[Xét nghiệm 11] Antithrombine III (AT III) (Antithrombine III / Antithrombin III, AT-III, AT-III Activity, Heparin Cofactor)

Rate this post

I. Nhắc lại sinh lý

Trong quá trình cầm máu, thrombin kích hoạt sự hình thành fibrin từ fibrinogen. Sau đó fibrin hình thành một cục đông ổn định ở vị trí tổn thương. Antithrombin |, protein C và protein S là 3 chất ức chế sinh lý tự nhiên đối với quá trình đông máu

Antithrombine III là một globulin miễn dịch tự nhiên được tổng  hợp từ gan. Protein này là một đồng yếu tố (cofactor) có trong huyết tương cần thiết cho tác động của heparin. Nó có vai trò làm bất hoạt thronbin và một số yếu tố đông máu khác, vì vậy, ức chế quá trình đông máu. Protein C làm bất hoạt yếu tố VIIIa (proaccelerin) và yếu tố Villa (yếu tố chống bệnh ưa chảy máu A). Protein S làm tăng thêm hoạt tính của protein C, vì vậy nó có vai trò như một đồng yếu tố của protein C đã được hoạt hóa (Hình 1).

Tình trạng cân bằng thích hợp giữa thrombin và antithrombin III cho phép cơ thể bảo đảm quá trình cầm máu bình thường. Nếu cân bằng này bị rối loạn, nhiều vấn đề có thể nảy sinh (Vd: khi có tình trạng thiếu hụt antithrombin III bẩm sinh, quá trình cầm máu sẽ không được ức chế thỏa đáng. gây ra tình trạng tăng đồng do đó có nguy cơ gây huyết khối mạch (thrombosis).

II. Mục đích và chỉ định xét nghiệm 

Để phát hiện các khiếm khuyết bẩm sinh gây hội chứng tăng đông (thrombophilic syndrome) là nguyên nhân gây tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu hay nông và tình trạng tắc mạch phổi.

Để có thêm thông tin giúp xác định tiên lượng tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch do nồng độ AT-III bị giảm đi rõ rệt ở các trường hợp bị đông máu rải rác trong lòng mạch nặng.

III. Cách lấy bệnh phẩm 

  • Xét nghiệm được thực hiện trên huyết tương. 
  • Không nhất thiết yêu cầu BN cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm XN.
  • Ông chứa chất chống động citrat 3,8% (1 thể tích citrat cho 9 thể tích máu).
  • Sau khi lấy máu, đặt bệnh phẩm vào đá lạnh và vận chuyển ngay tới phòng XN
  1. Lấy đủ thể tích máu vào ống nghiệm để đảm bảo tỷ lệ máu/ chất chống đông (lấy không đủ thể tích máu có thể gây thừa chất chống đông và làm sai lệch kết quả).
  2. Lắc ống nghiệm nhiều lần một cách thận trọng để trộn citrat hành xét nghiệm được).

IV. Giá trị bình thường 

– Theo phần trăm của giá trị bình thường:

  • Trẻ đẻ non: 26 – 61 %
  • Trẻ đẻ đang tháng: 44 – 76%.
  • Sau 6 tháng tuổi: 80 – 120%. 

– Theo mg/L: 220 – 390 mg/L.

Tăng nồng độ antithrombin III 

Nguyên nhân chính thường gặp là: Thiếu hụt vitamin K.

Giảm nồng độ antithrombin III 

Các nguyên nhân chinh thường gặp là: 

– Xơ gan. 

– Thiếu hụt antithrombin III bẩm sinh.

– Huyết khối tĩnh mạch sâu. 

– Đông máu rải rác trong lòng mạch. 

– Tình trạng tăng động. 

– Có thai những tháng cuối / giai đoạn ngay sau sinh. 

– Ghép gan. 

– Suy dinh dưỡng. 

– Hội chứng thận hư

– Giai đoạn sau mổ.

– Nhiễm trùng huyết.

V. Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

– Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu và khi có tình trạng tăng lipid máu có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm. 

– Hình thành cục đông trong bệnh phẩm, lấy không đủ thể tích máu xét nghiệm, tăng lipid máu nặng, tình trạng hoàng đảm (vàng da) có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm.

– Các thuốc có thể làm tăng nồng độ AT-III là: Các steroid làm tăng chuyển hóa, androgen, thuốc ngừa thai uống có chứa progesteron, warfarin. 

– Các thuốc có thể làm giảm nồng độ AT-III là: Thuốc ngừa thai có chứa estrogen, thuốc tiêu fibrin, heparin, L – asparaginase. 

– Antithrombin không bị tác động khi có thiếu hụt vitamin K hoặc khi dùng thuốc kháng vitamin K. 

– Kết quả xét nghiệm antithrombin III bị tác động khi bệnh nhân dùng thuốc ức chế thrombin như hirudin, argatroban và các thuốc chống thrombin thế hệ mới hơn.

VI. Lợi ích của xét nghiệm định lượng antithronbin III máu 

  1. Xét nghiệm hữu ích để đánh giá mức độ nặng của tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch. AT III giảm song hành với mức độ gia tăng nặng của hội chứng.
  2. Để phát hiện các khiếm khuyết bẩm sinh hiếm gặp) là nguyên nhân gây ra các huyết khối tĩnh mạch sâu và tình trạng tắc mạch phổi: BN bị thiếu hụt bẩm sinh antithrombin III có hàm lượng protein này <50% giá trị bình thường. 
    Advertisement
  3. Để đánh giá mức độ nặng của một bệnh lý gan: Do được gan tổng hợp, nồng độ antithrombin III sẽ giảm xuống trong trường hợp suy gan man 
  4. Để theo dõi BN bị bệnh lơ xê mi được điều trị bằng L-asparaginase. 
  5. Nồng độ antithrombin III cũng bị giảm (khoảng 10%trong thời gian dùng hormon thay thế (estroprogestative), BN đang được điều trị bằng heparin và BN có hội chứng thận hư.

VII. Các hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên y học bằng chứng 

Không khuyến cáo điều trị hormon thay thế cho các phụ nữ không có tiền sử bị huyết khối tắc mạch nguồn gốc tĩnh mạch (venous thromboembolism), song có tình trạng thiếu hụt antithrombin bẩm sinh được phát hiện qua XN sàng lọc.

VIII. Các cảnh báo lâm sàng

Ở người lớn nồng độ antithrombin III từ 50 -70% cho thấy bệnh nhân  bắt đầu có nguy cơ bị huyết khối ở mức độ vừa, nồng độ < 50% gợi ý có nguy cơ bị huyết khối rõ rệt.

 

Nguồn: “Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng” – do PGS.TS Nguyễn Đạt Anh và Dược sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hương biên soạn

Xem tất cả xét nghiệm tại: http://ykhoa.org/category/khoa-hoc/khoa-hoc-can-lam-sang/xet-nghiem/

Giới thiệu tranphuong

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …