[Xét nghiệm 22] C-PEPTID (Peptide C/ Connecting Peptide, Insulin C-peptide, Human C-peptide)

Rate this post

Nhắc lại sinh lý

C-peptid (peptide de connection) là một chuỗi 31 acid amin với trọng lượng phân tử vào khoảng 3020 daltons để kết nối các chuỗi A và B của insulin trong phân tử proinsulin (Hình 1). C-peptid (một polypeptid bất hoạt) có nguồn gốc từ các tế bào bêta của tụy đảo như một sản phẩm phụ của của quá trình cắt proinsulin thành thành insulin ở các tế bào bêta của tụy. Trong quá trình chuyển đổi này insulin và peptid C được giải phóng với hàm lượng tương đương vào tuần hoàn cửa, vì vậy nồng độ C-peptid có mối tương quan với nồng độ insulin nội sinh và không bị tác động do dùng insulin ngoại sinh (không chúa C-peptid).

Trong một giới hạn nhất định, nồng độ C-peptid có thể được sử dụng như một chỉ số có giá trị đề đáng giá tình trạng tiết insulin nội sinh. Vì vậy, CÓ thổ dự kiến sẽ thấy có nồng độ C-peptid thấp khi bài xuất insulin suy giảm (như trong bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin) hoặc bị ức chế (như một đáp ứng bình thường khi bệnh nhân dùng insulin ngoại sinh), trái lại nồng độ C-peptid có thể tăng cao có thể xảy ra khi có tăng hoạt động của các tế bào bêta của tụy đào (như được gặp trong u tế bào tiết insulin [insulinimal).

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

-Để đánh giá hoạt động chức năng của các tế bào bêta đảo tụy, nhất là ở các BN bị ĐTĐ được điều trị bằng insulin.

-Để ước tính nồng độ insulin khi có sự hiện diện của các kháng thể kháng insulin ngoại sinh (nhất là khi dùng các insulin ngoại sinh không thuộc loại tái tổ hợp).

-Để chẩn đoán các trường hợp hạ đường huyết giả tạo do dùng lén insulin (nồng độ insulin huyết thanh tăng cao song nồng độ Cpeptid thấp không tương ứng).

Cách lấy bệnh phẩm

-XN được thực hiện trên huyết thanh. Yêu cầu BN nhịn ăn 8 – 10h trước khi lấy máu XN.

-Do XN định lượng đơn độc C-peptid ít có giá trị. C-peptid có thể được định lượng:

  • Sau một kích thích sinh lý: Lấy máu định lượng C-peptid lúc đói và sau một bữa điểm tâm 90 – 120 phút.
  • Sau một kích thích bằng thuốc: Lấy máu định lượng Cpeptid trước và sau khi tiêm 1 mg glucagon để đánh giá khả năng bài xuất insulin nội sinh tồn dư ở BN đái tháo đường.

Giá trị bình thường

0,5 – 2,0 ng/mL hay 0,17 -0,67 mmol/L.

Tăng nồng độ C-peptid

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Các khối u tiết insulin (insulinoma).

-Khối u các tế bào đảo tụy (islet cell tumor).

-Đái tháo đường typ 2.

-Ghép tụy,

-Suy thận.

Giảm nồng độ C-peptid

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– ĐTĐ phụ thuộc insulin.

-Giảm đường huyết do quá liều insulin.

-Sau cắt tụy.

-Dùng insulin ngoại sinh không được thay thuốc chỉ định (Vd: hạ đường huyết giả tạo).

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

– Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả XN.

– Tình trạng suy thận do giảm bài xuất C-peptid sẽ gây tình trạng tăng giả tạo nồng độ C-peptid trong huyết tương.

– Các thuốc có thể làm tăng nồng độ C-peptid: Thuốc hạ đường huyết nhóm sulfonylureas.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng C-peptid

Đo nồng độ C-peptid là một XN hữu ích để:

-Xác định nồng độ insulin nội sinh (đánh giá khả năng tiết insulin nội sinh còn lại) ở các BN ĐTĐ được điều trị bằng insulin, do nồng độ C-peptid không bị tác động khi dùng insulin ngoại sinh.

Advertisement

-Xác định hạ đường huyết do bị tiêm insulin không nhằm mục đích điều trị (Vd: nhằm mục đích đầu độc) – hạ đường huyết giả tạo: Trong trường hợp này sẽ thấy nồng độ insulin máu tăng cao trong khi nồng độ C-peptid thấp.

-Để xác định sự hiện diện của một khối u tiết insulin (insulinoma): Được chỉ dẫn bằng sự gia tăng cả nồng độ insulin và nồng độ Cpeptid.

-Theo dõi sự tái phát của các khối u tiết insulin: Được chỉ dẫn bằng gia tăng nồng độ C-peptid.

Các cảnh báo lâm sàng

Nồng độ C-peptid có thể không tương ứng với nồng độ insulin nội sinh ở các BN bị béo phì hay có khối u tế bào đảo tụy.

Nguồn: “Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng” – do PGS.TS Nguyễn Đạt Anh và Dược sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hương biên soạn Xem tất cả xét nghiệm tại: http://ykhoa.org/category/khoa-hoc/khoa-hoc-can-lam-sang/xet-nghiem/

Giới thiệu Phan Trọng Hiếu

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …