[Xét nghiệm số 7] Alpha-fetoprotein (AFP) (Alphafoetoprotéine / Alpha-fetoprotein)

Rate this post

I. Nhắc lại sinh lý

Alpha-fetoprotein (AFP) là một glycoprotein bình thường được sản xuất trong khi có thai trong túi noãn hoàng (yolk sac) và gan của bào thai. Nếu thại phát triển bình thường, nồng độ AFP được tìm thấy trong huyết thanh của mẹ sẽ tăng lên, chỉ một lượng không đáng kể AFP vẫn còn lại trong dòng tuần hoàn sau sinh.

AFP cũng được coi như một chất chủ điểm (marker) u đối với một số loại ung thư (nhất là ung thư gan nguyên phát). Nồng độ AFP (hay G-FP) trong huyết thanh thường tăng cao ở các bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào gan (hepatocellular carcinoma [HCC]). Chất chỉ điểm u này cũng được tìm thấy ở một số bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn và buồng trứng do các tế bào ung thư được đặc trưng điển hình bằng các tế bào không được biết hỏa, vì vậy các tế bào này thường vẫn tiếp tục mang các chất chỉ điểm bề mặt (surface markers) tương tự như các chất chỉ điểm được tìm thấy ở bào thai. Khi nồng độ AFP càng cao, khả năng có ung thư càng lớn.

II. Mục đích và chỉ định xét nghiệm

1. Để chẩn đoán ung thư tế bào gan nguyên phát.

2. Để chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào mầm (germ cell carcinoma) không phải là tế bào mầm sinh dục.

3. Để sàng lọc các khuyết tật ống thần kinh (neural tube defects) của bào thai như tật nứt đốt sống (spina bifida) và quái thai không não (anencephaly).

4. Để theo dõi điều trị các bệnh nhân đang được điều trị ung thư (nhất là ung thư tế bào gan, u buồng trứng và tinh hoàn).

III. Cách lấy bệnh phẩm 

Xét nghiệm được thực hiện trên huyết thanh. Không nhất thiết yêu cầu BN cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm XN.

IV. Giá trị bình thường 

– Nam giới và phụ nữ không có thai: < 40 mg/L hay < 7,75 kg/L. 

– Phụ nữ đang có thai: Các phòng XN sẽ cung cấp các giá trị quy chiếu bình thường tùy theo tuổi thai.

Tăng nồng độ alpha-fetoprotein máu 

Các nguyên nhân chỉnh thường gặp là: 

– Ung thư tế bào gan tiên phát (primary hepatocellular carcinoma). 

– Các bệnh lý gan 

– mật lành tính:

  • Xơ gan mật.
  • Viêm gan cấp do virus, viêm gan mạn tiến triển. 

– Các ung thư đường tiêu hóa có kèm theo hay không kèm theo di căn gan:

  • Ung thư đại tràng. 
  • Ung thư dạ dày.
  • Ung thư tụy. 

– Các ung thư khác có thể gặp: 

  • Ung thư vú. 
  • Ung thư phổi. 
  • Ung thư thận. 
  • Ung thư tinh hoàn.
  • U quái ác tính (teratocarcinoma). 

– Suy thai (fetal distress). 

– Các khuyết tật ống thần kinh của thai (fetal neural tube defect). 

– Đa thai (multiple fetuses). 

– Các nguyên nhân khác: 

  • Dị tật bẩm sinh dãn mao mạch thất điều (ataxia telangiec tasia). 
  • Tăng nồng độ tyrosin máu di truyền (hereditary tyrosinemia).

Giảm nồng độ alpha – fetoprotein máu 

Các nguyên nhân chính thường gặp là: 

– Hội chứng Down. 

– Thai chết lưu.

V. Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm 

Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm.

VI. Lợi ích của XN định lượng alpha-fetoprotein máu

1. XN rất hữu ích trong chẩn đoán ung thư gan nguyên phát. Một nồng độ alpha-fetoprotein > 500 g/L khẳng định gần như chắc chắn BN bị ung thư gan. Chấp nhận một giá trị “điểm cắt” thấp hơn cho phép làm tăng độ nhạy nhưng làm giảm độ đặc hiệu trong chẩn đoán do có nhiều bệnh lý khối u đường tiêu hóa và ngoài đường tiêu hóa (Vd: u nguyên bảo võng mạc) và các tình trạng đi kèm với tái tạo tế bào gan (Vd: giai đoạn phục hồi sau viêm gan cấp, cắt một phần gan, viêm gan mạn…). Cũng có thể kết hợp với tăng nồng độ alpha-fetoprotein máu.

Một nghiên cứu bệnh-chứng đã đánh giá đặc trưng chẩn đoán của nồng độ AFP huyết thanh để sàng lọc tình trạng ung thư tế bào gan nguyên phát (HCC) ở các bệnh nhân bị bệnh gan mạn thuộc các loại khác nhau. Các độ nhạy và độ đặc hiệu sau được ghi nhận: 

– Khi chọn điểm cut-off của AFP là 16 mg/L: Độ nhạy đạt 62%, độ đặc hiệu đạt 89%). 

– Khi chọn điểm cut-off của AFP là 20 mg/L: Độ nhạy đạt 60%, độ đặc hiệu đạt 91%). 

– Khi chọn điểm cut-off của AFP là 100 mg/L: Độ nhạy đạt 31%, độ đặc hiệu đạt 99%).  – Khi chọn điểm cut-off của AFP là 200 mg/L: Độ nhạy đạt 22%, độ đặc hiệu đạt 99%).

2. Định lượng nồng độ alpha-fetoprotein cũng có thể được sử dụng để đánh giá đáp ứng với điều trị ung thư.

3. XN được sử dụng chủ yếu để sàng lọc sự hiện diện của các khuyết tật ống thần kinh bào thai:

– XN được làm trong khoảng thời gian từ tuần 15 đến tuần 20 khi mang thai, không giúp chẩn đoán một cách tuyệt đối đúng một khuyết tật khi sinh. Tuy nhiên, nếu thấy nồng độ alpha-fetoprotein tăng cao bất thường, cần phải làm các XN bổ sung khác (Vd: siêu âm thai và định lượng alpha-fetoprotein trong dịch ối). 

– Hiện tại, ở nhiều cơ sở điều trị, XN định lượng nồng độ alphafetoprotein khi có thai được kết hợp với định lượng nồng độ estriol và hCG (human chorionic gonadotropin). Bộ ba XN kết hợp này được biết với tên gọi “triple marker”. Đánh giá nồng độ của cả ba chất này giúp sàng lọc các khuyết tật ống thần kinh của bào thai (neural tube defects), hội chứng ba nhiễm sắc thể 18 (trisomy 18) và hội chứng Down (trisomy 21). Xác định chính xác tuổi thai là điều cốt lõi để bảo đảm kết quả XN chính xác, do nồng độ của các đánh giá tuổi thai là siêu âm thai. Nếu không thể thực hiện được phương pháp này, có thể tính tuổi thai dựa vào chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Phải nhấn mạnh là chỉ nên coi XN này (và cả “triple marker”) như một phương pháp sàng lọc, các kết quả XN âm tính

4. Để theo dõi điều trị các bệnh nhân đang được điều trị ung thư (nhất là ung thư tế bào gan, u buồng trứng và tinh hoàn):

– Định lượng nồng độ AFP trong huyết thanh kết hợp với theo dõi nồng độ hCG đã được coi như một phác đồ được phê chuẩn trong theo dõi các bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn không thuộc loại tế bào mầm sinh dục (nonseminomatous testicular cancer). 

– Theo dõi tốc độ thanh thải AFP khỏi huyết thanh của bệnh nhân sau điều trị là một chỉ số đánh giá hiệu quả điều trị. 

– Tốc độ phát triển của khối u ác tính tiến triển có thể được theo dõi bằng cách định lượng nồng độ AFP huyết thanh theo seris diễn biến

Advertisement
qua thời gian. 

VII. Các hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên y học bằng chứng

– Đánh giá nồng độ alpha-fetoprotein huyết thanh của mẹ là một XN sàng lọc hữu hiệu để phát hiện các khuyết tật ống thần kinh của bào thai và nên được khuyến cáo áp dụng cho tất cả các phụ nữ có thai. 

– Các phụ nữ có tăng nồng độ alpha-fetoprotein huyết thanh cần được chỉ định làm thêm các XN và khảm siêu âm chuyên khoa để đánh giá sâu hơn về nguy cơ bị các khuyết tật ống thần kinh của thai.

VIII. Các cảnh báo lâm sàng

– Khi nồng độ alpha-fetoprotein được thấy cao bất thường, cần chỉ định tiến hành các XN bổ sung (Vd: siêu âm thai và định lượng alpha-fetoprotein trong nước ối). 

– Đối với các phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ, nên bổ sung thêm acid folic (400 g/ngày) khi có thai, điều trị này giúp làm giảm nguy cơ đối với thai bị các khuyết tật ống thần kinh. 

– AFP không được khuyến cáo như một test sàng lọc chuẩn để phát hiện sớm ung thư trong quần thể người bình thường. Xét nghiệm này được chỉ định chủ yếu như một test hỗ trợ cho chẩn đoán và theo dõi các khối u sản xuất AFP. Chẩn đoán ung thư cần được khẳng định bằng các xét nghiệm hoặc các thủ thuật chuẩn hóa khác. 

– Nồng độ AFP trong huyết thanh không có mối tương quan chặt với các đặc điểm lâm sàng của ung thư tế bào gan nguyên phát, như kích thước u, giai đoạn bệnh và thậm chí tiên lượng. 

– Tăng nồng độ AFP đạt mức dương tính giả có thể xảy ra ở các bệnh nhân có khối u đường tiêu hóa hoặc bị tổn thương gan nặng (Ví dụ: xơ gan, viêm gan hoặc lạm dụng thuốc và rượu). 

– Khi giá trị AFP không trở lại mức bình thường sau khi đã phẫu thuật cắt bỏ u được 1 tháng gợi ý khối u vẫn còn tồn dư ở mức nào đó. Trái lại, tăng trở lại giá trị AFP sau khi đã thuyên giảm có thể gợi ý u tái phát; song các u khởi thủy sản xuất AFP có thể tái xuất hiện mà không thấy có tăng nồng độ AFP.

 

Nguồn: “Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng” – do PGS.TS Nguyễn Đạt Anh và Dược sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hương biên soạn

Xem tất cả xét nghiệm tại: http://ykhoa.org/category/khoa-hoc/khoa-hoc-can-lam-sang/xet-nghiem/

Giới thiệu tranphuong

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …