[2019-nCoV] Khẩu trang Y tế và N95 – đeo sao cho đúng?

Rate this post

Thị trường có 2 loại chính, loại khẩu trang y tế 3 lớp (Surgical mask) mà lớp ngoài màu xanh hay vàng. Loại nữa là N95, có hay không có van thở. Việc sử dụng khẩu trang gì thì tuỳ theo mục đích là gì, môi trường nào, râu nhiều hay ít, tuổi nào mà sử dụng.

N95 có nghĩa là lọc được 95% bụi mịn 0.3 micron trong không khí. Như vậy N95 lọc tốt hơn khẩu trang y tế, nhưng hãy đợi đấy.

Thứ hai là N95 phải đeo khít kín khuôn mặt thì mới đạt được hiệu quả mong muốn. Đây là lợi điểm cũng là khuyết điểm, trong khi khẩu trang y tế thì hai bên đều hở.

N95 phải đeo kín, nên trẻ con không dùng được vì mặt nhỏ, người râu nhiều cũng không đeo được, vì kín làm hơi khó thở nên người có bệnh phổi, bệnh tim mạch cũng không đeo lâu được, nên người ta mới làm thêm cái van để khắc phục nhược điểm này.

N95 giá thành mắc hơn nên đeo thường xuyên mỗi ngày sẽ làm chi phí cao hơn.

Chữ KÍN khi đeo N95 tuy nghe nhẹ nhàng nhưng không phải dễ.
Ở các bệnh viện ở Mỹ, khi vào làm việc hay đăng ký được vào khám chữa bệnh tại bệnh viện đó, người ta phải làm một cái thử nghiệm mang N95 đúng cách (fitting test).

Lần trước tôi làm test này, người ta đưa tôi một cái N95 đeo và sau đó xịt một thứ dung dịch có mùi khá nồng vào mặt tôi, hễ tôi còn ngửi được mùi đó là chưa đạt, phải chỉnh lại thanh kim loại ở mũi sao cho ôm kín sống mũi, chỉnh phần dưới cho ôm sát mặt, tới lần thứ 3-4 mới đạt.

Thử xong tôi đi về, vừa đi vừa nghĩ bụng, đeo 3-4 lần mới đạt, mỗi lần đeo một cái N95 lên không biết làm sao cho nó khít khao hoàn toàn như vừa thử nghiệm, thật là quá khó, nhất là dân mũi tẹt.

Nói như vậy để cho biết thật sự đeo N95 đúng cách rất khó, mà nếu đeo không đúng cách thì lại không khá hơn khẩu trang y tế là bao nhiêu.

Đeo N95 mà hát kaoraoke hay chạy việt dã được thì là đeo không đúng cách rồi.

ĐEO KHẨU TRANG CHỐNG Ô NHIỄM

Chống ô nhiễm, cụ thể hơn là chống bụi mịn vì bụi to thì đường hô hấp cản gần hết, nên dùng khẩu trang N95 thì mới có khả năng chặn bụi mịn. Khẩu trang thường không lọc được các hạt bụi cực nhỏ, chủ yếu là chống nắng và chống đen thôi chứ không chống bụi mịn bao nhiêu.

Khi đeo thì phải cố gắng đeo sát với khuôn mặt, không thì tác dụng lại không như ý muốn.

Trẻ con thì không thể đeo được nên phải dùng khẩu trang thường và hạn chế tiếp xúc không khí ô nhiễm.

ĐEO KHẨU TRANG NGỪA LÂY NHIỄM BỆNH.

N95 lọc tốt hơn khẩu trang y tế nên ngừa lây nhiễm tốt hơn, không hẳn vậy.

Kích thước virus nhỏ hơn khả năng lọc của hai loại nên đều có khả năng xuyên qua hai loại khẩu trang, tuy nhiên virus trong không khí thường không đi một mình mà nằm trong các hạt chất tiết li ti trong đàm nhớt, mà kích thước các hạt này lớn hơn, đều bị chặn lại bởi 2 loại.

Cho nên lợi thế về khả năng lọc của N95 không quá cao.

N95 kín hơn nên có thể giúp hạn chế hít các hạt nước chứa virus trong không khí, đúng, nhưng chỉ khi đeo N95 đúng cách và không có kẻ hở giữa khẩu trang và da mặt, nói dễ mà làm không dễ.

Chính vì hai nguyên nhân này mà khiến cho khả năng ngừa lây nhiễm bệnh của N95 chỉ tốt hơn kt y tế chút ít (10% và 20% trên nghiên cứu với virus cúm mùa).

Chỉ khi kết hợp với rửa tay thì khả năng ngừa bệnh mới tăng lên 30%

AI NÊN ĐEO KHẨU TRANG?

Tôi biết có người cho rằng chỉ có người bệnh mới cần đeo khẩu trang để hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh. Thật ra không phải vậy.

Người bệnh thì chắc chắn là cần đeo rồi vì mỗi lần ho hay hắt hơi là phát tán hàng chục ngàn con virus vào không khí, phải đeo khẩu trang hay ho có che chắn.

Còn người không bệnh nên đeo khẩu trang khi phải làm việc hay đi vào môi trường có nguy cơ nhiễm bệnh cao, khẩu trang giúp ngăn chặn các chất tiết như nước bọt bắn vào mặt hay vào không khí xung quanh khi người bệnh xung quanh ho khạc. Ai mà biết được ông ngồi kế bên đang có bệnh mà lại không đeo khẩu trang, ổng hắt hơi hay ho vào mặt là lãnh đủ.

Nguy cơ cao khi:

– Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh truyền nhiễm.
– Trong một môi trường có khả năng tiếp xúc virus gây bệnh qua đường hô hấp, vùng dịch vì nguy cơ gặp người bệnh xung quanh cao, nếu thật đang ở Vũ Hán thì lúc nào cũng có thể gặp người bệnh, mình còn không biết mình nữa là.
– Phải sống, sinh hoạt trong một không gian kín trong thời gian kéo dài như xe bus, máy bay.
– Đám đông trong vùng dịch.

Không có cái khẩu trang nào ngăn cản hoàn toàn mầm bệnh.

Nếu có thể thì tôi đeo N95 nhất là trong môi trường nguy cơ cao, nhưng nếu không có thì khẩu trang y tế vẫn tốt chán, nhớ kèm rửa tay thường xuyên. Không chuyện gì phải vật vã lo lắng.

Advertisement

Dù cho đeo loại nào đi nữa, cũng phải biết cách đeo sao cho đúng, không thôi còn tệ hơn là không đeo.

N95 chỉ đeo một ngày rồi bỏ, đừng tiếc tiền rồi đeo tới đeo lui lúc đó không phải ngừa bệnh mà là nuôi một đống vi trùng trong đó rồi hít đi hít lại.

Vậy đi nha, ô nhiễm không khí thì N95, dịch bệnh thì loại nào cũng được, vừa túi tiền mình thì cứ đeo.

 

Nguồn: bshungtruong

 

Các bài viết có cơ sở khoa học, trích dẫn tài liệu và nguồn tham khảo đầy đủ về Corona Virus.

1. Ai dễ nhiễm và tử vong do Corona Virus?
https://ykhoa.org/2019-ncov-ai-de-nhiem-va-tu-vong-do-coro…/

2. Phân tích các tin đồn liên quan đến 2019-nCoV
https://ykhoa.org/2019-ncov-cac-tin-don-lien-quan-den-2019…/

3. Những điều cần biết về Corona Virus và ngăn dịch bệnh phát triển
https://ykhoa.org/2019-ncov-nhung-dieu-can-biet-ve-corona-…/

4. Vài điều về CORONA VIRUS mà ai cũng cần biết
https://ykhoa.org/2019-ncov-vai-dieu-ve-corona-virus-ma-ai…/

5. Cúm Vũ Hán do Corona virus, chớ xem thường!
https://ykhoa.org/2019-ncov-cum-vu-han-do-corona-virus-cho…/

6. Ai dễ tử vong vì Corona virus?
https://ykhoa.org/2019-ncov-ai-de-tu-vong-vi-corona-virus/

7. Nhà Khoa Học Y Tế Cộng Đồng nói gì về dịch Virus Corona
https://ykhoa.org/2019-ncov-nha-khoa-hoc-y-te-cong-dong-no…/

8. Virus Corona và sự khủng hoảng niềm tin
https://ykhoa.org/2019-ncov-virus-corona-va-su-khung-hoang…/

9. Tìm được nguồn gốc Coronavirus
https://ykhoa.org/2019-ncov-tim-duoc-nguon-goc-coronavirus/

10. Đeo Khẩu Trang Nào Ngăn Ngừa Virus Corona
https://ykhoa.org/2019-ncov-deo-khau-trang-nao-ngan-ngua-v…/

11. Coronavirus một nguy cơ mới
https://ykhoa.org/coronavirus-mot-nguy-co-moi/

12. Khuyến cáo của WHO và Bộ Y Tế về phòng chống và bảo vệ chính mình trước Virus Corona
https://ykhoa.org/2019-ncov-khuyen-cao-cua-who-va-bo-y-te-…/

Đọc tất cả bài viết tại địa chỉ:
https://ykhoa.org/category/chuyen-de/corona/

Giới thiệu Chuyện ngành Y

Mang đến những thông tin và câu chuyện trong quá trình học tập và làm nghề Y

Check Also

Retatrutide liên quan đến điều chỉnh đường huyết và giảm cân hiệu quả trong đái tháo đường típ 2

Giới thiệu: Nghiên cứu ngẫu nhiên kiểm soát nhằm đánh giá sự an toàn và …