[Covid-19] Tốc độ mở rộng dịch

Rate this post

GS Trần Xuân Bách

☘️ Bài báo mới nhất trên NEJM phân tích 425 ca bệnh đầu tiên để ước tính các chỉ số dịch tễ của quá trình mở rộng dịch, giới hạn đến ngày 4/1 trước khi có các biện pháp can thiệp.
🐥 R0=2.2 (by 4/1) hay mỗi ca mắc có khả năng lây lan cho 2.2 người khác. Cần làm giảm R0 xuống dưới 1.
🐥 Tốc độ mở rộng dịch: 7.4 ngày tăng gấp đôi số ca lây nhiễm.


☘️ Điều đáng chú ý khi phiên giải R0 là nếu như các dịch trước đây ở giai đoạn đầu thì các chỉ số này khá đồng nhất theo địa bàn – hay mức độ lây lan từ người-sang-người giống nhau chứ ít bị điều kiện bên ngoài hay yếu tố thúc đẩy nào đó chi phối. (Nên các số liệu ước tính cho Corona rất cao vì họ áp dụng chung R0 của giai đoạn đầu của dịch – giai đoạn này khi bắt đầu khởi động hệ thống kiểm soát thì số ca ghi nhận tăng rất nhanh trong ngắn hạn).
Trong bản đồ số lượng người mắc theo từng điểm cho ta có niềm tin nhiều hơn là dịch tập trung cục bộ (localised) hoặc cần ước tính thêm R0 ở các địa điểm khác như post trước cháu đã nói!
🐥 Lan man thêm khúc này, mặc dù các bằng chứng hiện có khẳng định virus corona chủ yếu lây qua các dịch nước bọt của người nhiễm, và chưa tìm thấy các ổ dịch trên động vật, như trước đây là con dơi. Cá nhân cháu vẫn bảo lưu giả thuyết có thể còn có đường lây từ dơi – qua loài vật trung gian – đến người, do tính chất tập trung rất cao và mức độ nặng của các ca trong trung tâm dịch. Số liệu về mức độ hồi phục ở vùng ngoài đang nhanh hơn tí xíu, và số ca mắc vùng ngoài tăng rất nhẹ! Nên các cụ cũng đề cao an toàn thực phẩm và tiếp xúc động vật hoang dã nữa nhé. (Giả thuyết chưa có bằng chứng để khẳng định ạ — mai ko phải thế đừng phê cháu  )
☘️ Tiếp theo đây chúng ta sẽ chờ đợi xem số lượng người hồi phục tại các khu vực trung tâm dịch và các khu vực khác. Số này trong mấy ngày qua tăng chậm, tương đồng với số tử vong, và chỉ tập trung ở trung tâm dịch. Hi vọng số này 1) tăng nhanh hơn ở các vùng ngoài, xong rồi ở trung tâm dịch – khi đó dịch hạn chế lan toả nhanh nhất, hoặc 2) tăng số ca hồi phục ở trung tâm trước, ngoài sau – khi đó biện pháp kiểm soát (điều trị/vaccine) có hiệu quả nhất!
☘️ Bài báo này cũng cho chúng ta nhiều suy ngẫm về cách tổ chức nghiên cứu kết hợp với kiểm soát dịch bệnh của TQ, đáng để học hỏi:
🐣

Advertisement
 CDC TQ (ở VN là Cục YTDP-BYT) bao gồm các Viện chuyên ngành khối Y học dự phòng và các đơn vị nghiên cứu. Họ phối hợp rất nhanh trong sử dụng số liệu y sinh và dịch tễ và có sự tham gia của nhiều cán bộ nghiên cứu tại chỗ để phân tích thông tin trong quá trình kiểm soát dịch và thông báo đến thế giới.


🐣 Nghiên cứu phân tích rất bài bản – “đẹp như một buổi diễn tập”!
🐣 Cháu chỉ tò mò là bài báo chỉ trình bầy phân tích 425 ca khẳng định đầu tiên. Tại sao? Bây giờ có nhiều thông tin nhiều hơn về các phân lớp (pattern) rồi mà. Và hai nữa, cũng như tác giả viết, bước tiếp theo trong chu trình kiểm soát dịch là dự báo và thử nghiệm biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất mà… Chắc ko phải chỉ để có bài!… khì khì 🐣

https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2001316

Giới thiệu Thien Khiem

"The original point of love is located beneath our bottom. We can help someone happy. One speech or action or thinking can lessen someone’s melancholy and enhance his or her happiness”.

Check Also

Retatrutide liên quan đến điều chỉnh đường huyết và giảm cân hiệu quả trong đái tháo đường típ 2

Giới thiệu: Nghiên cứu ngẫu nhiên kiểm soát nhằm đánh giá sự an toàn và …