[Xét nghiệm 31] Độ thanh thải Creatinin (CrCl) (Clairance de la Creatinine endogène / Creatine Clearance)

Rate this post

Nhắc lại sinh lý

Độ thanh thải (clearance) của một chất được thân thải bỏ là thể tích huyết tương được lọc sạch hoàn toàn chất này trong một đơn vị thời gian. Khi độ thanh thải của một chất nào đó càng cao khả năng lọc sạch đối với chất đó càng lớn. Creatinin chỉ duy nhất được thải bỏ khỏi cơ thể bằng cách lọc qua cầu thận vì vậy độ thanh thải của creatinin sẽ phản phản ánh khả năng lọc của cầu thận.

Có thể tính hệ số thanh thải (clearance) của creatinin:

1.Hoặc từ nồng độ creatinin trong nước tiểu (Ucreat), thể tích nước tiểu 24h (Vnước tiểu 24 giờ) và nồng độ creatinin trong máu (P creat) theo Công thức:

Bất tiện chính của phương pháp tính này là phải lấy nước tiểu 24h, việc thu góp nước tiểu này có thể bị sai nếu thiếu sự hợp tác của BN.

2. Hoặc tính toán từ nồng độ creatinin máu, tuổi và trọng lượng cơ thể của BN theo Công thức:

(Khi tính tới diện tích bề mặt cơ thể, cần phải nhận kết quả với 0,85 đối với BN nữ).

Một điều thấy rõ là phương pháp tính hệ số thanh thải của creatinin kể | trên để thực hiện và có thể được tiến hành tại nhà BN với ưu điểm nổi bật là tránh phải lấy nước đều 24h. Tuy nhiên, ước tính độ thanh thải creatinin bằng Công thức tính toán dựa trên nồng độ creatinin huyết thanh có thể không chính xác ở các BN CÓ tuổi quả cao, và người CỎ thể hình quá lớn, bị suy dinh dưỡng nặng hoặc béo phì, bị bệnh cơ vân, liệt hai chi dưới hoặc liệt tứ chi, chế độ ăn chay trường, khi chức năng thận thay đổi quá nhanh hoặc khi có thai.

Có thể phần giai đoạn các suy thận thành giai đoạn bắt đầu bị (CrCl là 40 mL/phút), giai đoạn nặng (avanches) (CrCl là 10 – 40 m/phút) và giai đoạn cuối (khỉ CCI < 10 mL/phút).

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

1. Để đánh giá chức năng thận, đặc biệt là chức năng lọc của cầu thận.

2. Để theo dõi hiệu quả của điều trị đối với bệnh thận.

Cách lấy bệnh phẩm

-Lấy bệnh phẩm nước tiểu 24h. Bắt đầu thu gom nước tiểu vào buổi sáng sau khi yêu cầu bệnh nhân đi tiểu hết bãi đầu tiên và bắt đầu ghi giờ thu nước tiểu. Thu gom nước tiêu tới ngay hôm sau vào đúng giờ ghi nhận bắt đầu gom nước tiểu ngày hôm trước. Cần yêu cầu bệnh nhân tiêu vào bộ thu nước tiểu trước mỗi lần đi ngoài.

-Khi dự định tiến hành test, cần yêu cầu bệnh nhân không được uống thuốc lợi tiểu. Uống đủ nước nếu không có chống chỉ định đặc biệt. Hạn chế uống trà, cà phê và gắng sức thể lực quá mức và cho chế độ ăn quá nhiều thịt trong 24h trước khi tiến hành test.

-Lấy 3 mL máu vào ống nghiệm tráng heparin giữa thời gian làm test và nện cách xa bữa ăn của bệnh nhân để xét nghiệm nồng độ creatin máu.

Giá trị bình thường

-Nam: 97 – 137 mL/phút.

-Nữ: 80 – 125 mL/phút.

-Giảm 6,5 mL/phút chỗ mỗi mức tăng thêm 10 tuổi khi BN> 30 tuổi,

Tăng độ thanh thải của creatinin.

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– To đầu chi hoặc chứng người khổng lồ.

– Hoại tử ống thận cấp.

-Chế độ dinh dưỡng chứa ít protein.

-Suy tim ứ huyết.

-Mất nước.

-Đái tháo đường.

-Gắng sức thể lực.

-Phơi nhiễm với các thuốc hoặc hóa chất độc với thận,

-Viêm tiểu cầu thận.

-Suy giáp trạng.

-Nhiễm trùng.

-Ung thư thận cả hai bên.

-Xơ hóa cầu thận (nephrosclerosis).

-Bệnh thận đa nang,

-Viêm thận bể thận.

-Vữa xơ động mạch hoặc hẹp động mạch thận.

-Bệnh thận,

-Huyết khối tĩnh mạch thận.

-Tình trạng sốc và giảm thể tích máu.

-Lao thận.

Giảm độ thanh thải của creatinin

Các nguyên nhân chính thường gặp là: .

-Viêm cầu thận cấp hoặc mạn tính

-Thiếu máu.

-Viêm thận-bể thận hai bên mạn tính.

-Cường giáp.

-Bệnh lơ xê mi.

-Các bệnh gây teo cơ, liệt cơ.

-Bệnh thận đa nang

-Sốc.

– Tắc nghẽn đường tiết niệu (Vd: do sỏi).

– Chế độ ăn chay trường.

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

-Một số chất (Vd: acid ascorbic) có thể gây tác dụng giao thoa với phản ứng đo mầu Jaffé.

-Có quá nhiều xêtôn trong nước tiểu có thể gây giảm giả tạo kết quả.

-Không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thu gom mẫu nước tiểu 24h có thể khiến nhận định kết quả không chính xác.

-Không bảo quản lạnh mẫu nước tiêu trong suốt thời gian thu gom nước tiểu có thể gây thoái giảng creatinin có trong nước tiểu và gây giảm gia tạo kết quả xét nghiệm.

-Các thuốc có thể làm tăng độ thanh thải creatin niệu là: enalapril, thuốc viên ngừa thai, prednison, và ramipril. -Các thuốc có thể làm giảm độ thanh thải creatinin niệu là: acid acetylsalicylic, amphotericin B, carbenoxolon, chlorthalidon, cimetidin, cisplasin, cyclosporin, guancydin, ibuprofen, indomethacin, mitomycin, oxyphenbutazon, paromomycin, probenecid (khi được dùng cùng với digoxin), và thiazid.

Lợi ích của xét nghiệm đo độ thanh creatinin

1. XN đặc biệt hữu ích để đánh giá chức năng cầu thận. Khi so sánh với phương pháp tham chiếu tính mức lọc cầu thận là đánh giá độ thanh thải của inulin, xét nghiệm đánh giá độ thanh thải creatinin nói chung được coi là có thể tin cậy được.

2. XN giúp theo dõi hiệu quả của điều trị đối với bệnh thận,

Các cảnh báo lâm sàng

Đo độ thanh thải creatinin giúp ước tính tốc độ lọc của cầu thận (glomerular filtration rate [GFR]) song thưởng ước tính cao hơn thực tế thông số này do creatinin được lọc qua cầu thận và được ổng lượn gần bãi xuất thêm.

Đo độ thanh thải creatinin cần luôn được cân nhắc thực hiện trong các trường hợp khi phương trình ước tính độ thanh thải creatinin dựa trên nồng độ creatinin huyết thanh được cho là không chính xác hoặc đối với các bệnh nhân có GFR được ước tính > 60 mL/phút/ 1,73m song bệnh cảnh lâm sàng lại yêu cầu có một giá trị đánh giá độ thanh thải chính xác hơn (Vd: ở các BN đang được đánh giá để hiển thận, đang điều trị bằng thuốc có độc tính đáng kể và được thải trừ qua thận như methotrexat liều cao, hoặc xem xét đưa bệnh nhân tham gia vào các quy trình nghiên cứu.)

 

Nguồn: “Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng” – do PGS.TS Nguyễn Đạt Anh và Dược sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hương biên soạn Xem tất cả xét nghiệm tại: http://ykhoa.org/category/khoa-hoc/khoa-hoc-can-lam-sang/xet-nghiem/

Advertisement

Giới thiệu Phan Trọng Hiếu

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …