Mổ xong có sống không bác sĩ ?
BS. Trần Văn Vũ
Không biết các bạn ở chuyên khoa ngoại khác có bị hỏi như ở khoa mình không
Câu hỏi này thực sự rất khó để trả lời. Khi đọc các loại chấn thương khác nhau sẽ ra các tỉ lệ khác nhau, thậm chí là từng bệnh lý ở các nguồn khác nhau sẽ có tỉ lệ khác nhau, chưa kể các chấn thương cơ quan khác hay bệnh lý phối hợp,các tổn thương muộn không có trên phim CT đầu tiên, (nhiều khi cảm thấy bị loạn số liệu)
Thay vào đó mình sẽ chọn câu trả lời cho bệnh nhân về tỉ lệ tử vong dựa vào hai thang điểm tiên lượng đối với chấn thương sọ não dựa trên phim CT là Rotterdam và Marshall.
– Đối với thang điểm Marshall : được dùng để phân loại chấn thương sọ não ( được công bố rộng rãi năm 1992) dựa vào các yếu tố: bất thường nội sọ, tăng áp lực nội sọ (thông qua sự lệch đường giữa và đè ép bể não nền), sự hiện diện của khối tổn thương và kế hoạch giải quyết khối choáng chổ. Đặc biệt bảng phân độ này có một nội dung quan trọng là đối với tổn thương choáng chổ đã được loại bỏ(mổ) thì tỉ lệ tử vong vẫn lên đến 30% (xấp xỉ 1/3 số bệnh nhân).
– Đối với thang điểm Rotterdam mang tính chấn tiên lượng hơn, đánh giá tỉ lệ tử vong trong vòng 6 tháng của một bệnh nhân chấn thương sọ não.
– Trong bài mình có đọc và tìm hiểu về cách để đo lệch đường giữa ( midline shiftshift ), đánh giá sự đè ép bể não nền theo mức độ, tính khối lượng khối choáng chổ trên CTscan.
– Một số bài báo mình lượm lặt được trên internet về 2 thang điểm này.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31286346/
(bạn nào muốn đọc các bài này thì có thể dùng sci-hub.tw để lấy bài)
(bạn nào muốn đọc các bài này thì có thể dùng sci-hub.tw để lấy bài)