[Vi sinh lâm sàng 9] Họ vi khuẩn đường ruột.

Rate this post

Họ vi khuẩn đường ruột là những vi khuẩn Gram âm, thuộc một phận của hệ vi khuẩn bình thường ở đường ruột hoặc gây nên những bệnh lý ở đường tiêu hóa. Trong “đại gia đình” này, các loài và chủng của nó sẽ tóm tắt lại trong bảng tóm tắt nằm ở phần cuối chương này để chúng ta không bị nhầm lẫn giữa các tên gọi khác nhau. Các nhóm chính của họ vi khuẩn đường ruột đó là Enterobacteriaceae, Vibrionaceae, Pseudomonadaceae và Bacteroidaceae. Những vi khuẩn này còn được chia thành từng nhóm dựa trên đặc tính hóa sinh và kháng
nguyên của chúng.

Phân Loại Hóa Sinh
Một vài đặc tính hóa sinh quan trọng của những vi khuẩn này được xác định trong phòng thí nghiệm đó là:
1) Khả năng lên men lactose và chuyển hóa thành khí và acid (có thể nhận biết bằng chất chỉ độ pH). Escherichia coli và hầu hết các vi khuẩn họ đường ruột khác đều có khả năng lên men lactose, trong khi Salmonella, Shigella và Pseudomonas aeruginosa thì không có khả năng này.
2) Sản xuất H2S, khả năng thủy phân urê, hóa lỏng gelatin và khử nhóm carboxyl của một số amino acid.
Một số phương pháp nuôi cấy có thể làm được hai việc cùng một lúc: 1) Chúng chứa các chất hóa học làm ức chế sự phát triển của các vi khuẩn Gram dương để tránh làm bẩn mẫu thử nghiệm. 2) Có các chất chỉ thị sự thay đổi màu sắc trong quá trình lên men lactose. Có 2 phương pháp mà ta cần phải biết đó là:
a) Thạch EMB (Eosine Methylene Blue): Xanh methylene gây ức chế vi khuẩn Gram dương và quá trình lên men lactose trong môi trường chuyển từ màu đỏ tía sang màu đen. Trong phương pháp này, những nơi có Escherichia coli cư trú tỏa ra ánh sáng xanh kim loại.
b) Thạch MacConkey: Môi trường nuôi cấy có muối mật (bile salt) gây ức chế vi khuẩn Gram dương và sự lên men lactose trong môi trường này được chỉ thị bởi một màu hồng tím.

Đánh Giá Sự Ô Nhiễm Nguồn Nước Bởi Phân
Đây là một phương pháp cổ điển để đánh giá sự ô nhiễm nguồn nước bởi phân để xác minh sự ứng dụng của một vài chuyển hóa hóa sinh và đặc tính quan trọng của Escherichia coli vào trong thực tế. Phần trình bày dưới đây sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quan hơn về phương pháp này. Bạn đang đi du lịch tại một vùng quê ở đồng bằng nào đó và hay tin là một nhà kia có người dân đang bị tiêu chảy rất nặng. Sau khi cho đặt dịch truyền tĩnh mạch thì bạn bắt đầu tự hỏi là liệu có thể loại trừ được các nguyên nhân gây nên sự nhiễm khuẩn này không. Khi được hỏi, những người dân ở trong vùng quê đó nói với bạn rằng nước sinh hoạt của hoạt được lấy từ một con sông chung. Lúc đó bạn nhớ lại bài đã được học là các vi khuẩn đường ruột được lây truyền thông qua đường phân – miệng (fecal oral), và bạn cũng tự hỏi là có phải chính phân thải đã gây ra sự ô nhiễm nguồn nước. Vậy làm thế nào ta chứng minh được rằng chính các phân thải đã gây sự ô nhiễm nguồn nước? Escherichia coli chính là phương án cứu cánh cho bạn! Bạn thấy đấy, Escherichia coli là một dạng coli (coliform), có nghĩa nó là một “cư dân” bình thường ở đường ruột. Cứ nhớ E. coli = dạng coli = colon (kết tràng). Bình thường thì không tìm thấy Escherichia coli ở bên ngoài đường ruột. Vì vậy, nếu tìm thấy Escherichia coli trong dòng nước ở vùng quê đó thì có nghĩa là không nhất thiết phải chính Escherichia coli đã gây ra bệnh tiêu chảy, nhưng nó nhắc cho bạn biết là chính do phân thải đã gây ô nhiễm cho dòng sông và một vài vi khuẩn đường ruột có thể có vai trò trong chuyện này. Hãy vứt cuốn Vi Sinh Lâm Sàng này qua một bên, và bắt đầu làm một số kiểm tra.
1) Xét Nghiệm Giả Định (Presumptive Test): Cho mẫu nước sông cần kiểm tra vào các ống xét nghiệm có chứa chất nuôi dưỡng (giống như ở môi trường thạch) và cho thêm vào lactose. Những ống này có ống dùng để giữ khí và chất dùng để chỉ thị màu khi có sản xuất acid. Để mẫu này nuôi cấy thêm một ngày. Nếu như lactose được lên men thì sẽ có sự tạo khí trong ống và chất chỉ thị sẽ đổi màu. Từ đấy, bạn có thể giả định rằng có cả Escherichia coli hoặc vi khuẩn không thuộc đường ruột (nonenteric) đều gây lên men lactose ở trong mẫu nước. Để loại trừ bạn hãy
tiếp tục…
2) Xét Nghiệm Xác Định (Confirmed Test): Cho những mẫu nước lên thạch EMB để nuôi cấy, ta sẽ thấy những vùng có Escherichia coli sẽ có ánh sáng xanh kim loại. Ngoài ra, Escherichia coli cũng có thể phát triển ở nhiệt độ 45,5oC nhưng hầu hết các vi khuẩn không thuộc đường ruột thì không thể. Vì thế ta hãy nuôi cấy 2 mẫu, một mẫu ở nhiệt độ 45,5oC và mẫu kia ở nhiệt độ 37oC, sau đó so sánh 2 mẫu này với nhau.
3) Xét Nghiệm Bổ Sung (Completed Test): Lấy những vùng nuôi cấy có ánh sáng màu xanh kim loại cho vào trở trong mẫu nước. Nếu chúng sản xuất ra acid và khí thì khi đó bạn có thể chắc chắn là mẫu nước kia có chứa Escherichia coli. Bạn đi du lịch ở vùng thượng nguồn và thấy một nhà xí được xây bên trên hoặc cạnh dòng sông. Bạn phải thông báo cho những người dân trong vùng quê đó về việc nên đi vệ sinh trong khu vực không có dòng sông chảy qua và hướng dẫn họ cách xây nhà vệ sinh đúng cách. Như vậy trong một vài tuần thì dịch bệnh sẽ được chấm dứt!

Phân Loại Kháng Nguyên
Các vi khuẩn họ đường ruột được chia thành rất nhiều nhóm, chủ yếu là dựa trên cấu trúc trên bề mặt tế bào liên kết với các kháng thể đặc hiệu (là các yếu tố quy định kháng nguyên). Các vi khuẩn họ đường ruột có 3 kháng nguyên bề mặt chính dùng để phân biệt các vi khuẩn thuộc họ này
1) Kháng nguyên O: Là cấu trúc Lipopolysaccharid (LPS) bao bên ngoài hầu hết các vi khuẩn Gram âm. Sự khác nhau của kháng nguyên O giữa vi khuẩn này với vi khuẩn khác là tùy thuộc vào sự khác nhau về cấu trúc đường và sự thay thế khác nhau của các chuỗi bên. Hãy ghi nhớ O trong Outer (bên ngoài) (xem Mục 1.6 để biết thêm về LPS).
2) Kháng nguyên K: Đây là một lớp vỏ nhày (Kapsule) bao gồm luôn cả kháng nguyên O.
3) Kháng nguyên H: Là yếu tố quy định nên các tiểu đơn vị (subunit) của tiên mao vi khuẩn, nên chỉ vi khuẩn di nào di động được thì mới có kháng nguyên này. Shigella không có kháng nguyên H. Salmonella có kháng nguyên H biến đổi theo chu kỳ, có tác dụng bảo vệ chúng khỏi các kháng thể.
9.1. Kháng nguyên O là một phần của màng ngoài tế bào, kháng nguyên K bao bên ngoài tế bào giống như một lớp vỏ nhày và 2 “cánh tay” của kháng nguyên H trở thành tiên mao uốn lượn.

Sinh Bệnh Học
Những vi khuẩn trong chương này gây ra 2 loại bệnh lý sau đây:
1) Tiêu chảy có hoặc không có xâm nhiễm hệ thống (systemic invasion)
2) Gây các loại nhiễm khuẩn khác nhau bao gồm nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm phổi, du khuẩn huyết (bacteremia) và nhiễm khuẩn huyết, đặc biệt là trên những bệnh nhân nhập viện vì suy nhược

Tiêu Chảy
Một khái niệm hữu ích để hiểu về tiêu chảy được gây ra bởi các vi khuẩn đường ruột này đó chính là biểu hiện lâm sàng khác nhau dựa trên “độ sâu” của quá trình xâm nhiễm ở đường ruột:
1) Không xâm nhiễm vào trong tế bào: Vi khuẩn liên kết với các tế bào biểu mô đường ruột nhưng không xâm nhập vào bên trong tế bào. Tiêu chảy được gây ra bởi sự giải phóng các nội độc tố (còn được gọi là độc tố ruột trong đường tiêu), nó gây ra sự mất nước và các chất điện giải từ các tế bào biểu mô đường ruột hoặc tế bào biểu mô đã chết. Tiêu chảy toàn nước không kèm các triệu chứng hệ thống (như là sốt) như là một thường lệ của bệnh nhiễm khuẩn. Vi khuẩn Enterotoxigenic Escherichia coli (ETEC) và Vibrio cholera là những ví dụ cho trường hợp này.
2) Xâm nhiễm vào trong các tế bào biểu mô ruột: Vi khuẩn có các yếu tố độc lực cho phép chúng liên kết và xâm nhiễm vào bên trong các tế bào. Những độc tố được giải phóng ra gây phá hủy các tế bào. Sự xâm nhiễm vào bên rong tế bào đã gây nên đáp ứng của hệ thống miễn dịch bằng việc các tế bào bạch cầu thâm nhập vào vùng bị tổn thương (có bạch cầu trong phân), kết  quả là gây nên cơn sốt. Các tế bào bị chết làm cho tế bào máu rò rỉ vào trong đường tiêu hóa và dính vào trong phân. Ví dụ: Enteroinvasive Escherichia coli (EIEC), Shigella và Salmonell enteritidis.
3) Xâm nhiễm vào các hạch bạch huyết và mạch máu: Cùng với việc đau bụng và tiêu chảy ra phân có tế bào bạch cầu và hồng cầu là sự nhiễm khuẩn ở sâu (deeper invasion) của vi khuẩn gây ra các triệu chứng toàn thân (systemic symptoms) như sốt, đau đầu và tăng số lượng bạch cầu. Sự nhiễm khuẩn ở sâu còn có thể gây ra phì đại hạch bạch huyết ở mạc treo ruột, du khuẩn huyết và nhiễm khuẩn huyết. Ví dụ: Salmonella typhi, Yersinia nterocolitica và Campylobacter jejuni.

Các Loại Nhiễm Khuẩn Khác
Vi khuẩn đường ruột là những “cư dân” sống bình thường và ôn hòa trong đường ruột của cơ thể người. Tuy nhiên, trong các bệnh viên hoặc nhà dưỡng lão thì vẫn có một vài chuyện không hay xảy đến đó là những vi khuẩn này dần trở nên đề kháng với kháng sinh và gây bệnh ở nhưỡng người bi suy nhược cơ thể. Chúng có thể xâm nhiễm vào bệnh nhân thông qua ống thông Foley đặt ở niệu đạo hoặc khi bệnh nhân hít phải chất nôn bị nhiễm khuẩn từ dạ dày. Vì sự nhiễm khuẩn này xảy ra ở bệnh viện, nên bạn sẽ thường được nghe họ mô tả đó là nhiễm khuẩn Gram âm mắc phải ở bệnh viện (hospital-acquired gram-negative). Ví dụ: Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, Enterobacter, Serratia và Pseudomonas aeruginosa.

ENTEROBACTERIACEAE

Escherichia coli
Escherichia coli thường cư trú trong ruột già mà không gây ra bệnh lý. Tuy nhiên, có một số lượng ADN đáng kể được trao đổi giữa các vi khuẩn đường ruột bằng cơ chế trao đổi thể plasmid liên hợp, biến đổi vi khuẩn tiềm tan (lysogenic) bởi các thể thực khuẩn ôn hòa và chèn trực tiếp transposon trung gian vào ADN (xem Chương 3). Khi Escherichia coli thu được độc lực theo cách này thì chúng có thể gây ra các bệnh lý:
Escherichia không gây bệnh lý + Các yếu tố độc lực = BỆNH LÝ

Các yếu tố độc lực bao gồm những thứ sau đây:
1) Sự bám dính niêm mạc (Mucosal interaction):
a) Bám vào niêm mạc bằng các nhung mao (pili).
b) Có khả năng xâm nhiễm vào bên trong các tế bào biểu mô ruột.
2) Sản xuất ra ngoại độc tố
a) Độc tố kém bền với nhiệt (LT) và độc tố bền với nhiệt (ST).
b) Độc tố giống Shiga (Shiga-like toxin).
3) Nội độc tố: Lipid A là một phần của lipopolysaccharid (LPS)
4) Thể liên kết với sắt (iron-biding siderophore): lấy sắt từ transferrin hoặc lactoferrin của con người.
Bệnh lý được gây ra bởi Escherichia coli khi có mặt các yếu tố độc lực bao gồm:
1) Tiêu chảy
2) Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
3) Viêm màng não ở trẻ sơ sinh
4) Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Gram âm, thưởng xảy ra ở bệnh nhân nhập viện vì suy nhược
Tiêu Chảy Do Escherichia coli (Escherichia coli Diarrhea)
Tiêu chảy do Escherichia coli có thể ảnh hưởng lên trẻ nhỏ hoặc người lớn, trong đó trẻ sơ sinh đặc biệt dễ bị tiêu chảy do Escherichia coli bởi vì khi đó, ở trẻ sơ sinh vẫn thường chưa phát triển tốt hệ thống miễn dịch. Nguyên nhân gây tử vong ở hầu hết trường bị tiêu chảy do nhiễm Escherichia coli là vì mất nước mà không được bù lại một lượng nước tương xứng cho cơ thể. Mỗi năm có khoảng 5 triệu trẻ em tử vong do bị nhiễm khuẩn này. Người lớn (kể cả trẻ em) ở các nước phát triển khi đi du lịch ở các nước kém phát triển cũng dễ bị tiêu chảy do Escherichia coli, khi họ không phát triển được tính miễn dịch đặc hiệu với Escherichia coli từ khi còn nhỏ. Chứng tiêu chảy du lịch (travelers’ diarrhea) còn được gọi bằng cái tên đó là sự trả thù của Montezuma (Montezuma’s revenge) sau khi thủ lĩnh Aztec bị chết dưới bàn tay của nhà thám hiểm người Tây Ban Nha, Cortez, khi ông chinh phục đế chế Aztec.
Mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy do Escherichia coli phụ vào các yếu tố độc lực mà Escherichia coli có được. Chúng ta sẽ thảo luận về 3 nhóm Escherichia coli gây ra bệnh tiêu chảy. Tên của từng nhóm được đặt dựa vào các yếu tố độc lực của chúng và sự khác nhau trong bệnh lý tiêu chảy mà chúng gây ra.
1) Enterotoxigenic Escherichia coli (ETEC): Đây là Escherichia coli gây ra tiêu chảy du lịch, chúng có nhung mao giúp liên kết với các tế bào biểu mô ruột, tại đó chúng giải phóng ra ngoại độc tố tương tự như ngoại độc tố tả được trình bày trước. Các độc tố này là độc tố kém bền với nhiệt (heat labile toxin – LT), giống như độc tố tả, và độc tố bền với nhiệt (heat stable toxin – ST). Đó là những ngoại độc tố gây ức chế tái hấp thu Na+ và Cl- và kích thích tiết Cl- và HCO3- vào trong lòng ruột. Nước bị kéo theo sự áp suất thẩm thấu của các ion đó. Từ đó gây nên cơn tiêu chảy nghiêm trọng gây mất tới 20 lít dịch trong một ngày!!! Phân giống như nước gạo – giống như trong bệnh tả.
2) Enterohemorrhagic Escherichia coli (EHEC): Là những Escherichia coli cũng có yếu tố xâm nhiễm nhung mao như ở nhóm ETEC nhưng khác ở chỗ là chúng tiết ra độc tố giống Shiga (Shiga-like toxin) rất mạnh (còn được gọi là verotoxin), chúng có cơ chế tác dụng tương tự như là độc tố của Shigella. Cả hai đều gây ức chế tổng hợp protein bằng cách gây ức chế ribosom 60S dẫn đến việc làm chết các tế bào biểu mô ruột. Bệnh nhân tiêu chảy ra máu (xuất huyết – hemorrhagic) kèm theo đau bụng dữ dội, và điều này được gọi là viêm loét đại tràng xuất huyết (hemorrhagic colitis). Hội chứng tan huyết – urê huyết (HUS – Hemolytic uremic syndrome) gồm thiếu máu (anemia), giảm số lượng tiểu cầu (thrombocytopenia) và suy thận (do urê huyết), đây là một hội chứng được gây ra bởi chủng EHEC, gọi là Escherichia coli 0157:H7. Rất nhiều vụ dịch đã xảy ra thứ phát khi bị nhiễm khuẩn từ thịt bánh hamburger tại chuỗi các cửa hàng thức ăn nhanh, điều đó cho thấy rằng gia súc có thể là một “ổ chứa” EHEC.
3) Enteroinvasive Escherichia coli (EIEC): Các bệnh lý do nhóm Escherichia coli này gây ra cũng tương tự như ở Shigella. Thực tế là thể plasmid mã hóa cho các yếu tố độc lực chính đã được chia sẽ giữa Shigella và Escherichia coli. Thể plasmid này cung cấp cho vi khuẩn này khả năng xâm nhiễm vào các tế bào biểu mô. EIEC còn giải phóng ra một lượn nhỏ độc tố giống như độc tố của Shigella. Cơ thể vật chủ cố gắng đáp trả lại sự xâm nhiễm của vi khuẩn dẫn đến sự đáp ứng kích thích viêm qua miễn dịch trung gian bằng cơn sốt. Trong khi các tế bào bạch cầu xâm nhập vào thành ruột, điều đó giải thích tại sao khi tiêu chảy ra máu lại có kèm theo tế bào bạch cầu. Giống như trong nhiễm khuẩn Shigella (like shigellosis)!
9.2. Vibrio cholera, Escherichia coli và Shigella dysenteriae đều đang nắm tay nhau. Escherichia coli có thể gây bệnh tiêu chảy khó phân biệt được với tiêu chảy do nhiễm khuẩn Shigella và bệnh tả (cholera). Bức tranh tổng thể ở đây ý muốn nói đến việc đó là sự khác nhau trong bệnh tiêu chảy được gây ra giữa Escherichia coli và
các loài vi khuẩn đường ruột khác dựa vào sự thu nhận yếu tố độc lực từ thể plasmid và sự chia sẽ các yếu tố được hoạt hóa này giữa các vi khuẩn với nhau. Cho nên tiêu chảy do nhiễm Escherichia coli có thể trông giống bệnh tả (phân có màu nước vo gạo) hoặc giống tiêu chảy do nhiễm khuẩn Shigella (tiêu chảy kèm máu và tế bào bạch cầu).


Nhiễm Khuẩn Đường Tiết Niệu Do Nhiễm Escherichia coli (UTIs) (Escherichia coli Urinary Tract Infections)
Khi thu được một yếu tố độc lực nhung mao thì khi đó chúng cho phép Escherichia coli lan tới đường tiết niệu và gây ra sự nhiễm khuẩn ở bàng quang (viêm bàng quang) và đôi khi chúng lây lan xa hơn để gây nhiễm khuẩn lên thận (viêm thận bể thận). Escherichia coli là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh lý thường xảy ra ở phụ nữ và ở bệnh nhân được đặt ống thông niệu đạo. Các triệu chứng bao gồm cảm giác nóng rát khi đi tiểu  khó), phải đi tiểu nhiều lần (tiểu dắt), có cảm giác đầy bàng quang. Khi nuôi cấy mẫu nước tiểu mà có hơn 100,000 vi khuẩn thì có thể chắc chắn rằng đó là nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Viêm Màng Não Do Escherichia coli (Escherichia coli Meningitis)
Escherichia coli là một nguyên nhân thường gặp gây nên viêm màng não ở trẻ sơ sinh (đứng đầu là Streptococcus nhóm B). Trong những tháng đầu tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với vi khuẩn này.
Nhiễm Khuẩn Huyết Do Escherichia coli (Escherichia coli Sepsis)
Escherichia coli cũng là một nguyên nhân thông thường trong nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Gram âm. Bệnh lý này thường xảy ra ở những bệnh nhân nhập viện vì bị suy nhược cơ thể. Trong sốc nhiễm khuẩn (xem Chương 2) do thành phần lipid A của LPS thường là nguyên nhân gây nên tử vong.
Viêm Phổi Do Escherichia coli (Escherichia Pneumonia)
Escherichia coli là một nguyên nhân thông thường gây nên bệnh lý viêm phổi bệnh viện (hospital-acquired pneumonia).Klebsiella pneumoniae Đây là vi khuẩn có vỏ nang (encapsulated) (là kháng nguyên O) nhưng không di động (không có kháng nguyên H). Klebsiella pneumoniae thường trôi nổi trong các bệnh viện, gây ra nhiễm khuẩn huyết (đứng thứ 2 trong các nguyên nhân thường gặp, sau Escherichia coli). Nó cũng gây ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở những bệnh nhân đặt ống thông tiểu Foley. Đặc trưng ở những bệnh nhân nội trú và người nghiện rượu (bệnh nhân bị suy nhược) khi bị viêm phổi do mắc Klebsiella pneumoniae đó là có máu ở trong đờm (bloody sputum) trong khoảng 50% các trường hợp. Đây là một loại viêm phổi cấp tính và thường gây phá hủy các nhu mô phổi, tạo ra các hang phổi. Ho ra đờm dày dính có màu đỏ như thạch quả mâm xôi là triệu chứng điển hình trong viêm phổi do nhiễm Klebsiella pneumoniae, đó là màu của kháng nguyên O. Tỷ lệ tử vong trong bệnh lý nào khá cao mặc dù đã được điều trị bằng kháng sinh.
Proteus mirabilis
Là một vi khuẩn rất di động. Trong nuôi cấy, khi cho những vi khuẩn ở 1 vùng nhỏ thì nó sẽ không phát triển xung quanh vùng đó mà sẽ lan rộng nhanh chóng ra các vùng xung quanh khác.
Vi khuẩn này có khả năng phá vỡ cấu trúc của urê, vì thế còn được gọi là Proteus phân chia urê (urê-splitting Proteus). Có 3 chủng Proteus có các kháng nguyên tham gia phản ứng chéo với một vài Rickettsia (Chương 13, Mục 13.11). Chúng là OX-19, OX-2 và OX-K. Đây là một sự trùng hợp có tính ngẫu nhiên nhưng là một công cụ hữu ích về mặt lâm sàng để xác một người đã có phải đã nhiễm Rickettsia hay không. Huyết thanh được cho trộn lẫn với các chủng Proteus đó để xác định các kháng thể trong huyết thanh có phản ứng kháng nguyên của Proteus. Nếu như các kháng thể có xảy ra phản ứng thì điều này cho thấy rằng bệnh nhân đã bị nhiễm Rickettsia. Proteus là một nguyên nhân phổ biến khác gây ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu và nhiễm khuẩn mắc phải ở bệnh viện. Xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy nước tiểu bị nhiễm kiềm, nguyên nhân là do Proteus có khả năng phân hủy urê thành CO2 và NH3.
Enterobacter
Là một trực khuẩn Gram âm di động thuộc hệ vi khuẩn chí trong hệ đường ruột. Đôi khi nó có vai trò trong về các nhiễm khuẩn mắc phải ở bệnh viện.
Serratia
Serratia khá là được chú ý trên môi trường nuôi cấy vì chúng tiết ra chất có màu đỏ tươi. Nó có thể gây nên nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn vết thương hoặc viêm phổi.
Shigella
Có 4 chủng Shigella (dysenteriae, flexneri, boydii và sonnei) và tất cả chúng đều không di động được. Hãy nhìn lại bức ảnh Escherichia coli và Shigella đang cầm tay nhau (ở Mục 9.2) thì bạn sẽ thấy Shigella không hề có tiên mao. Shigella không lên men đường lactose và không giải phóng ra khí H2S. Đó là các đặc tính có thể được sử dụng để giúp phân biệt với Escherichia coli (lên men đường lactose) và Salmonella (không lên men đường lastose nhưng giải phóng ra khí H2S).
Con người chính là vật chủ của Shigella và thường là nguyên nhân gây ra chứng kiết lỵ ở trẻ em ở độ tuổi mầm non và người ở các viện dưỡng lão. Chúng thường lây lan thông qua đường phân-miệng (fecal-to-oral) qua nguồn nước đã bị nhiễm bẩn và đường qua đường tiếp xúc tay (hand-to-hand) (Các nhân viên y tế hãy đi rửa tay đi!). Shigella không bao giờ được xem là một phần của hệ vi khuẩn chí ở đường ruột! Vì chúng luôn là một tác nhân gây ra các bệnh lý. Shigella cũng tương tự như ở enteroinvasive Escherichia coli (EIEC) đó là chúng cũng có khả năng xâm nhập vào các tế bào biểu mô ruột và và giải phóng ra độc tố Shiga gây phá hủy tế bào và các tế bào bạch cầu cũng đến những vùng đó để gây nên đáp ứng viêm. Khi nội soi đại tràng có thể thấy các vết loét nông do các tế bào bị bong tróc ra. Bệnh nhân bắt đầu có những cơn sốt (không giống như ở ETEC và bệnh tả đó là do chúng không xâm nhiễm vào các tế bào biểu mô ruột và do đó không gây ra sốt), đau bụng và tiêu chảy. Tiêu chảy có thể ra các đốm máu đỏ tươi và mủ (các tế bào bạch cầu). Bệnh nhân bị tiêu chảy nguyên nhân chủ yếu là do độc tố Shigla đã gây ra sự viêm nhiễm ở đại tràng nên không thể tái hấp thu nước và các chất điện giải.

9.3. Hãy mường tượng Shazam Shigella (Shazam là một nhân vật trong truyện thanh khoa học viễn tưởng do Fawcett Comics sáng tạo ra) với thiết bị laze Shiga của hắn đang bắn vào các tế bào biểu mô ruột và gây phá vỡ cấu trúc ribosom 60S, làm chết các tế bào biểu mô này.


Shiga Toxin
Đây là một độc tố tương tự như ở EHEC và EIEC, và cơ chế của chúng là như nhau. Có một tiểu đơn vị A liên kết với 5 tiểu đơn vị B. Các tiểu đơn vị B (B trong từ Binding) gắn vào lớp màng vi nhung mao của đại tràng để giúp cho tiểu đơn vị A đi vào bên trong (A trong từ Action). Tiểu đơn vị A gây bất hoạt ribosom 60S, ức chế sự tổng hợp protein và tiêu diệt tế bào biểu mô ruột.
Salmonella
(“Salmon” – “Cá Hồi”) Salmonella là vi khuẩn không lên men lactose, di động (giống như một con cá hồi) và giải
phóng ra khí H2S. Bạn sẽ được nghe về kháng nguyên Vi của Salmonella. Đó là một loại vỏ polysaccharid bao xung quanh các kháng nguyên O có tác dụng bảo vệ vi khuẩn khỏi sự tấn công của kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên O. Chúng giống với kháng nguyên K, nhưng ở Salmonella thì tên của chúng là Vi (trong từ virulence) Trong khi có hơn 2000 kiểu huyết thanh Salmonella, thì gần đây tất cả các nhánh phụ của Salmonella có vai trò quan trọng về mặt lâm sàng đã được phân loại thành một chủng duy nhất, Salmonella cholerasuis. Mặc dù đây là sự nỗ lực để nhằm mục đích là đơn giản hóa bớt đi về mặt lâm sàng thì các kiểu huyết thanh của Salmonell vẫn thường được chia thành 3 nhóm: Salmonellatyphi, Salmonella cholerae-suis và Salmonella enteritidis. Điều này cũng không khó để mà nhớ, vì chúng được đặt tên theo các loại bệnh lý mà chúng gây ra. Salmonella khác so với các loài vi khuẩn đường ruột khác ở chỗ là chúng sống trong đường tiêu hóa của các loài động vật và gây nhiễm khuẩn cho con người thông qua thức ăn thức ăn hoặc nước bị nhiễm khuẩn từ chất thải của động vât.
9.4. Rất nhiều loài động vật có thể chứa Salmonella. (Trong bức tranh là một con cá hồi). Tại Mỹ, thậm chí đã từng có một đợt dịch bệnh nhiễm khuẩn Salmonella từ những con rùa nuôi nhà. Và đến ngày hôm nay thì tại Mỹ, nguyên nhân nhiễm Salmonella thông thường nhất là do ăn phải thịt gà và trứng chưa được nấu chín kỹ. Salmonella typhi là một trường hợp ngoại lệ là không lây nhiễm từ động vật sang (một loại bệnh lý nhiễm khuẩn của các loài động vật có thể lây lan sang cho con người).

Salmonella typhi chỉ lây truyền từ người sang người. Salmonella (cũng tương tự như ở Shigella) là không bao giờ được xem như là một phần của hệ vi khuẩn chí ở đường ruột! Vì nó thường xuyên gây ra bệnh lý và có thể gây ra 4 loại tình trạng bệnh lý ở con người là:
1) Sốt thương hàn nổi tiếng
2) Tình trạng mang mầm bệnh (carrier state)
3) Nhiễm khuẩn huyết
4) Viêm dạ dày-ruột (tiêu chảy)

Sốt Thương Hàn(Typhoid Fever)
Đây là loại bệnh lý do Salmonella typhi gây ra và còn được gọi là sốt đường ruột (enteric fever). Salmonella typhi có khả năng di chuyển hơn EIEC và Shigella. Sau khi xâm nhiễm vào các tế bào biểu mô ruột thì chúng xâm nhiễm đến các hạch bạch huyết khu vực (regional lymph nodes), cuối vùng là cư trú ở nhiều hệ thống cơ quan. Trong quá trình xâm nhiễm, các vi khuẩn bị thực bào bởi các bạch cầu đơn nhân (monocyte) và có thể tồn tại bên trong tế bào. Do đó, Salmonella typhi thuộc dạng ký sinh nội bào tùy ý (facultative intracellular parasite) (xem Mục 2.7).
9.5. Sốt thương hàn được gây ra bởi Salmonella typhi được mô tả với hình ảnh một con cá hồi (Salmo) bị sốt (nhiệt kế) và có nhiều đốm chấm nhỏ màu hồng ở vùng bụng của nó. Bệnh lý nhiễm khuẩn Salmonella bắt đầu khoảng từ 1 – 3 tuần, sau khi bị phơi nhiễm với vi khuẩn và các triệu chứng trong bệnh lý này bao gồm sốt, đau đầu, đau bụng toàn phát hoặc chỉ khu khú ở vùng 1/4 dưới phải (bên trên đoạn cuối hồi tràng), về mặt lâm sàng nó rất giống với viêm ruột thừa. Đây là một tình trạng viêm nhiễm có liên quan đến các cơ quan, lá lách có thể to ra và bệnh nhân có thể bị tiêu chảy và phát ban thoáng qua ở bụng với các đốm chấm nhỏ có màu hồng (hồng ban), thường chỉ thấy được các đốm này ở người có nước da sáng.

Để giúp chẩn đoán bệnh lý nhiễm khuẩn này thường thực hiện xét nghiệm nuôi cấy máu, phân hoặc nước tiểu. Ciprofloxacin hoặc Ceftriaxon thường là những loại kháng sinh thích hợp để điều trị.

Tình Trạng Mang Mầm Bệnh (Carrier State)
9.6. Một số bệnh nhân hồi phục sau khi bị sốt thương hàn thì lại trở thành “một nhà cung cấp” mạn tính vì họ “chứa chấp” vi khuẩn Salmonella typhi ở bên trong túi mật và liên tục đào thải vi khuẩn ra bên ngoài. Những người này không bị viêm nhiễm và cũng không có bất kỳ triệu chứng bệnh lý nào. Một ví dụ điển hình cho trường hợp này là vào năm 1906, Mary Mallon (còn được biết với cái tên Typhoid Mary, là một người nhập cư gốc Ailen) làm công việc đầu bếp và đã lây bệnh cho hàng chục người ở thành phố New York. (nhắc lại lần nữa – các nhân viên hãy rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh!). Một số người mang mầm bệnh đã yêu cầu là phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật của họ để điều trị dứt điểm khỏi căn bệnh này.

Nhiễm Khuẩn Huyết
9.7. Salmonella phát tán trong đường máu để gây nên nhiễm khuẩn ở phổi, não và xương. Sự xâm nhiễm có tính hệ thống này thường được gây ra bởi Salmonella choleraesuis và không có liên quan đến đường tiêu hóa. Liên hệ lâm sàng: Hãy nhớ rằng Salmonella được bao bằng lớp vỏ nang Vi. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tiêu diệt lớp vỏ nang của vi khuẩn bằng cách kháng thể sẽ thực hiện sự opsonin hóa (xem Mục 2.5), và khi đó các đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính từ lá lách (thuộc hệ võng nội mô) sẽ thực bào các vi khuẩn đã được opsonin hóa. Vì vậy, những bệnh nhân bị cắt mất lách do bị chấn thương hoặc trong bệnh lý hồng cầu hình liềm sẽ khó tiêu diệt các vi khuẩn có lớp vỏ nang và có khả năng dễ bị nhiễm khuẩn Salmonella hơn. Những bệnh nhân mắc chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm (sickle-cell anemia) thì đặc biệt nhất là rất dễ bị viêm tủy xương do nhiễm Salmonella (viêm xương). Việc điều trị bằng kháng sinh mạnh và kéo dài là việc cần thiết để điều trị viêm tủy xương do nhiễm Salmonella.
Tiêu Chảy
9.8. Tiêu chảy do nhiễm Salmonella là một loại bệnh lý rất phổ biến trong nhiễm khuẩn Salmonella và có thể được gây ra bởi bất cứ chủng nào trong hàng trăm chủng nontyphoidal Salmonella (Salmonella không gây thương hàn). Các triệu chứng bao gồm buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy toàn nước hoặc ít phổ biến hơn là kèm theo chất nhầy và máu. Sốt xảy ra trên khoảng nữa số bệnh nhân. Tiêu chảy được gây ra do độc tố giống bệnh tả (cholera-like toxin) không điển hình (tiêu chảy toàn nước) và đôi khi cũng do sự viêm nhiễm ở hồi tràng (tiêu chảy có chất nhầy).


Việc điều trị bệnh tiêu chảy thường chỉ là cho truyền dịch để bù đắp lại lượng nước và các chất điện giải, sử dụng kháng sinh không có tác dụng rút ngắn thời gian bệnh và làm kéo dài việc bài xuất các vi khuẩn ra ngoài theo phân gây phát tán bệnh cho những người khác. Tiêu chảy thường chỉ kéo dài khoảng 1 tuần hoặc ít hơn.
Yersinia enterocolitica
Đây là một trực khuẩn Gram âm di động khác, chúng có vai trò trong bệnh viêm dạ dày-ruột (gastroenteritis) cấp tính. Khi ta thấy từ entero (từ chỉ về đường ruột) là một phần trong cái tên của vi khuẩn Yersinia enterocolitica thì cũng lấy làm ngạc nhiên gì khi chúng là nguyên nhân gây nên bệnh lý viêm dạ dày-ruột cấp tính này. Chúng không thực sự là một vi khuẩn thuộc hệ vi khuẩn đường ruột nhưng vẫn được kể ra trong đây bởi vì chúng gây nên bệnh tiêu chảy. Vi khuẩn này có mối quan hệ gần gũi với Yersinia pestis, là vi khuẩn gây bệnh dịch hạch ở người. Giống như ở vi khuẩn Yersinia pestis thì động vật cũng là nguồn lây bệnh chủ yếu của Yersinia enterocolitica nhưng khác ở chỗ là Yersinia enterocolitica gây bệnh thông qua đường phânmiệng chứ không phải qua vết cắn của một con bọ chét.
Sau khi ăn phải các thức ăn bị nhiễm khuẩn, như là sữa từ động vật nuôi từ các hộ gia đình hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như sốt, đau bụng và tiêu chảy. Cơn đau bụng thường đau nhiều nhất ở vùng 1/4 dưới phải và do đó có thể nhầm lẫn là bệnh nhân bị cơn viêm ruột thừa. Khi nội soi kiểm tra ở đoạn cuối hồi tràng (ở 1/4 dưới phải vùng bụng) sẽ thấy có vết loét niêm mạc.
Bệnh lý do vi khuẩn này gây ra gồm có 2 cách thức:
1) Xâm nhiễm: Tương tự như ở Salmonella typhi thì Yersinia enterocolitica cũng có các yếu tố độc lực cho phép chúng bám vào thành ruột và xâm nhiễm toàn phát vào trong hệ thống các hạch bạch huyết và trong dòng máu. Hạch mạc treo ruột bị viêm và có thể tiến triển thành nhiễm khuẩn huyết.
2) Độc tố ruột: Vi khuẩn này có thể giải phóng ra độc tố ruột, độc tố này rất giống với độc tố ruột bền với nhiệt (heat-stable enterotoxin) của Escherichia coli và cũng gây bệnh tiêu chảy. Để giúp chẩn đoán được thì có thể thực hiện việc nuôi cấy vi khuẩn từ phân và máu của bệnh nhân để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị không làm thay đổi được quá trình viêm dạ dày-ruột, nhưng bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết thì phải cần được cho điều trị bằng kháng sinh. Mặc dù thực phẩm được cho đông lạnh có thể trừ khử được rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, tuy nhiên Yersinia enterocolitica vẫn có thể phát triển được ở trong môi trường lạnh.
Các thành viên khác của tộc Enterobacteriaceae mà bạn sẽ nghe được ở phòng vi sinh đó là Edwardsiella, Citrobacter, Hafnia và Providencia.

Advertisement

VIBRIONACEAE


Vibio cholera
9.9. Như bạn có thể thấy, Vibrio cholea là một trực khuẩn Gram âm có dạng uốn cong với một tiên mao nằm ở cực đỉnh. Bệnh tả (cholera) là bệnh lý tiêu chảy gây ra bởi Vibrio cholera. Vi khuẩn này lây truyền qua đường phân-miệng hay qua nguồn nước bị nhiễm bẩn. Những người sống ở Mỹ, nhất là những khách du lịch, và trẻ em sống ở trong vùng bản địa lưu hành dịch thì thuộc nhóm có nguy cơ bị nhiễm bệnh (người trưởng thành ở vùng bản địa lưu hành dịch đã được phát triển hệ thống miễn dịch). Gần đây các vụ dịch đang nổi lên thứ phát tại những nơi có hệ thống xử lý nước thải kém ở những quốc gia Nam Mỹ (400.000 trường hợp tại Mỹ Latinh vào năm 1991), và vào năm 1993 đã xảy ra trận lũ lụt làm cho nguồn nước uống bị nhiễm các chất thải ở Bangladesh. Vi khuẩn này sinh sôi bên trong đường ruột và gây ra các bệnh lý tương tự như là ETEC, nhưng nghiêm trọng hơn. Cũng giống như ở ETC, chúng không xâm nhiễm để gây tổn thương tế bào biểu mô ruột mà chúng chỉ bám vào các tế bào biểu mô để giải phóng ra độc tố gây ra bệnh tả, được gọi là độc tố tả (choleragen). Bệnh khởi đầu bằng cơn tiêu chảy đột ngột (được mô tả với hình ảnh điển hình là nhìn giống như nước vo gạo), trong trường hợp nặng có thể gây mất hơn 1 lít thể tích dịch trong một giờ. Nếu bệnh nhân bị mất nước đẳng trương mà không được bù dịch lại thì sẽ xảy ra trường hợp sốc do giảm thể tích, giống như ở ETEC Bệnh tả gây tử vong do mất nước !!!
Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như vật vã, lờ đờ, mắt trũng, độ dàn hồi da giảm (dấu hiệu Casper) khi bị mất nước nghiêm trọng.
Độc tố tả
Độc tố này có cơ chế tác động tương tự như độc tố LT của Escherichia coli (mặc dù độc tố tả được mã hóa bởi nhiễm sắc thể trong khi độc tố LT thì lại được truyền đạt qua thể plasmid). Có 1 tiểu đơn vị A (Action) liên két với 5 tiểu đơn vị B (Binding). Tiểu đơn vị B lại bám vào ganglioside GM1 ở bề mặt của tế bào biểu mô ruột, từ đó cho phép tiểu đơn vị A xâm nhập vào bên trong. Bên trong tế bào, tiểu đơn vị A hoạt hóa protein-G do đó chúng kích thích sự hoạt động của adenyl cyclase liên kết màng (membrane-bound adenyl cyclase) dẫn tới việc sản xuất ra AMPc. Kết quả là AMPc bên trong nội bào gây bài xuất tích cực Na và Cl cũng như là việc ức chế tái hấp thu Na và Cl. Nước, bicarbonat và kali cũng bị bài xuất theo NaCl vào lòng ruột do lực kéo của áp suất thẩm thấu.
Khi soi phân dưới kính hiển vi thường sẽ không thấy các tế bào bạch cầu nhưng có thể thấy các trực khuẩn có dạng uốn cong đang di chuyển rất nhanh. Việc cho bù lại lượng dịch và điện giải là một hành động thật sự rất cần thiết để cứu nguy và doxycyclin sẽ có tác dụng rút ngắn thời gian của bệnh.
Vibrio parahaemolyticus
Đây là một loại vi khuẩn thường sống ở những vùng biển và thường gây ra viêm dạ dày-ruột sau khi ăn phải hải sản không được nấu chín (sushi). Vi khuẩn này là nguyên nhân hàng đầu gây ra tiêu chảy ở Nhật Bản.
Campylobacter jejuni
(Vi khuẩn này cư trú (camp) ở vùng hỗng tràng (jejunum) và không có việc gì để làm ngoài việc là gây ra bệnh tiêu chảy!) Đây là sinh vật có vai trò rất quan trọng!!! Là một trực khuẩn Gram âm có hình dạng giống như Vibrio cholera (thân uốn cong và có một tiên mao ở đỉnh cực) và chúng thường bị cho vào lãng quên trong những cuốn sổ tay lâm sàng. Đừng để việc này xảy ra. Campylobacter jejuni, ETEC và Rotavirus là 3 nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý tiêu chảy trên toàn thế giới. Ước tính rằng chỉ riêng tại Mỹ, mỗi năm đã có khoảng hơn 2 triệu trường hợp bị tiêu chảy do Campylobacter jejuni gây ra. Đây là loại bệnh do động vật truyền sang, giống như hầu hết chủng của Salmonella (ngoại từ Salmonella typhi) như là từ những loài động vật hoang dã, gia cầm và gia súc qua. Kiểu lây
truyền bệnh thường là qua đường phân-miệng hoặc qua nguồn nước bị nhiễm bẩn, ngoài ra vi khuẩn còn được lây truyền khi uống phải nguồn sữa chưa được tiệt trùng. Như trong hầu hết bệnh tiêu chảy do các loại vi khuẩn khác gây ra thì trẻ em trên toàn thế giới vẫn luôn là đối tượng thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bệnh thường bắt đầu với tiền chứng sốt và đau đầu, sau đó khoảng nữa ngày là các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy phân lỏng kèm máu. Vi khuẩn này xâm nhiễm vào niêm mạc ruột non và lan truyền đến các hệ thống cơ quan giống như Salmonella typhi và Yersinia enterocolitica. Campylobacter jejuni cũng giải phóng ra độc tố LT tương tự như độc tố của Escherichia coli và một loại độc tố tế bào (cytotoxin) chưa được hiểu rõ, loại độc tố này gây phá hủy các tế bào niêm mạc. Vai trò của các loại độc tố này trong bệnh lý tiêu chảy do nhiễm Campylobacter jejuni đến nay vẫn được làm sáng tỏ.
Helicobacter pylori (trước đây được gọi là Campylobacter pylori)
Vi khuẩn này là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh loét tá tràng (duodenal ulcer) và bệnh viêm dạ dày mạn tính (chronic gastritis).(các sản phẩm của Aspirin được xếp hàng thứ 2). Nó là nguyên nhân phổ biến xếp thứ 2 gây nên loét dạ dày (gastric ulcer), xếp sau các sản phẩm
của Aspirin. Bằng chứng cho những điều này như sau:
1) Helicobacter pylori có thể được nuôi cấy từ các vết loét đó.
2) Việc nuôi cấy Helicobacter pylori trên những người tình nguyện đã gây ra sự hình thành của viêm và loét trên dạ dày.
3) Pepto-Bismol, có chứa hàm lượng muối bismuth, đã được cho sử dụng trong bệnh viêm dạ dày trong rất nhiều năm, cho thấy chúng có tác dụng ức chế sự phát triển của Helocobacter pylori.
4) Kháng sinh có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày và tá tràng: Nhiều nghiên cứu cho thấy việc điều trị bằng muối bismuth kết hợp với kháng sinh
Metronidazole, Ampicillin và/hoặc Tetracycline làm tiêu diệt Helicobacter pylori và kết quả là làm giảm đáng kể quá trình tái phát viêm loét ở dạ dày và cả ở tá tràng (Veldhuyzen van Zanten, 1994; Ransohoff, 1994; Sung, 1995).
9.10. Helocobacter pylori gây nên viêm loét dạ dày tá tràng. Hãy tưởng tượng vi khuẩn là một chiếc trực thăng đang
nâng một cái nắp đậy lên, tạo ra một vết loét có dạng như miệng núi lửa ở dạ dày và táng tràng. Nếu bạn đang ở trạng thái tâm lý căng thẳng thì cũng giống như việc vi khuẩn có dạng chiếc trực thăng Apache đang bắn những quả tên lửa vào vào dạ dày.

BACTEROIDACEAE
Chúng ta đã dành rất nhiều thời gian để bàn về các vi khuẩn đường ruột và điều này có thể sẽ khiến bạn ngạc nhiên khi được biết rằng là hơn 99% hệ sinh vật đường ruột của chúng ta lại chủ yếu là các trực khuẩn yếm khí bắt buộc Gram âm thuộc “đại gia đình” Bacteroidaceae. Miệng và âm đạo cũng là nơi cư trú của những trực khuẩn này.
Bacteroides fragilis
Đây là vi khuẩn đáng lưu tâm nhất trong một số vi khuẩn Gram âm không chứa lipid A ở trong lớp màng ngoài tế bào (KHÔNG có nội độc tố!). Tuy nhiên, nó lại không có lớp vỏ nang. Rồi bạn sẽ quen rất thuộc với Bacteroides fragilis khi học về phẫu thuật. Vi khuẩn này có tính độc lực thấp và thường sống khá ôn hòa bên trong đường ruột. Tuy nhiên, khi có một viên đạn đâm vào trong đường ruột, khi thực hiện phẫu thuật vào bên trong đường ruột, khi vỡ ruột thứ cấp do viêm (viêm ruột thừa) hay khi thiếu máu cục bộ. KHI ĐÓ vi khuẩn trôi dạt tới khoang phúc mạc (peritoneal cavity) để tạo nên ổ áp-xe. Bên trong ổ áp xe có chứa vi khuẩn, bạch cầu và các mô chết. Sốt và đôi khi đi kèm với sự lây lan gây nhiễm khuẩn toàn phát. Sự hình thành ổ áp-xe cũng được thấy ở những bệnh nhân thuộc sản phụ khoa. Áp xe còn có thể phát sinh ở bệnh nhân bị nhiễm khuẩn do phá thai, bệnh lý viêm vùng chậu (áp-xe phần phụ) hoặc sử dụng dụng cụ đặt tử cung (IUD) để tránh thai. Bacteroides fragilis hiếm khi diện diện ở vùng miệng, vì thế chúng hiếm khi gây bệnh lý viêm phổi do hít phải (aspiration pneumonias) Sau khi phẫu thuật bụng, các kháng sinh có phổ tác dụng lên vi khuẩn yếm khí được chỉ định chủ yếu là để phòng ngừa Bacteroides fragilis. Các loại kháng sinh này bao gồm clindamycin, metronidazole (Flagyl), chloramphenicol và nhiều loại khác (xem Chương 17, Mục 17.16). Nếucó hình thành ổ áp-xe thì nó phải được lấy ra bằng phẫu thuật. Bacteroides melaninogenicus

Vi khuẩn tạo ra chất sắc tố có màu đen khi được cho nuôi cấy trên môi trường thạch máu. Do đó, nó được đặt tên là melaninogenicus (chúg tôi dịch nôm na là “sự tạo sắc tố melanin”). Chúng sống ở vùng miệng, âm đạo và đường ruột và thường liên quan đến viêm phổi hoại tử do nhiễm vi khuẩn yếm khí (necrotizing anaerobic pneumonias) do hít phải nhiều dịch đờm dãi từ miệng (trong khi động kinh hoặc khi say rượu). Nó còn gây ra bệnh nha chu (periodontal disease).

Fusobacterium
Loại vi khuẩn này cũng giống như Bacteroides malaninogenicus, đó là nó cũng gây ra viêm phổi do hít phải và bệnh nha chu. Fusobacterium còn có thể gây áp-xe ở bụng và vùng chậu và gây viêm tai giữa.
CẦU KHUẨN GRAM DƯƠNG YẾM KHÍ
Peptostreptococcus (cầu khuẩn có dạng chuỗi hoặc dải) và Peptococcus (cầu khuẩn có dạng cụm) là những cầu khuẩn Gram dương yếm khí thuộc một phần của hệ vi khuẩn chí ở vùng miệng, âm hoặc hay đường ruột. Chúng lẫn lộn với các vi khuẩn khác trong ổ áp-xe và trong bệnh viêm phổi do hít phải. Các thành viên của nhóm Streptococcus viridans, đã được thảo luận ở Chương 4, sẽ được thảo luận ở đây bởi vì chúng là những vi khuẩn Gram dương, ưa vi khí (microaerophilic) và thường phát hiện chúng khi phân lập từ ổ áp-xe (thường lẫn lộn với các vi khuẩn yếm khí khác). Những vi khuẩn “ghét” khí oxy này có rất nhiều tên gọi (chẳng hạn như Streptococcus anginosus và Streptococcus milleri) và thuộc một phần hệ vi khuẩn chí đường tiêu hóa.

9.11. Bảng Tóm Tắt Họ Vi Khuẩn Đường Ruột
Trực Khuẩn Gram (-) Cư Trú Lây Truyền Chuyển Hóa Độc Lực Độc Tố Lâm Sàng Chẩn Đoán Điều Trị Yếu Tố Khác

Bài viết được dịch từ sách ” Clinical Microbiology made ridiculously simple “.

Giới thiệu Lac Thu

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …