[Covid-19] TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP VỀ Y TẾ CÔNG CỘNG TOÀN CẦU (PHEIC)

Rate this post

☘️ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP VỀ Y TẾ CÔNG CỘNG TOÀN CẦU (PHEIC) SẼ TẠO RA CƠ CHẾ ĐÁP ỨNG HIỆU QUẢ HƠN ĐỐI VỚI MỘT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÁC ĐỘNG ĐẾN NHIỀU QUỐC GIA VÀ ĐÒI HỎI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ ĐỂ KIỂM SOÁT NÓ.
Cơ sở để WHO ban bố PHEIC là dựa trên Điều lệ Y tế thế giới (IHR, 2005).

GS Trần Xuân Bách 

31/01/2020

🌟 WHO cũng nêu rõ các bước cần làm với Trung Quốc và các nước khác trong nội dung dưới đây:
🌟 🌟 🌟 🌟 🌟

☘️ I) ĐIỀU LỆ Y TẾ THẾ GIỚI 2015
Mục đích và nội dung của Điều lệ Y tế thế giới (IHR, 2005) nhằm dự phòng, bảo vệ, kiểm soát và cung cấp các biện pháp đáp ứng về Y tế công cộng đối với sự bùng phát của dịch bệnh toàn cầu, hạn chế sự can thiệp không cần thiết vào thương mại và giao thông quốc tế.

🌟 Nhờ đó, IHR cung cấp cơ chế và cách thức để điều phối các hoạt động phát hiện, dự phòng và đáp ứng kiểm soát các dịch bệnh truyền nhiễm ở phạm vi toàn cầu, trong đó bao gồm các đánh giá khách quan của các chuyên gia bên ngoài, hỗ trợ cho các quốc gia xây dựng kế hoạch ứng phó của mình. Hiện có gần 200 nước thành viên tham gia IHR từ 2007.

☘️ II) ĐIỀU LỆ Y TẾ THẾ GIỚI QUY ĐỊNH BAN BỐ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP VỀ Y TẾ CÔNG CỘNG

🌟 Tình trạng khẩn cấp toàn cầu về Y tế công cộng (PHEIC) được ban bố bởi WHO khi dịch bệnh (hay các nguy cơ sức khỏe nói chung) có khả năng lây lan và tác động đến các quốc gia thành viên khác và đòi hỏi phối hợp và điều tiết các biện pháp kiểm soát ở cấp toàn cầu.

☘️ III) CƠ SỞ ĐỂ CÂN NHẮC MỘT SỰ KIỆN THUỘC TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP VỀ Y TẾ CÔNG CỘNG
Các tiêu chí để cân nhắc một sự kiện là tình trạng khẩn cấp toàn cầu là (PHEIC) gồm 4 nhóm dưới đây và sự kiện đó sẽ được cân nhắc khi đáp ứng từ 2 nhóm tiêu chí trở lên.
🐥 1- Tác động nghiêm trọng về Y tế công cộng của sự kiện đó?
– Số ca bệnh và ca tử vong do dịch bệnh này lớn tại một địa điểm, thời điểm trong năm, trên 1 cộng đồng (Dấu hiệu của vụ dịch)
– Tiềm ẩn nguy cơ tác động lớn tới cộng đồng.
– Cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế trong việc phát hiện, điều tra dịch, đáp ứng và kiểm soát tình trạng hiện tại và phòng ngừa lây lan ca mới.
🐥 2- Sự kiện đó xẩy ra bất thường, ngoài mong đợi?
– Sự kiện này có bất thường không?
– Từ góc nhìn của chuyên gia Y tế công cộng thì có ngoài mong đợi không?
🐥 3- Nguy cơ bùng phát ở cấp toàn cầu rất lớn?
– Có bằng chứng dịch tễ về sự lây nhiễm sang quốc gia khác.
– Có các yếu tố nguy cơ cần cảnh báo trước về sự di chuyển của các tác nhân, vật chủ và đường lây.
🐥 4- Nguy cơ hạn chế giao thông và thương mại rất lớn?
– Đã có tiền lệ về sự kiện tương tự trước đây dẫn đến sự hạn chế thương mại và giao thông quốc tế?
– Nguồn nghi ngờ lây nhiễm bao gồm thực phẩm, nước, hoặc hàng hóa có thể xuất nhập khẩu sang nước khác.
– Sự kiện xẩy ra có liên quan đến các điểm tập trung đông người, điểm du lịch quốc tế.
– Các chuyên gia quốc tế và truyền thông đòi hỏi nhiều thông tin hơn về sự kiện này.

☘️ IV) NHỮNG KHUYẾN CÁO CỦA HỘI ĐỒNG ỨNG PHÓ KHẨN CẤP (WHO) VỚI DỊCH VIRUS CORONA MỚI 2019 KHI ĐƯỢC BAN BỐ LÀ PHEIC
🌤 KHUYẾN CÁO ĐỐI VỚI TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO)
🌟1- Hội đồng đề xuất nhóm chuyên gia kỹ thuật liên ngành đến Trung Quốc, bao gồm cả các chuyên gia trong nước và khu vực, nhằm nghiên cứu và hỗ trợ điều tra nguồn lây động vật của vụ dịch, đặc điểm lâm sàng và mức độ trầm trọng của tình trạng bệnh, mức độ lây nhiễm từ người sang người trong cộng đồng và trong cơ sở y tế và các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Trên cơ sở đó chia sẻ các thông tin với thế giới về thực trạng và tác động của dịch, chia sẻ kinh nghiệm và các biện pháp hiệu quả.
🌟2- Hội đồng nhấn mạnh lại tầm quan trọng của nghiên cứu đầy đủ các nguồn lây để loại bỏ được sự lây nhiễm tiềm tàng và thiết kế các biện pháp kiểm soát.
🌟3- Hội đồng cũng nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường giám sát ở các khu vực NGOÀI Hồ Bắc, bao gồm giải trình tự gen để hiểu rõ hơn về quá trình lây nhiễm tại chỗ.
🌟4- WHO nên tiếp tục sử dụng mạng lưới các chuyên gia kỹ thuật của mình để đánh giá tốt nhất mức độ bùng phát trên toàn cầu.
🌟5- WHO nên tăng cường cung cấp hỗ trợ cho việc chuẩn bị và ứng phó, đặc biệt là ở các quốc gia và khu vực dễ bị tổn thương.
🌟6- Các biện pháp để đảm bảo nhanh chóng phát triển và phân phối với các loại vắc-xin tiềm năng, phương tiện chẩn đoán, thuốc kháng vi-rút và các phương pháp trị liệu khác cho các nước thu nhập thấp và trung bình cần được thúc đẩy.
🌟7- WHO nên tiếp tục cung cấp tất cả các hỗ trợ kỹ thuật và điều phối cần thiết để đối phó với dịch bệnh này, bao gồm cả mạng lưới đối tác và tổ chức hợp tác rộng khắp của mình, để thực hiện chiến lược truyền thông rủi ro toàn diện và tạo điều kiện phát triển nghiên cứu khoa học về virus Corona mới này.
🌟8- WHO nên tiếp tục cân nhắc tạo ra một tình trạng trung gian trước PHEIC để có thể không cần bắt buộc có các cuộc thảo luận khi ban bố PHEIC theo IHR 2005.
🌟9- WHO cần rà kịp thời xem xét tình hình với tính minh bạch và cập nhật các khuyến nghị dựa trên bằng chứng.
🌟10- ỦY BAN KHÔNG KHUYẾN CÁO BẤT CỨ SỰ HẠN CHẾ THƯƠNG MẠI VÀ GIAO THÔNG NÀO DỰA TRÊN THÔNG TIN HIỆN CÓ.

🌤 KHUYẾN CÁO ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC:
🌟1- Thực hiện chiến lược truyền thông rủi ro toàn diện để thường xuyên thông báo cho người dân về sự phát triển của dịch, và các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ cho người dân .
🌟2- Tăng cường thực hiện các biện pháp Y tế công cộng để phòng chống dịch bệnh.
🌟3- Đảm bảo khả năng ứng phó của hệ thống Y tế và bảo vệ nhân viên Y tế.
🌟4- Đảm bảo hệ thống giám sát phát hiện ca bệnh trong toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc.
🌟5- Phối hợp với WHO và các bên liên quan để điều tra làm rõ đặc điểm dịch tễ và bùng phát của vụ dịch này và các biện pháp kiểm soát nó.
🌟6- Chia sẻ dữ liệu ca bệnh.
🌟7- Tiếp tục xác định nguồn lây bệnh từ động vật, và chia sẻ với WHO ngay khi có thông tin.
🌟8- Tiếp tục giám sát tại các cửa khẩu, cảng hàng không, nhằm phát hiện sớm các hành khách có triệu chứng để theo dõi và điều trị, giảm thiểu tối đa sự can thiệp vào giao thông quốc tế.

🌤 KHUYẾN CÁO ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC KHÁC
🌟1- Có thể có xuất hiện của các ca bệnh này từ Trung Quốc đến bất cứ nước nào. Do đó, tất cả các nước cần chuẩn bị để kiểm soát dịch bệnh, bao gồm, giám sát chủ động, phát hiện sớm, cách ly và quản lý ca bệnh, theo dõi quá trình tiếp xúc của các ca mắc và dự phòng sớm sự lây lan của Virus Corona mới 2019, đồng thời chia sẻ toàn bộ dữ liệu với WHO.
🌟2- Tất cả các quốc gia bắt buộc phải chia sẻ các thông tin với WHO theo quy định tại IHR 2005.
Nếu phát hiện Virus Corona mới 2019 này trên động vật cần thông báo ngay cho Tổ chức Thú Y Quốc tế như một bệnh mới nổi.
🌟3- Các nước cần đặc biệt chú trọng giảm lây nhiễm trên người, dự phòng lây nhiễm THỨ CẤP và lây lan quốc tế, và tham gia các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh quốc tế thông qua truyền thông đa ngành, phối hợp và tham gia tích cực trong nghiên cứu và chia sẻ kiến thức về virus và bệnh này.
🌟

Advertisement
4- ỦY BAN KHÔNG KHUYẾN CÁO BẤT CỨ SỰ HẠN CHẾ THƯƠNG MẠI VÀ GIAO THÔNG NÀO DỰA TRÊN THÔNG TIN HIỆN CÓ.
🌟5- Các nước phải thông báo cho WHO về các biện pháp hạn chế giao thông được sử dụng theo IHR 2005. Các nước được cảnh báo phải loại bỏ các hành động kỳ thị và phân biệt đối xử.
Ủy ban cũng đề xuất Tổng Giám đốc WHO tiếp tục chỉ đạo vấn đề này và có các khuyến cáo riêng trong từng trường hợp trong bối cảnh dịch có thể gia tăng nhanh chóng.

🌤 ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG THẾ GIỚI
🌟1- Kinh nghiệm trước đây cho thấy với các loại dịch do virus Corona đồi hỏi các nỗ lực rất lớn, cần nghiên cứu, chia sẻ thông tin, Ủy ban kêu gọi sự đoàn kết và cộng tác của cộng đồng quốc tế, hỗ trợ nhau trong việc xác định nguồn gốc của loại virus mới này, khả năng lây truyền từ người sang người đầy đủ của nó, và chuẩn bị đáp ứng với nguy cơ có thêm các ca bệnh từ vùng dịch vào, phát triển các liệu pháp điều trị.
🌟2- Cung cấp hỗ trợ cho các nước thu nhập thấp và trung bình để cho phép họ đáp ứng hiệu quả với dịch bệnh, cũng như để tạo điều kiện tiếp cận với chẩn đoán, vắc-xin tiềm năng và phương pháp điều trị.
🌟3- Theo Điều 43 của IHR, nếu các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp y tế bổ sung hạn chế giao thông quốc tế (từ chối xuất nhập cảnh của khách du lịch quốc tế, hành lý, hàng hóa, container, vận chuyển hay làm trì hoãn hơn 24 giờ) có nghĩa vụ gửi cho WHO cơ sở và giải trình trong vòng 48 giờ khi thực hiện. WHO sẽ xem xét và có thể yêu cầu các quốc gia điều chỉnh lại các biện pháp của họ. WHO phải chia sẻ với các quốc gia thành viên khác thông tin về các lý do giải trình này.

REF:
https://www.who.int/…/30-01-2020-statement-on-the-second-me…

https://m.vov.vn/…/who-ban-bo-trinh-trang-khan-cap-toan-cau…

Giới thiệu Thien Khiem

"The original point of love is located beneath our bottom. We can help someone happy. One speech or action or thinking can lessen someone’s melancholy and enhance his or her happiness”.

Check Also

Retatrutide liên quan đến điều chỉnh đường huyết và giảm cân hiệu quả trong đái tháo đường típ 2

Giới thiệu: Nghiên cứu ngẫu nhiên kiểm soát nhằm đánh giá sự an toàn và …