ Huynh Wynn Tran

Admin: xuhinguyen

—————————————————————–
“Y LÂM SÀNG là dự án mới, hàng ngày mang đến những cases lâm sàng hay. Hy vọng mang lại những thông tin và kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên Y Khoa”

#ylamsang#ykhoa.org

Giới thiệu Xuân Hiền

Học Y Đa Khoa tại Đại học Duy Tân " Hãy làm hết mình với hiện tại, hãy tốt hơn mình ở quá khứ và luôn chia sẻ kiến thức bổ ích với mọi người "

Check Also

[Chia sẻ] DINH DƯỠNG HỢP LÝ TẾT SUM VẦY – XUÂN BÌNH AN

DINH DƯỠNG HỢP LÝ TẾT SUM VẦY – XUÂN BÌNH AN Tết là thời điểm …