[Xét nghiệm 46] Globulin mang thyroxin (TBG). (Thyroxine-Binding Globuline)

Rate this post

Nhắc lại sinh lý

Cả hai hormon giáp là T (trilodothyronin) và T (thyroxin) CÓ trong máu dưới hai dạng: dạng E tự do là dạng hormon có hoạt tính sinh học và dạng bất hoạt gắn với các protein huyết tương. Globulin mang thyroxin (TBG) là chất vận chuyến chính đối với T và Tạ Glycoprotein này gắn với Ta ở mức 99,98% và gắn với Ta ở mức 99,8%. Hai dạng có hoạt tính sinh học và bất hoạt nói trên của A và B liên tục cân bằng với nhau. Tất cả các biến đổi nồng độ globulin mang thyroxin (TBG) sẽ kéo theo biến đổi về nồng độ của hormon toàn phần (tình trạng tăng TBG được kết hợp với tăng Thuyết thanh và giảm bắt giữ T, trên nhựa resin T resin uptake) và ngược lại). Hiện tại do các xét nghiệm hormon giáp tự do dễ dàng và săn có để thực hiện, xét nghiệm định lượng TBG hiếm khi được sử dụng để đánh giá tình trạng gắn hormon giáp.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm XN

cho phép đánh giá nồng độ của globulin mang thyroxin (thyroxinebinding globulin), một protein vận chuyển chủ yếu đối với cả T và T4.

Để chẩn đoán phân biệt tình trạng tăng giảm nồng độ T, hoặc TG toàn phần có phải do thay đổi nồng độ TBG gây nên hay không: XN có cùng mục đích như xét nghiệm bắt giữ T, trên nhựa resin (Ty resin uptake test) và tỉnh chỉ số thyroxin tự do,

Cách lấy bệnh phẩm

XN được tiến hành trên huyết thanh. Không nhất thiết yêu cầu BN phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm XN..

Nếu có thể được, yêu cầu BN ngừng dùng tất cả các thuốc có ảnh hưởng đến kết quả XN từ 12 – 24 giờ trước khi lấy máu XN.

Giá trị bình thường

– Nam: 1,2 – 2,5 mg/dL.

-Nữ: 1,4 – 3,0 mg/dL.

-Trong khi có thai, nồng độ globulin mang thyroxin (TBG) tăng gấp đôi giá trị bình thường.

Tăng nồng độ Globulin mang thyroxin (TBG)

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Có thai.

– Do dùng một số thuốc: BN đang điều trị bằng thuốc ngừa thai uống (Vd: Loại kết hợp estrogen và progesteron), perphenazin, clofibrat, heroin, methadon

-Khối u tiết estrogen (estrogen-secreting tumor).

-Cơn porphyria cấp từng lúc (acute intermittent porphyria).

-Viêm gan giai đoạn hoạt động cấp hoặc mạn tính

-Viêm tuyến giáp bán cấp không đau xâm nhiễm tế bào lympho (lymphocytic painless subacute thyroiditis).

-Tăng quá mức nồng độ globulin mang thyroxin (TBG) bẩm sinh mang tinh di truyền.

-Trẻ sơ sinh..

-Nhiễm HIV.

-Suy giáp.

– Bệnh gan.

Giảm nồng độ Globulin mang thyroxin (TGB)

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Nồng độ albumin thấp:

  •  Bệnh gan.
  • Suy dinh dưỡng.
  •  Hội chứng thận hư.

-Thiếu hụt TBG bẩm sinh hoặc tự phát..

-Chứng tỏ đầu chi (prealbumin gắn với thyroxin [TBPA] cũng bị giảm).

-Cường giáp.

-Tình trạng stress (preabumin gắn với thyroxin [TBPA] cũng giảm).

-Nhiễm toan hóa nặng

-Một số thuốc (Vd: androgen, steroid chuyển hóa, glucocorticoid).

-Các khối u sản xuất testosteron (testosterone-producing tumors).

-Các bệnh lý cấp tỉnh nặng (xẩy ra muộn).

-Suy dinh dưỡng thiếu hụt protein, giảm hấp thu.

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

– Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả XN.

-Các thuốc có thể làm tăng nồng độ globulin mang thyroxin (TBG) là: Clofibrat, estrogen, heroin, methadon, thuốc ngừa thai uống, phenothiazin.

-Các thuốc có thể làm giảm nồng độ globulin mang thyroxin (TBG) là: Androgen, acid valproic, barbital, diabinese, heparin, orinase, penicillin, phenytoin, prednison, salicylat, testosteron.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng TBG

Advertisement

1. Xét nghiệm giúp ích cho chẩn đoán tình trạng tăng cao nồng độ globulin mang thyroxin tự phát hoặc do di truyền.

2. XN đôi khi được sử dụng để phát hiện ung thư biểu mô giáp thể biệt hóa tái phát hoặc di căn, nhất là đối với typ nang tuyến và ở các bệnh nhân đã có tăng nồng độ TBG do ung thư biểu mô tuyến giáp.

3.XN cung cấp các thông tin giúp chẩn đoán phân biệt giữa các bệnh lý thực sự của tuyến giáp với các bệnh lý không phải tại tuyến giáp gây biến đổi nồng độ TBG: Tất cả các nguyên nhân gây tăng nồng độ globulin mang thyroxin (TBG) đều kéo theo gia tăng nồng độ Tạ toàn phần mà không đồng nghĩa rằng có tình trạng cường giáp.

 

Nguồn: “Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng” – do PGS.TS Nguyễn Đạt Anh và Dược sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hương biên soạn Xem tất cả xét nghiệm tại: http://ykhoa.org/category/khoa-hoc/khoa-hoc-can-lam-sang/xet-nghiem

 

Giới thiệu Phan Trọng Hiếu

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …