[Xét nghiệm 56] Hormon chống bài niệu (ADH hay AVP) (Antidiuretic hormone (ADH], Arginine Vasopressin (AVP])

Rate this post

Nhắc lại sinh lý

Hormon chống bái niệu (Antidiuretic hormoon [ADH]), khởi thủy được biết như là vasopressin (hay arginine vasopressin), là một hormon được vùng dưới đồi sản xuất. Hormon này được trữ ở thùy sau tuyến yên và được giải phóng khi áp lực thẳm thấu máu thay đổi,

ADH điều hòa tình trạng thấm của các ống thận xa và các ống góp, và cô đặc nước tiêu của thận bằng cách tăng tái hấp thu nước. Cơ chế này được thực hiện trung gian qua các kênh vận chuyển nước xuyên tế bào (transcellular water channels) Còn được biết dưới tên aquaporin.

-Khi áp lực thẩm thấu máu tăng cao (màu bị cô đặc và lượng nước CÓ trong máu bị giảm đi) ADH sẽ được giải phóng. ADH làm tăng tỉnh thâm của các ông thận xa và ống góp và gây tăng hấp thu nước.

-Ngược lại, khi áp lực thẩm thấu máu thấp (có tình trạng thừa nước và huyết thanh bị hòa loãng) bài tiết ADH giảm đi và gây tăng bài xuất nước qua thận,

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

1. Để góp phần chẩn đoán một số tình trạng bệnh lý có thể gây bài xuất bất thường ADH (Vd: hội chứng tiết ADH không thích hợp (SIADH]).

2.Để góp phần chẩn đoán một số tình trạng bệnh lý gây mất bài xuất ADH hay gây mất đáp ứng thận đối với tác dụng của ADH (Vd: đái nhạt nguồn gốc trung ương và đái nhạt nguồn gốc thận).

3.Để chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt giữa đái tháo nhạt với tình trạng đái nhiều do căn nguyên thần kinh (psychogenic polyuria).

4. Để chẩn đoán phân biệt các trường hợp giảm natri máu.

Cách lấy bệnh phẩm

XN được tiến hành trên huyết tương.

Yêu cầu BN nhịn ăn 10 – 12h trước khi lấy máu XN, BN được yêu cầu tránh các hoạt động thể lực và bị stress trong thời gian XN, Lấy máu khi BN ở tư thế ngồi.

Mẫu bệnh phẩm sau khi lấy cần được bảo quản trong túi đá lạnh và được chuyển ngay tới phòng XN (không được để để trong điều kiện nhiệt độ phòng).

Giá trị bình thường (Xem thêm Bảng 1 để biết tác động của áp lực thẩm thấu huyết tương trên nồng độ ADH)

1,0 – 13,3 pg/mL hay 1,0 – 13.3 ng/L.

Tăng nồng độ ADH máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Đái nhạt do căn nguyên thận (nephrogenic diabetes insipidus): Có thể một phần hoặc hoàn toàn nồng độ ADH tăng cao và áp lực thẩm thấu máu thấp.

-Chứng uống nhiều tiên phát do căn nguyên tâm thần.

-Hội chứng tiết ADH không thích hợp (SIADH).

-Khối u tiết ADH lạc chỗ.

– Do một số thuốc (Vd: chlorpropamid, phenothiazin, tegretol).

Các nguyên nhân khác:

  • Chứng porphyria niệu cấp.
  • Bệnh Addison.
  • U não.
  •  Ung thư phế quản phổi.
  • Sốc.
  • Tình trạng chảy máu.
  • Viêm gan.
  •  Suy giáp.
  •  Giảm thể tích máu.
  •  Viêm phổi.
  •  Tình trạng stress.
  • Lao.

Giảm nồng độ ADH máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

-Đái nhạt nguồn gốc trung ương: Có thể một phần hoặc hoàn toàn.

– Chấn thương sọ não.

– Tăng thể tích máu.

-Khối u vùng dưới đồi.

-Ung thư di căn.

-Các thủ thuật ngoại thần kinh.

– Bệnh sarcoidose (sarcoidosis).

-Giang mai.

-Nhiễm trùng do virus.

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

-Mức bài xuất ADH cao hơn xẩy ra vào ban đêm, BN ở tư thế đứng,  trong tình trạng đau đớn, găng sức. Mức bải xuất ADH thấp hơn xẩy ra khi bệnh nhân ở tư thế nằm, tăng thể tích tuần hoàn và tăng huyết áp.

-Kết quả XN có thể thay đổi khi BN bị stress thực thể và tâm thần, đang được thông khi nhân tạo áp lực dương, sử dụng ống thủy tinh để lấy bệnh phẩm.

-Các thuốc có thể làm tăng nồng độ ADH là: Paracetamol, thuốc gây mê, barbiturat, carbamazepin, chlorothiazid, chlorpropamid, cyclophosphamid, estrogen, lithium, morphin, nicotin, oxytocin, vincristin.

-Các thuốc có thể làm giảm nồng độ ADH là: Rượu, phenytoin.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng nồng độ ADH

Xét nghiệm hữu ích trong chẩn đoán một số tình trạng bệnh lý gây bài xuất bất thường hay mất bài xuất ADH hay gây mất đáp ứng thận đối với tác dụng của ADH.

1. Trong bệnh đái tháo nhạt: Có thể gặp tình trạng tiết ADH không  đầy đủ hoặc do thận không đáp ứng với ADH một cách thỏa đáng. Các nguyên nhân của đái tháo nhạt bao gồm chấn thương sọ não, u não hay tình trạng viêm não, các thủ thuật ngoại thần kinh hay các bệnh lý thần tiên phát.

2.Trong hội chứng tiết ADH không thích hợp (SIADH): Có tinh trạng giải phóng liên tục ADH ngay cả khi áp lực thẩm thấu máu thấp. Hội chứng tiết ADH không thích hợp có thể gặp ở bệnh nhân có tế bào u sản xuất ADH lạc chỗ của phổi, tuyển ức, tụy, ruột non và đường tiết niệu, một số bệnh lý phổi hay khi có tình trạng stress quá mức.

Nguồn: “Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng” – do PGS.TS Nguyễn Đạt Anh và Dược sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hương biên soạn Xem tất cả xét nghiệm tại: http://ykhoa.org/category/khoa-hoc/khoa-hoc-can-lam-sang/xet-nghiem/

 

Advertisement

Giới thiệu Phan Trọng Hiếu

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …