Sự ổn định về cân nặng đòi hỏi năng lượng nhập vào và chi phí này được cân bằng theo thời gian. Các loại chính của tiêu thụ năng lượng là tiêu hao năng lượng nghỉ ngơi (REE) và năng lượng hoạt động; một phần nhỏ bao gồm năng lượng mất đi để chuyển hóa thức ăn (hiệu ứng nhiệt hoặc tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn) và sự sinh nhiệt do run. Năng lượng trung bình nhập vào khoảng 2800 kcal/ngày cho đàn ông và khoảng 1800 kcal/ngày cho phụ nữ, mặc dù sự tính toán này còn phụ thuộc vào tuổi, trọng lượng cơ thể, và hoạt động thể lực. Mức tiêu hao năng lượng cơ bản (BEE), tính bằng kcal/ngày, có thể ước tính bằng công thức của Harris và Benedict (Sơ đồ. 7-1).
Chế độ ăn tham khảo (DRIs) và chế độ ăn được khuyến cao (RDA) mô tả nhiều loại dinh dưỡng, bao gồm 9 acid amino cần thiết , 4 chất béo hòa tan và 10 vitamin tan trong nước, vài khoáng chất, các acid béo, choline, và nước (Bảng 73-1 và 73-2, trang. 590 và 591, HPIM-18). Lượng nước được yêu cầu là 1.0–1.5 mL/kcal năng lượng ở người lớn, để bù cho lượng nước mất do hoạt động. RDA cho protein là 0.6 g/kg trọng lượng cơ thể lí tưởng, chiếm 15% tổng lượng calo nhập vào. Chất béo nên chiếm ≤30% calo, và chất béo bão hòa <10% calo. Ít nhất 55% calo từ carbohydrate.
SUY DINH DƯỠNG
Suy dinh dưỡng là do ăn không đủ hoặc bất thường hệ tiêu hóa về hấp thu calo từ thức ăn, tiêu hao năng lượng quá mức, hoặc thay đổi chuyển hóa của nguồn cung cấp năng lượng bởi một bệnh trong cơ thể.
SƠ ĐỒ 7-1 Tiêu hao năng lượng cơ bản (BEE) tính bằng kcal/ngày, công thức của Harris and Benedict. A, tuổi; H, chiều cao (cm); W, cân nặng (kg).
Cả bệnh nhân ngoại trú và nội trú là nguy cơ của suy dinh dưỡng nếu họ có một trong các dấu hiệu sau đây:
• Giảm cân không có chủ ý >10% trọng lượng bình thường của cơ thể trước đó 3 tháng.
• Trọng lượng cơ thể <90% trọng lượng lý tưởng (Bảng 7-1)
• Chỉ số khối cơ thể (BMI: cân nặng/chiều cao2 đơn vị kg/m2) <18.5
Hai thể của suy dinh dưỡng thường gặp là: marasmus, nó đề cập đến sự thiếu ăn xảy ra do giảm nhập năng lượng kéo dài, và kwashiorkor, đề cập đến suy dinh dưỡng có chọn lọc protein do giảm nhập protein và dị hóa các chất trong bệnh lý cấp tính, bệnh de dọa đến tính mạng hoặc các rối loạn viêm mạn tính.
Hỗ trợ dinh dưỡng tích cực được chỉ định trong thể kwashiorkor để ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng và chữa lành các vết thương.
Nguyên nhân
Các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu của suy dinh dưỡng là do thiếu ăn, stress từ phẫu thuật hay bệnh tật nghiêm trọng, và các cơ chế hỗn hợp.
Thiếu ăn là do giảm ăn uống (từ nghèo đói, nghiện rượu mãn tính, chán ăn tâm thần, chế độ ăn khác lạ, trầm cảm nặng, các rối loạn thoái hóa thần kinh, mất trí nhớ, hoặc ăn chay nghiêm ngặt; đau bụng do thiếu máu ruột hoặc viêm tụy; hoặc chán ăn trong bệnh AIDS, ung thư phổ biến, suy tim hoặc suy thận) hoặc giảm hấp thu thức ăn (thiếu hụt men tụy; hội chứng ruột ngắn; bệnh Celiac; hoặc tắc nghẽn thực quan, dạ dày, hoặc ruột).
Các stress thể chất bao gồm sốt, chấn thương cấp tính, phẫu thuật lớn, bỏng, nhiễm trùng huyết cấp tính, cường giáp, và viêm như xảy ra trong viêm tụy, bệnh mạch máu collagen, và các bệnh truyền nhiễm mãn tính như lao phổi hay nhiễm trùng cơ hội AIDS. Các cơ chế hỗn hợp trong AIDS, disseminated cancer, chronic obstructive pulmonary disease, chronic liver disease, Crohn’s disease, ulcerative colitis, and renal failure.
Đặc điểm lâm sàng
• Chung—sụt cân, teo cơ thái dương và gần trục, giảm độ dày của nếp gấp da.
• Da, tóc, và móng—dễ dàng rụng tóc (protein); tóc thưa (protein, biotin, kẽm); tóc cuộn, dễ bầm tím, xuất huyết, và xuất huyết nang quanh lông (vitamin C); phát ban dạng bong tróc ở chi dưới (Kẽm); tăng sắc tố da ở vùng tiếp xúc (niacin, tryptophan); móng tay lõm hình thìa (sắt)
• Mắt—kết mạc nhợt nhạt (thiếu máu); quáng gà, khô mắt, và vệt Bitot (vit. A); liệt mắt (thiamine)
• Miệng và màng nhầy—viêm lưỡi và/hoặc nứt môi (riboflavin, niacin, vit. B
12, pyridoxine, folate), giảm khẩu vị (kẽm), viêm và chảy máu nứu (vit. C)
• Thần kinh—mất phương hướng (niacin, photpho); ảo giác trí nhớ, dáng đi tiểu não, hoặc trỏ qua (thiamine); Bệnh lý thần kinh ngoại biên (thiamin, pyridoxine, vit E.); mất cảm giác rung và vị trí (vit. B12)
• Khác—phù (protein, thiamine), suy tim (thiamine, phosphorus), gan lớn (protein)
Cận lâm sàng trong suy dinh dưỡng thiếu protein bao gồm albumin máu thấp, TIBC thấp, và làm test lẩy da. Thiếu vitamin cũng có thể xuất hiện.
Nguồn: Harrison Manual of Medicine 18th
Tham khảo bản dịch của: nhóm “Chia Ca Lâm Sàng”
Người viết: Donny Trần