[Sổ tay Harrison số 214] Tiêm Chủng và Khuyến Cáo Người Đi Du Lịch

Rate this post

TIÊM CHỦNG
Rất ít các can thiệp y học trong các thế kỉ trước có thể sánh với hiệu quả của vaccine trong nâng cao tuổi thọ, hiêu quả kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.

ẢNH HƯỞNG CỦA VACCINE
• Vaccine vừa có tác dụng trực tiếp ( bảo vệ người tiêm tránh nhiễm trùng) và gián tiếp (giảm lây truyền vi trùng từ người tiêm sang người khác).
• Chương trình tiêm chủng nhằm kiểm soát, loại bỏ hoặc tiêu diệt hoàn toàn bệnh:
Chương trình kiểm soát bệnh: hạn chế tác hại do dịch bệnh tại một khu vực địa lí nhất định.
Chương trình loại bỏ bệnh: Nhằm ngăn chặn khả năng lây truyền bệnh trong khu vực nội địa, có thể có các ca bệnh lẻ tẻ ở các khu vực khác cần tiếp tục chương trình tiêm chủng.
Chương trình ‘’tiêu diệt’’ bệnh: Loại bỏ được hoàn toàn bệnh và không cần tiếp tục chương trình tiêm chủng. Bệnh đậu mùa là bệnh duy nhất đã bị loại bỏ hoàn toàn trên toàn cầu; các nỗ lực đang được tiến hành để loại bỏ hoàn toàn bại liệt.
CÁC TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH TIÊM CHỦNG
Hình 214-1 tóm tắt lịch tiêm chủng cho người lớn năm 2011.
• Trước khi tiêm chủng, bệnh nhân phải được sàng lọc phát hiện các
chống chỉ định (bệnh lí làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc) và thận trọng (bệnh lí làm tăng nguy cơ gặp tác dụng vụ hoặc giảm tác dụng của vaccine)

Bảng 214-1 tóm tắt các chống chỉ định và thận trọng của các vaccine thường dùng ở người lớn..
• Thông tin về vaccine phải được cung cấp đầy đủ tới tất cả những người tiêm, những thông tin đó có sẵn trên trang web www.cdc.gov/vaccines và www.immunize.org/vis/. (trang sau có phiên dịch)
• Bất kì tác dụng phụ nào xảy ra sau tiêm có thể do vaccine hoặc không do vaccine nên báo cho Cơ Quan Báo Báo Tác Dụng Phụ Của Vaccine (www.vaers.hhs.gov).

KHUYẾN CÁO NGƯỜI DU LỊCH

Những người du lịch nên nhận thức được các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe ở nơi mình đến thăm. Thông tin về các yếu tố nguy cơ của từng quốc gia có thể lấy từ Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Quốc Tế tại trang web
www.cdc.gov/travel. Họ nên đến gặp bác sĩ chuyên về lĩnh vực này trước khi khởi hành. Mặc dù nhiễm trùng góp phần đáng kể vào tỉ lệ tử vong ở những người du lịch, nhưng nó cũng chỉ chiếm 1%; trong khi đó, chấn thương (vd, tai nạn xe máy, chết đuối, tai nạn hàng không) chiếm tới 22%.
TIÊM CHỦNG CHO NGƯỜI DU LỊCH
Có 3 nhóm vaccine dành cho người du lịch:
• Các vaccine thường quy (xem Hình 214-1) là vaccine cần tiêm dù đi du lịch hay không. Tuy nhiên, những người Mỹ đi du lịch nên chắc chắn rằng các vaccine này nên tiêm nhắc lại vì một số bệnh (vd bạch hầu, uốn ván, bại liệt, sởi) dễ mắc ở nước ngoài hơn ở Mỹ.
• Các vaccine cần thiết (vd, vaccine chống sốt vàng) là vaccine bắt buộc theo luật quốc tế để nhập cảnh vào một quốc gia.
• Các vaccine được khuyến cáo (vd, viêm gan A, thương hàn) giúp người tiêm tránh mắc các bệnh có nguy cơ cao bị lây nhiễm. Bảng 214-2 liệt kê các vaccine cần thiết và vaccine được khuyến cáo.
PHÒNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH DO CÔN TRÙNG
ĐỐT KHÁC
• Hóa dự phòng sốt rét và các phương pháp dự phòng khác được khuyến cáo cho người du lịch đến các vùng có sốt rét lưu hành, đặc biệt từ khi chỉ có dưới 50% người du lịch tuân thủ các khuyến cáo cơ bản để phòng sốt rét.
• Các thuốc dự phòng sốt rét gồm chloroquine, doxycycline, atovaquone-proguanil, hoặc mefloquine.
• Tại Mỹ, 90% trường hợp nhiễm Plasmodium falciparum gặp ở những người trở về hoặc nhập cư từ châu Phi và châu Đại Dương.
• Địa điểm tới thăm, tiền sử dùng thuốc, cũng như lựa chọn của bệnh nhân giúp xác định loại thuốc (vd, nơi đó có KST kháng chloroquine hay không)
• Sử dụng các biện pháp cá nhân chống muỗi đốt [vd, dùng DEET-chứa chất xua đuổi muỗi (25–50%), màn tẩm permethrin và nơi ngủ được che kín], đặc biệt là lúc chiều tối và sáng sớm, có thể phòng sốt sét và các bệnh do côn trùng đốt (vd, sốt dengue).

Chú Thích
Lịch Tiêm Chủng Ở Người Lớn
Mỹ – 2011

Xem đầy đủ hơn tại www.cdc.gov/vaccines/pubs/ACIP-list.htm.
1. Vaccine Cúm
Vaccine cúm được khuyến cáo tiêm hàng năm cho tất cả trẻ trên 6 tháng tuổi, và người lớn. Người lớn khỏe mạnh, không mang thai dưới 50 tuổi không có bệnh lí nguy cơ cao có thể tiêm vaccine sống, giảm độc lực (FluMist), hoặc vaccine bất hoạt. Các đối tượng khác nên tiêm vaccine bất hoạt. Người trên 65 tuổi có thể tiêm vaccine cúm chuẩn hoặc vaccine cúm liều cao (Fluzone). Các thông tin khácxem tại

http://www.cdc.gov/vaccines/vpd vac/flu/default.htm.

2. Vaccine Bạch Hầu, Ho Gà, Uốn Ván (DPT/DT)
Tiêm 1 liều DPT cho người lớn dưới 65 tuổi, trước đó chưa tiêm hoặc không nhớ để thay cho mũi tiêm DT nhắc lại và tiêm sớm cho các đối tượng 1) phụ nữ sau sinh, 2) tiếp xúc với trẻ dưới 12 tháng tuổi (vd, ông bà, người chăm sóc trẻ) 3) nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Người lớn từ 65 tuổi trở lên, chưa tiêm DPT trước đó, và tiếp xúc với trẻ dưới 12 tháng tuổi nên được tiêm vaccine. Những người khác từ 65 tuổi trở lên có thể tiêm DPT. Vaccine DPT có thể tiêm mà không cần tính khoảng cách giữa các liều vì hầu hết các vaccine đều chứa uốn ván hoặc bạch hầu.

Với người lớn không rõ tiền sử tiêm chủng hoặc chưa hoàn thành 3 mũi vaccine DT nên tiêm đầy đủ 3 mũi đó. Với người chưa tiêm vaccine, tiêm 2 mũi đầu cách nhau ít nhất 4 tuần và mũi tiêm thứ 3 sau đó 6-12 tuần. Với người tiêm chưa đủ (vd, tiêm ít hơn 3 mũi), tiêm các mũi còn lại. Thay thế 1 liều DPT cho 1 liều DT, hoặc trong 3 mũi tiêm cơ bản hoặc trong lần tiêm nhắc lại.

Nếu phụ nữ mang thai và lần tiêm vaccine DT gần nhất cách từ 10 năm trở lên, tiêm vaccine DT trong quý thứ 2 hoặc 3 của thai kì. Nếu mới tiêm cách đây dưới 10 năm, tiêm vaccine DPT ngay sau sinh. Bác sĩ có thể cân nhắc, Vaccine DT có thể hoãn tiêm khi mang thai và thay thế bằng DPT sau sinh, hoặc tiêm DPT thay thế cho DT với phụ nữ mang thai sau khi tham khảo ý kiến của bệnh nhân. Tiêm vaccine DT dự phòng trong trường hợp chấn thương, xem tại http://www.cdc.gov/vaccines/pubs/acip-list.htm.
3. Vaccine Thủy Đậu
Tất cả người trưởng thành chưa có miễn dịch với thủy đậu nên tiêm 2 mũi vaccine thủy đậu nếu chưa tiêm trước đó hoặc mũi thứ 2 nếu trước đó mới tiêm 1 mũi, trừ khi có chống chỉ định. Cần đặc biệt chú ý đến các đối tượng 1) tiếp xúc gần với những người có nguy cơ cao mức bệnh nặng (vd nhân viên y tế, người thân tiếp xúc với người suy giảm miễn dịch hoặc 2) nguy cơ tiếp xúc, lây truyền cao (vd, giáo viên, người chăm sóc trẻ, sinh viên, quân đội,  người vị thành niên và người lớn sống cạnh trẻ em, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không mang thai, người du lịch)
Bằng chứng miễn dịch với thủy đậu gồm: 1) tiêm đủ 2 mũi vaccine thủy đậu cách nhau ít nhất 4 tuần; 2) sinh tại Mỹ trước năm 1980 ( nhưng với nhân viên y tế, phụ nữ có thai không nên cho là đã có miễn dịch); 3) tiền sử thủy đậu đã được chẩn đoán, xác nhận bởi bác sĩ ( với những bệnh nhân nói tiền sử có các triệu chứng không điển hỉnh hoặc triệu chứng nhẹ, bác sĩ nên tìm mối liên quan với dịch tễ, với các ca bệnh đã được chẩn đoán xác định, hoặc bằng chứng của xét nghiệm, nếu xét nghiệm làm ở giai đoạn cấp tính của bệnh; 4) tiền sử nhiễm herpes zoster đã được chẩn đoán bởi bác sĩ; or 5) bằng chứng xét nghiệm có miễn dịch hoặc mắc bệnh.

Phụ nữ có thai nên được đánh giá miễn dịch với thủy đậu. Những người chưa có miễn dịch nên tiêm liều đầu khi hoàn thành hoặc đình chỉ thai nghén và trước khi ra viên. Liều thứ 2 nên tiêm sau liều đầu 4-8 tuần.
4. Vaccine HPV
Vaccine HPV (loại chống 4 chủng – HPV4) hoặc (loại chống 2 chủng – HPV2) được khuyến cáo cho phụ nữ ở tuổi 11,12 và có thể tiêm ở tuổi 13-26 nếu chưa tiêm.

Lí tưởng, nên tiêm vaccine trước khi tiếp xúc với HPV qua quan hệ tình dục, tuy nhiên, phụ nữ đã quan hệ vẫn nên tiêm dựa trên khuyến cáo ở nhóm tuổi đó. Những phụ nữ đã quan hệ tình dục nhưng chưa nhiễm bất kì typ HPV nào trong 4 typ (typ 6,11,16,18, phòng được bỏi HPV4) hoặc bất kì typ nào trong 2 typ (typ 16,18, đều được phòng bởi HPV2) có hiệu quả đầy đủ của vaccine. Hiệu quả giảm đi ở những phụ nữ nhiễm từ 1 typ HPV trở lên. Có thể tiêm HPV4 hoặc HPV2 ở phụ nữ có mụn cóc ở bộ phận sinh dục,
test Pap bất thường, XN gen HPV dương tính, vì nó không phải là bằng chứng cho thấy đã nhiễm tất cả các typ HPV trong vaccine.

HPV4 có thể tiêm ở nam tuổi 9-26 để giảm khả năng mụn cóc sinh dục. HPV4 có hiệu quả nhất khi tiêm trước khi tiếp xúc với HPV qua quan hệ tình dục. Tiêm vaccine HPV4 hoặc HPV2 đầy đủ gồm 3 mũi. Mũi tiêm thứ 2 nên cách mũi 1 từ 1-2 tháng; và mũi 3 nên tiêm sau mũi đầu 6 tháng.

Mặc dù HPV không được khuyến cáo cho các trường hợp đặc biệt trong Hình 2, “Các vaccine có thể chỉ định cho trường hợp đặc biệt hoặc bệnh lí”, nhưng có thể tiêm cho những đối tượng này vì HPV không phải là vaccine sống. Tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch và hiệu quả của vaccine có thể giảm hơn so với người bình thường.
5. Vaccine Herpes zoster
Một liều vaccine zoster được khuyến cáo cho người lớn từ 60 tuổi trở lên dù trước đo đã nhiễm herpes zoster hay chưa. Những người có bệnh mãn tính có thể tiêm trừ khi bệnh đó là chống chỉ định.
6. Vaccine Sởi, Quai Bị, Rubella (MMR)
Những người sinh trước năm 1957 thường được coi là đã có miễn dịch với sởi và quai bị. Với tất cả những người sinh từ năm 1957 trở lại đây cần có thông tin đã tiêm từ 1 liều vaccine MMR trở lên trừ khi có chống chỉ định, bằng chứng về xét nghiệm có miễn dịch với 3 bệnh đó hoặc đã mắc sởi, quai bị được chẩn đoán. Với rubella, thông tin đã mắc bệnh không được chấp nhận là đã có miễn dịch.

Với Vaccine sởi: Liều MMR thứ 2, tiêm cách mũi 1 ít nhất 28 ngày, được khuyến cáo cho người lớn mà 1) gần đây tiếp xúc với sởi hoặc sống trong vùng có dịch; 2) học sinh tại các trường phổ thông trở lên; 3) làm việc tại các cơ sở y tế; 4) dự định đi du lịch quốc tế. Những người đã tiêm vaccine sởi bất hoạt hoặc vaccine không rõ loại từ 1963-1967 nên tiêm lại với 2 liều vaccine MMR.

Với Vaccine quai bị: Liều MMR thứ 2, tiêm cách mũi 1 ít nhất 28 ngày, được khuyến cáo cho người lớn mà 1) sống trong cộng đồng có dịch quai bị và nằm trong nhóm tuổi chịu ảnh hưởng; 2) học sinh tại các trường phổ thông trở lên; 3) làm việc tại các cơ sở y tế; 4) dự định đi du lịch quốc tế. Những người đã tiêm vaccine sởi bất hoạt hoặc vaccine không rõ loại từ trước năm 1979 mà có nguy cơ cao nhiễm virus quai bị (vd, nhân viên làm việc tại các cơ sở y tế) nên tiêm lại với 2 liều MMR.

Với Vaccine Rubella: Với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, bất kì tuổi nào, nên xác định miễn dịch với rubella. Nếu không có miễn dịch, nên tiêm vaccine cho phụ nữ không mang thai. Với phụ nữ mang thai chưa có miễn dịch thì nên tiêm MMR sau khi hoàn thành hoặc đình chỉ thai nghén và trước khi ra viện.

Nhân viên y tế sinh trước năm 1957: Với người chưa tiêm vaccine sinh trước 1957 mà không có bằng chứng xét nghiệm miễn dịch với sởi, quai bị và/hoặc rubella, hoặc đã mắc bệnh, các cơ sở y tế nên 1) xem xét tiêm vaccine cho nhân viên với 2 liều MMR (cho sởi và quai bị) và 1 liều MMR (cho rubella) và 2) khuyến cáo tiêm 2 liều MMR khi có dịch sởi hoặc quai bị và 1 liều MMR khi có dịch rubella. Thông tin đầy đủ về bằng chứng có miễn dịch xem tại http://www.cdc.gov/vaccines/recs/provisional/ default.htm.
7. Vaccine Phế Cầu Loại polysaccaride (PPSV)
Tiêm vaccine cho tất cả các đối tượng sau:
Bệnh lí: Bệnh phổi mạn tính (gồm hen phế quản); bệnh tim mạch mạn tính; đái tháo đường; bệnh gan mạn; xơ gan; uống rượu kéo dài; mất lách giải phẫu hoặc chức năng (vd, bệnh hồng cầu hình liềm hoặc cắt lách [nếu cắt lách theo chương trình, tiêm vaccine trước phẫu thuật tối thiểu 2 tuần]); tình trạng suy giảm miễn dịch (gồm suy thận mạn hoặc hội chứng thận hư); cấy ốc tai và dẫn lưu dịch não tủy. Tiêm vaccine cho người nhiễm HIV..
Khác: Người sống tại các nhà điều dưỡng hoặc các cơ sở chăm sóc và những người hút thuốc. Tiêm vaccine phế cầu không được chỉ định thường qui cho người Ấn gốc Mỹ hoặc người dưới 65 tuổi trừ khi họ có bệnh lí là chỉ đình cần tiêm vaccine. Tuy nhiên, có thể cân nhắc tiêm vaccine cho người Ấn gốc Mỹ và người tuổi 50-64 sống trong vùng có nguy cơ nhiễm phế cầu cao.
8. Tiêm Nhắc Lại Vaccine Phế Cầu
Tiêm nhắc lại 1 lần sau 5 năm được khuyến cáo cho người tuổi 10-64 có hội thận hư hoặc suy thận mạn; mất lách giải phẫu hoặc chức năng (vd, bệnh hồng cầu hình liềm hoặc cắt lách); và người suy giảm miễn dịch. Với những người từ 65 tuổi trở lên, tiêm nhắc lại 1 lần đã tiêm vaccine trước đó từ 5 năm trở lên và ở tuổi dưới 65.
9. Vaccine Màng Não Cầu
Nên tiêm vaccine màng não cầu cho các đối tượng sau:
Bệnh lí: Khuyến cáo tiêm 2 liều vaccine liên hợp màng não cầu cho người trưởng thành mất lách giải phẫu hoặc chức năng, hoặc giảm thành phần bổ thể kéo dài. Người nhiễm HIV đã được tiêm trước đó cũng nên tiêm 2 liều cách nhau 2 tháng.
Khác: Khuyến cáo tiêm 1 liều vaccine màng não cầu cho sinh viên năm 1 chưa tiêm vaccine sống trong kí túc; các nhà vi sinh hàng ngày tiếp xúc với não mô cầu; các tân binh sĩ; và những người du lịch tới, sống ở vùng có dịch (vd, ‘’vùng viêm màng não’’ ở Châu Phi vào mùa khô [Tháng 12 – 6]), đặc biệt khi tiếp xúc với dân bản địa lâu dài. Chính phủ Arabia yêu cầu tiêm vaccine cho tất cả khách du lịch tới Mecca.
Vaccine màng não cầu liên hợp, 4 chủng (MCV4) thường ưu tiên cho người dưới 55 tuổi; Vaccine màng não cầu polysaccharide (MPSV4) thường ưu tiên cho người từ 56 tuổi trở lên. Khuyến cáo tiêm nhắc lại vaccine MCV4 5 năm/1 lần cho người đã tiêm MCV4 hoặc MPSV4 nhưng vẫn còn nguy cơ cao nhiễm khuẩn (vd, người mất lách giải phẫu hoặc chức năng, hoặc suy giảm bổ thể kéo dài).
10. Vaccine Viêm Gan A
Tiêm vaccine cho tất cả những người muốn phòng viêm gan A và những đối tượng sau:
Hành vi: Nam giới quan hệ đồng tính, người dùng thuốc đường tiêm.
Nghề nghiệp: Người tiếp xúc với động vật nhiễm HAV hoặc HAV trong phòng thí nghiệm.
Bệnh lí: Bệnh gan mạn tính, bệnh nhân truyền yếu tố đông máu.
Khác: Những người du lịch tới hoặc làm việc tại các quốc gia có tỉ lệ nhiễm HAV trung bình, cao (danh sách các nước xem tại http://wwwn.cdc.gov/travel/contentdiseases.aspx).
Những người chưa tiêm vaccine mà có tiếp xúc gần (vd, cùng nhà, trông giữ trẻ) với những người nước ngoài trong 60 ngày đầu đến Mỹ từ các nước tỉ lệ nhiễm HAV trung bình, cao nên được tiêm vaccine. Liều đầu trong 2 liều vaccine nên được tiêm sớm nhất có thể khi biết cần tiếp xúc, tốt nhất trước đó 2 tuần.

Vaccine đơn kháng nguyên nên tiêm 2 liều vào tháng 0 và tháng 6-12 (Havrix), hoặc tháng 0 và tháng 6–18 (Vaqta). Nếu tiêm vaccine kết hợp HAV và HBV (Twinrix) nên tiêm 3 liều vào tháng 0, 1, và 6; hoặc, 4 liều vào ngày 0, 7, và 21–30,sau đó tiêm nhắc lại vào tháng thứ 12.
11. Vaccine Viêm Gan B
Tiêm vaccine cho tất cả những người muốn phòng viêm gan B và những đối tượng sau:
Hành vi: Những người quan hệ tình dục không phải mối quan hệ một vợ một chồng (vd, một người quan hệ vớ nhiều hơn 1 bạn tình trong 6 tháng trước đó); những người đang khám và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục; hiện tại hoặc gần đây sử dụng thuốc đường tiêm; và nam giới quan hệ đồng tính.
Nghề nghiệp: Nhân viên y tế hoặc ngành nghề có tiếp xúc với máu hoặc các dịch cơ thể khác có nguy cơ nhiễm HBV.
Bệnh lí: Bệnh nhân có bệnh thận giai đoạn cuối, gồm cả những bệnh nhân đang lọc máu; nhiễm HIV; bệnh gan mạn.
Khác: Sống cùng hoặc quan hệ tình dục với người nhiễm HBV mạn; bệnh nhân hoặc nhân viên của các viện cho người chậm phát triển; người du lịch tới các nước có tỉ lệ nhiễm HBV mạn mức trung bình, cao. (danh sách các nước xem tại http:// wwwn.cdc.gov/travel/contentdiseases.aspx).
Vaccine viêm gan B được khuyến cáo cho tất cả người trưởng thành trong các cơ sở sau: cơ sở điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục; xét nghiệm và điều trị HIV; điều trị và phòng nghiện chất; hệ thống chăm sóc sức khỏe có sử dụng thuốc đường tiêm; điều trị bệnh thận giai đoạn cuối và cơ sở lọc máu;… Tiêm các liều còn thiếu để đủ 3 liều vaccine viêm gan B cho người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ. liều thứ 2 nên tiêm sau liều đầu 1 tháng, liều thứ 3 tiêm sau liều 2 ít nhất 2 tháng (cách liều 1 ít nhất 4 tháng). Nếu tiêm vaccine phối hợp viêm gan A/B (Twinrix), tiêm 3 liều vào tháng 0,1 và 6; hoặc 4 liều vào ngày 0, 7, 21 – 30 và tiêm nhắc lại vào tháng thứ 12.
Người đang lọc máu hoặc có suy giảm miễn dịch nên tiêm 1 liều 40 μg/mL (Recombivax HB) theo lịch 3 liều hoặc 2 liều 20 μg/mL (Engerix-B) theo lịch 4 liều vào tháng 0, 1, 2, và 6.
12. Các bệnh lí cần tiêm Vaccine Hib

Advertisement

1 liều vaccine Hib nên tiêm cho các đối tượng: bệnh hồng cầu hình liềm, lơ xê mi, nhiễm HIV, hoặc cắt lách, nếu họ chưa tiêm vaccine Hib trước đó.
13. Bệnh lí suy giảm miễn dịch
Ở người suy giảm miễn dịch, thường tiêm vaccine bất hoạt (vd, phế cầu, màng não cầu, cúm) và nên tránh vaccine sống. xem thêm tại http://www.cdc.gov/vaccines/pubs/acip-list.htm.

PHÒNG BỆNH TIÊU HÓA
• Tiêu chảy, bệnh rất hay gặp ở người du lịch, thường tự khỏi trong thời gian ngắn, nhưng 20% bệnh nhân phải ’’phụ thuộc giường’’.
• Tỉ lệ mới mắc trong2 tuần là 55% tại Châu Phi, trung và nam Mỹ, Đông Nam Á.
• Người du lịch chỉ nên ăn thức ă nấu chín, nóng; rau quả bóc vỏ, nấu chín, nước sôi, đóng chai.
• Nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy là Ecoli sinh độc tố (ETEC), Campylobacter và tác nhân không phải virus cũng thường gặp trong những hoàn cảnh nhất định.
• Người du lịch nên mang theo một số thuốc:
– Tiêu chảy nhẹ- trung bình có thể điều trị bằng fluoroquinolone trong 3 ngày hoặc 1 ngày liều gấp đôi.
• Tỉ lệ cao Campylobacter kháng quinolone gặp tại Thailand nên azithromycin là lựa chọn thay thế tốt hơn.
• Nếu hết sốt và chảy máu trực tràng, nên phối hợp loperamide với kháng sinh.
• Điều trị dự phòng bằngbismuth subsalicylate hiệu quả ~60%; với một số bệnh nhân (vận động viên, tiêu chảy tái phát, bệnh mạn tính) dùng hàng ngày thuốc quinolone, azithromycin, hoặc rifaximin trong vòng dưới 1 tháng đạt hiệu quả 75–90%.
DỰ PHÒNG CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
• Phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục bằng bao cao su ở người du lịch có nguy cơ cao.
• Bệnh sán máng có thể phòng được bằng cách tránh bơi, tắm ở các hồ nước ngọt, suối, sông tại Nam Mỹ, Caribbean, Châu Phi, Đông Nam Á.
• Phòng các chấn thương liên quan đến du lịch: không đạp xe ở nơi đông dúc, không đi ra đường vao trời tối ở các nước đang phát triển, không uống nhiều rượu.
• Không đi chân đất để tránh nhiễm giun móc, hay bị rắn cắn.
DU LỊCH TRONG KHI MANG THAI
• Thời điểm an tòa nhất cho phụ nữ mang thai để đi du lịch là khoảng từ tuần 18-24, do lúc này tỉ lệ xảy thai và đẻ non thấp nhất.
• Chống chỉ định tương đối đi du lịch nước ngoài trong khi mang thai gồm: tiền sử xảy thai, đẻ non; hở cổ tử cung, hoặc tiền sản giật, hoặc các bệnh lí khác (vd, suy tim, thiếu máu nặng).
• Những khu vực nguy cơ cao (vd, nơi yêu cầu tiêm vaccine sống cho người du lịch hoặc có sốt rét kháng thuốc lưu hành) nên tránh trong suốt thời gian mang tha.
• Sốt rét khi mang thai là một yếu tố nguy cơ cao gây tàn tật và tử vong cho cả mẹ và thai.

NGƯỜI DU LỊCH NHIỄM HIV
• Người nhiễm HIV có giảm tế bào TCD4 nên tới gặp bác sĩ tư vấn trước khi khởi hành, đặc biệt là khi đi tới các nước đang phát triển.
• Một vài nước cấm những người nhiễm HIV nhập cảnh để định cư, nhưng nó không làm giảm tỉ lệ lây truyền virus HIV.
• Xác định tình trạng miễn dịch của người nhiễm HIV rất quan trọng, vì phòng bệnh bằng vaccine ở nhóm người này là cực kì quan trọng.
• Sốt rét đặc biệt nặng ở bệnh nhân AIDS; tải lượng virus HIV tăng gấp đôi khi bị sốt rét, và giảm sau 8–9 tuần.
CÁC VẤN ĐỀ SAU KHI DU LỊCH VỀ
• Tiêu chảy: Các triệu chứng của tiêu chảy có thể kéo dài vì vẫn còn tác nhân gây bệnh (vd, Giardia lamblia) hoặc, hay gặp hơn, do hậu quả sau nhiễm trùng như giảm dung nạp lactose, hội chứng ruột kích thích. Một nghiên cứu dùng metronidazole điều trị nhiễm Giardia, chế độ ăn không có lactose, hoặc một nghiên cứu dùng thuốc nhuận tràng liều cao (phối hợp với nhuận tràng thẩm thấu như lactulose hoặc PEG 3350) có thể giảm triệu chứng.
Sốt: Sốt rét nên nghĩ tới đầu tiên khi người du lịch trở về từ vùng có sốt rét với triệu chứng sốt. Sốt rét thường gặp ở Châu Phi, sốt dengue ở Đông Nam Á và Caribbean, sốt thương hàn ở Nam Á, nhiễm Rickettsial ở vùng Nam Phi.
Bệnh da: Viêm da mủ, cháy nắng, côn trùng đốt, loét da, ấu trùng di chuyển ngoài da là những bệnh hay gặp nhất; nếu kéo dài, nên nghĩ tới bệnh leishmaniasis thể da, nhiễm Mycobacteria, hoặc nấm da.

Nguồn: Harrison Manual of Medicine 18th

Tham khảo bản dịch của nhóm “chia ca lâm sàng”

Xem tất cả Nội khoa Harrison tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/noi-khoa-harrison/

 

Giới thiệu Phan Trọng Hiếu

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …