WHO 2021: Dịch tễ học viêm gan B, C và tóm tắt nhanh chỉ định điều trị
Biên dịch: Bs Huỳnh Văn Trung- Nội tiêu hóa gan mật- TTNS&PTNS- Bệnh viện Tâm Anh TPHCM
1. Dịch tễ học viêm gan B và C:
• Viêm gan B: theo WHO 2019 ước tính # 296 triệu người nhiễm virus viêm gan B, chiếm 3.8% dân số thế giới. Trong đó Phi châu và châu Á Thái Bình Dương chiếm 67% tổng số trường hợp nhiễm virus viêm gan B. Năm 2015 tần suất viêm gan B ở những người nhiễm HIV # 7.6%, tương đương # 2.7 triệu người đồng nhiễm viêm gan B và HIV. Phần lớn những trường hợp viêm gan B hiện nay sinh ra trước khi vaccin viêm gan B được sử dụng rộng rãi, nhất là ở trẻ em
• Viêm gan C: WHO 2019 ước tính # 58 triệu người nhiễm viêm gan virus C trên toàn thế giới, chiếm # 0.75% dân số. Ở những người nhiễm HIV, đồng nhiễm viêm gan C chiếm # 2.3 triệu người.
• WHO 2019 ước tính # 1.1 triệu người tử vong liên quan viêm gan B&C chủ yếu do xơ gan và HCC.
2. Điều trị viêm gan B
• Điều trị viêm gan siêu vi B với tenofovir giúp giảm nguy cơ biến chứng như xơ gan, suy gan mất bù và HCC đăc biệt ở những người với bệnh gan tiến triển => giảm nguy cơ tử vong và bệnh tật
• WHO khuyến cáo, tất cả người trưởng thành, trẻ em, vị thành niên với viêm gan B mạn có bằng chứng lâm sàng xơ gan hoặc xơ gan mất bù => sẽ được điều trị virus B bất chấp nồng độ ALT, tình trạng HBeAg hoặc nồng độ virus HBV DNA (được phát hiện).
• Điều trị cũng sẽ được khuyến cáo ở người trưởng thành với viêm gan B mạn không có bằng chứng lâm sàng xơ gan nhưng bất thường ALT kéo dài và nồng độ virus cao (HBV DNA >20.000 IU/ml), bất chấp tình trạng HBeAg, đặc biệt ở người trên 30 tuổi.
• Ở những cơ sở y tế không xác định được nồng độ HBV DNA => điều trị cũng sẽ được xem xét nếu bất thường ALT kéo dài (loại trừ các nguyên nhân khác), bất chấp tình trạng HBeAg
• Tiếp tục theo dõi ở bệnh nhân viêm gan B mạn, đặc biệt ở những người chưa có chỉ định điều trị .
3. Điều trị viêm gan C mạn:
• Điều trị viêm gan C mạn với thuốc uống direct-acting antivirals (DAAs): nếu bệnh nhân đạt được đáp ứng virus kéo dài sau 12 tuần (SVR 12) => được gọi là “khỏi bệnh” => giảm 85% tỉ lệ HCC, giảm lần lượt 75% và 70% tỉ lệ tử vong do gan và do tất cả nguyên nhân ở bệnh nhân xơ gan, và bệnh nhân không xơ gan
• WHO khuyến cáo điều trị viêm gan C mạn ở tất cả bệnh nhân >=12 tuổi bất chấp giai đoạn bệnh, sử dụng thuốc DAA tác dụng ở tất cả genotype như (sofosbuvir/daclatasvir, sofosbuvir/velpatasvir, and glecaprevir/pibrentasvir)
• Thời gian điều trị thay đổi tùy thuộc bệnh nhân có hay không có xơ gan, SVR 12 đạt được >=90% bệnh nhân được điều trị với DAA
• Đồng nhiễm HIV không làm giảm hiệu quả của thuốc DAA đối với viêm gan C
Tác giả: BS. Huỳnh Trung
Nguồn: https://www.who.int/publications-detail…/9789240028395
Link bài viết fb: https://www.facebook.com/groups/ylamsang/permalink/1196410350804921/
Cảm ơn tác giả Huỳnh Trung đã chia sẻ nội dung này trên Diễn đàn Y khoa!