[Xét nghiệm 53] Hemoglobin (Hb)

Rate this post

HEMOGLOBIN (Hb)

(Hemoglobine/ Hemoglobin [Hb])

 

NHẮC LẠI SINH LÝ

Hemoglobin (Hb) là một loại protein hô hấp của hồng cầu có TLPT 64000 dalton, được hình thành từ protein (các globin) và sắc tố (hem).

Globin bao gồm 4 chuỗi polypeptid kết hợp thành 2 cặp globin giống nhau. Có 4 loại globin là alpha, beta, gamma và delta. Mỗi phân tử globin gắn với một nhân hem.

Hem có cấu trúc porphyrin (protoporphyrin typ III) chứa một nguyên tử sắt hóa trị 2 ở trung tâm. Như vậy mỗi phân tử Hb chứ 4 phân tử sắt có khả năng gần 4 phân tử oxy. Vai trò của Hb là để gắn thuận nghịch với oxy và bảo đảm vận chuyển oxy từ phổi tới các mô.

Trong đời sống ở bào thai và ở trẻ sơ sinh, Hb được thấy dưới dạng Hb bào thai (HbF) bao gồm  2 chuỗi alpha và 2 chuỗi gamma. Trong 6 tháng đầu tiên, tỷ lệ Hb F giảm xuống dần để được thay thế chủ yếu bằng HbA gồm 2 chuỗi alpha và 2 chuỗi delta, sau này Hb F chỉ còn tồn tại dưới dạng vết.

Bằng cách định lượng nồng độ hemoglobin trong máu, người ta có thể xác định được khả năng mang oxy của máu. Cả giá trị hemoglobin máu cao hay thấp hơn bình thường đều nói lên có rối loạn cân bằng của tế bào  hồng cầu và có thể gợi ý một tình trạng bệnh lý. Ở BN với dịch nội môi nình thường, nồng độ hemoglobin máu bằng khoảng 1/3 giá trị hematocrit.

 

MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM

XN thường được sử dụng để chẩn đoán tình trạng thiếu máu, đa hồng cầu và để theo dõi đáp ứng điều trị đối với các tình trạng bệnh lý kể trên.

 

CÁCH LẤY BỆNH PHẨM

– XN được tiến hành trên máu toàn phần. Máu được chống đông bằng EDTA. Không nhất thiết yêu cầu BN phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm XN.

– Cũng có thể tiến hành định lượng nồng độ hemoglobin trên bệnh phẩm máu mao mạch (máu đầu ngón tay):

  • Sau khi chọc kim lấy máu đầu ngón tay, bỏ giọt máu đầu tiên đi.
  • Sử dụng ống mao mạch thu 0.5ml máu.
  • Không được nặn đầu chi khi lấy máu vì thao tác này làm cho bệnh phẩm bị lẫn thêm một lượng dịch của mô và có thể gây pha loãng bệnh phẩm.

– Trẻ sơ sinh: 14-19g/100mL hay 8.7-11.8mmol/L

– Trẻ nhỏ: 12-16g/100mL hay 7.4-9.9mmol/L

– Nữ: 12-16g/100mL hay 7.4-9.9mmol/L

– Nam: 13-18g/100mL hay 8.1-9.9mmol/L

– Phụ nữ mang thai: nồng độ hemoglobin máu giảm (do máu bị hòa loãng)

– Người già: nồng độ hemoglobin máu giảm nhẹ

 

TĂNG NỒNG ĐỘ HEMOGLOBIN

Các nguyên nhân chính thường gặp:

1. Hòa loãng máu:

  • Suy thận
  • Truyền dịch quá nhiều
  • Xơ gan
  • Hội chứng tiết ADh không thích hợp (SIADH)
  • Có thai (3 tháng cuối)

2. Các thiếu máu

– HC to:

  • Thiếu vitamin B12
  • Thiếu acid folic
  • Suy giáp
  • Rối loạn sinh tủy của người có tuổi

– HC nhỏ:

  • Thiếu sắt
  • Bệnh thiếu máu vùng biển hay Thalassemie
  • Thiếu máu nguyên bào sắt (anemie sideroblastique)

– HC bình thường:

  • Tan máu
  • Bệnh lý viêm mạn tính
  • Tổn thương tủy xương
  • Mất máu cấp tính

3. Ức chế tủy xương và các bệnh của máu:

  • Bệnh u lympho Hodgkin
  • Bệnh lơ xê mi
  • U lympho không phải Hodgkin
  • Đa u tủy xương

4. Các nguyên nhân khác:

  • Bệnh Addison
  • Suy dinh dưỡng
  • Van tim nhân tạo
  • Thấp tim
  • Viêm nội tâm mạc bán cấp do vi khuẩn
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

 

CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN LÀM THAY ĐỔI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM

  • Đặt garot quá lâu (>1 phút) khi lấy máu XN sẽ gây tình trạng cô đặc máu
  • Tình trạng tăng giả tạo có thể xảy ra khi có tình trạng tăng lipid máu và số lượng bạch cầu máu, mất nước nặng và nồng độ protein huyết tương tăng cao.
  • Các đối tượng sống ở vùng cao sẽ có tăng nồng độ hemoglobin máu
  • Người nghiện thuốc lá cũng sẽ có tăng nồng độ hemoglobin máu
  • Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu sẽ làm thay đổi kết quả XN
  • Các sai sót về kỹ thuật xét nghiệm (Vd: hòa loãng mẫu bệnh phẩm trong khi chuẩn bị mẫu xét nghiệm khi tiến hành XN kiểu thủ công hoặc tăng độ đục của mẫu bệnh phẩm do ly giải hồng cầu không thích hợp trong quá trình xử lý mẫu khi tiến hành XN bằng máy phân tích tự động sẽ gây tác động đến độ chính xác của kết quả
  • Các thuốc có thể làm tăng nồng độ hemoglobin máu là: gentamycin, methyldopa
  • Các thuốc có thể làm giảm nồng độ hemoglobin máu là: kháng sinh, thuốc điều trị ung thư, apresolin, aspirin, indomethacin, thuốc ức chế MAO, primaquin, sulfonamid

 

LỢI ÍCH CỦA XN ĐỊNH LƯỢNG NỒNG ĐỘ HEMOGLOBIN MÁU

  1. XN cho phép đánh giá mức độ nặng của một tình trạng thiếu máu: định lượng nồng độ hemoglobin máu thường được thực hiện đồng thời với đo hematocrit
  2. Hematocrit và nồng độ hemoglobin có thể được làm theo seri để đánh giá tình trạng mất mấu cũng như để đánh giá đáp ứng đối với điều trị tình trạng thiếu máu
  3. XN hữu ích trong chẩn đoán bệnh tăng HC (Nồng độ Hb > 18g/100mL)
  4. XN không thể thiếu trong:
  • Chẩn đoán một tình trạng suy nhược, khó thở, trống ngực hay đau vùng trước tim
  • Làm bilan trước mổ

 

CÁC HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN Y HỌC BẰNG CHỨNG

Hướng dẫn điều trị áp dụng trong thực hành lâm sàng về truyền máu cho một cuộc mổ được Hội Gây mê của Mỹ (American Society of Anesthesiologist) đề xuất năm 2006 khuyến cáo:

  • Để theo dõi các chỉ định truyền máu: cần định lượng nồng độ hemoglobin hay hematocrit khi có tình trạng mất máu đáng kể hay khi có bất kỳ một chỉ dẫn nào về tình trạng thiếu máu mô.
  • Nên truyền khối hồng cầu khi nồng độ hemoglobin thấp (tức là < 6g/dL ở một người trẻ tuổi và trước đó hoàn toàn khỏe mạnh), nhất là khi tình trạng thiếu máu xảy ra cấp tính. Truyền khối hồng cầu thường không cần thiết khi nồng độ hemoglobin máu > 10g/dL. Các khuyến các trên có thể thay đổi khi BN đang có tình trạng mất máu đang tiếp diễn.

Quyết định liệu một nồng độ hemoglobin máu trong khoảng 6-10 g/dL có cần phải truyền khối hồng cầu cho BN cần được dựa trên chỉ dẫn hiện có về tình trạng thiếu máu cục bộ tạng, tình trạng chảy máu có nguy cơ tiềm ẩn hay hiện đang tiếp diễn (tốc độ và mức độ), tình trạng thể tích trong lòng mạch của BN và các yếu tố nguy cơ của BN bị các biến chứng liên quan với tình trạng oxy hóa máu không thỏa đáng. Các yếu tố nguy cơ bao gồm tình trạng dự trữ tim phổi của bệnh nhân thấp và nhu cầu tiêu thụ oxy cao.

 

 

Nguồn: “Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng” – do PGS.TS Nguyễn Đạt Anh và Dược sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hương biên soạn.

Xem tất cả xét nghiệm tại:http://ykhoa.org/category/khoa-hoc/khoa-hoc-can-lam-sang/xet-nghiem/

Advertisement

Giới thiệu Lê Minh Thư

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …