[Y khoa cơ bản] Bài 12: Tim

Rate this post

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

■ Mô tả được các thành phần quan trọng cấu thành mô cơ tim.
■ Mô tả được vị trí của tim, màng ngoài tim và màng trong tim.
■ Nắm được tên của các buồng tim và các mạch máu đến và đi.
■ Nắm được tên của các van tim và giải thích được chức năng,hoạt động của chúng.
■ Mô tả được tuần hoàn tại mạch vành và ý nghĩa của sự tuần hoàn đó.
■ Mô tả được chu chuyển tim.
■ Giải thích cách các tiếng tim được tạo ra như thế nào.
■ Nắm được các đường dẫn truyền trong tim và giải thích tại sao từ nút xoang nhĩ có thể tạo nên được nhịp đập trong tim.
■ Giải thích được thể tích nhát bóp tâm thất,cung lượng tim và định luật Starling của tim.
■ Giải thích được tại sao hệ thần kinh lại điều hòa được cơ tim, kiểm soát sự co cơ tim.

II. THUẬT NGỮ:

1. Thuật ngữ mới:

  • Aorta (ay-OR-tah): Động mạch chủ
  • Atrium (AY-tree-um): Tâm nhĩ
  • Cardiac cycle (KAR-dee-yak SIGH-kuhl): Chu chuyển tim
  • Cardiac output (KAR-dee-yak OUT-put): Cung lượng tim
  • Coronary arteries (KOR-uh-na-ree AR-tuh-rees): Động mạch vành
  • Diastole (dye-AS-tuh-lee): Thì tâm trương
  • Endocardium (EN-doh-KAR- dee-um): Màng trong tim
  • Epicardium (EP-ee-KAR-dee-um): Màng ngoài tim
  • Mediastinum (ME-dee-ah-STYE-num): Trung thất
  • Mitral valve (MY-truhl VALV): Van 2 lá
  • Myocardium (MY-oh-KAR-dee-um): Cơ tim
  • Sinoatrial (SA) node (SIGH-noh-AY-tree-al NOHD): Nút xoang nhĩ
  • Stroke volume (STROHK VAHL-yoom): Thể tích nhát bóp tâm thu
  • Systole (SIS-tuh-lee): Thì tâm thu
  • Tricuspid valve (try-KUSS-pid VALV): Van 3 lá
  • Venous return (VEE-nus ree-TURN): Hệ tĩnh mạch
  • Ventricle (VEN-tri-kuhl): Tâm thất

2. Thuật ngữ liên quan đến lâm sàng:

  • Arrhythmia (uh-RITH-me-yah): Loạn nhịp tim
  • Ectopic focus (ek-TOP-ik FOH-kus): Sai lệch vị trí
  • Ejection fraction (ee-JEK-shun FRAK-shun): Phân số tống máu
  • Electrocardiogram (ECG) (ee-LEK-troh-KAR-dee-oh-GRAM): Điện tim
  • Fibrillation (fi-bri-LAY-shun): Sự rung tim
  • Heart murmur (HART MUR-mur): Tiếng thổi tim
  • Ischemic (iss-SKEE-mik): Thiếu máu cục bộ
  • Myocardial infarction (MY-oh-KAR-dee-yuhl in-FARK-shun): Nhồi máu cơ tim
  • Pulse (PULS): Mạch
  • Stenosis (ste-NOH-sis): Hẹp

III. NỘI DUNG:

Trong thời kì phôi thai, tim bắt đầu đập từ tuần thứ 4 của thai kì , trước cả khi hệ thần kinh bắt đầu được thành lập.Nếu một người sống đến năm 80 tuổi, tim của người đó sẽ đập trung bình 100.000 lần mỗi ngày, đập hàng ngày trong suốt 80 năm. Hãy tưởng tượng nếu ta cố bóp trái bóng tennis 70 lần trong một phút. Sau khoảng vài phút, phần cơ cánh tay của bạn sẽ trở nên mệt. Nào bây giờ hãy tưởng tượng nhịp tim của bạn là 120 lần trên phút. Phần lớn chúng ta không giữ được tình trạng đó diễn ra lâu, nhưng đó là cách mà trái tim tập luyện. Một trái tim khỏe mạnh có thể tăng nhịp và khả năng co bóp giúp cho cơ thể khi cơ thể cần thêm nhiều oxy, trở lại nào, khi nhịp tim lúc nghỉ ngơi và tiếp tục đập như bình thường nếu như không có vấn đề gì hoặc chuyện gì xảy ra. Thực tế thì nó không hoàn toàn tầm thường,đây chính là nhiệm vụ của trái tim.

Chức năng nguyên thủy của tim là co bóp tống máu và trong động mạch,mao mạch và cách tĩnh mạch. Những điều mà bạn đã được học ở chương trước, máu vận chuyển oxy ,các chất dinh dưỡng và còn có một số chức năng quan trọng khác. Trái tim co bóp giúp duy trì khối lượng tuần hoàn. Trước khi chúng ta bàn luận về tim như một cái máy bơm, dù vậy chúng ta cần cho mọi người xem loại mô mà giúp cho việc co bóp: cơ tim.

MÔ CƠ TIM
Tế bào cơ tim (thường được gọi là sợi cơ tim hoặc tế bào cơ) bị phân nhánh, nhưng theo nhiều cách khác nhau chúng khá giống cấu trúc của tế bào cơ xương (Đã được mô tả trong chương 7). Như điều bạn mong đợi, cơ tim có rất nhiều ti thể . Tế bào có nhiều vân (Hình 12–1), phản ánh sự phân bố các sợi myosin,sợi actin, troponin, và các đơn vị tơ cơ khác. Sarcomeres là một đơn vị tơ cơ. Sự co cơ ở các tế bào cơ tim khá giống với sự co cơ của các tế bào cơ xương , Sự co cơ đó được tạo nên nhờ sự đồng vận chuyển Na (đi vào tế bào tạo nên quá trình khử cực) và ion kali (đi ra khỏi tế bào cho quá trình tái phân cực)

Có một sự khác biệt rõ ràng nhất là các tế bào cơ tim có khả năng tự hoạt động, tự co; chúng không cần sự tác động của thần kinh để làm việc đó. Một điều quan
trọng khác là khi có điện thế hoạt động của một tế bào cơ tim thì nó sẽ lan truyền sang ngay tế bào cơ tim bên cạnh liền kề, bởi con đường giữa các nhân có vạch bậc thang (intercalated discs) dựa trên sự nối liền từ tận cùng đến tận cùng. Bạn có thể thấy ở hình 12–1, màng tế bào ở tận cùng của tế bào cơ tim là một cái màng bao quát, ăn sâu vào tạo các nếp gấp ngay cạnh tế bào tiếp theo (giống cái bánh pudding trong một cái khuôn hoặc ngón tay trong găng tay).Nếp gấp tạo ra sự thống nhất với bề mặt khu vực giữa các tế bào cho sự di chuyển lên nhau để hoạt động. Khi một tế bào sợi cơ tim khử cực và liên kết , tế bào bên cạnh nhanh chóng khử cực, và rồi lại tế bào bên cạnh nữa.Sự xuất hiện của các nhân có vạch bậc thang làm cho điện thế di chuyển nhanh chóng khi mà trong một nhịp tim hai tâm nhĩ co gần như cùng một lúc được theo dõi bởi hệ thống trong hai tâm nhĩ đó.

Cơ tim gần như là một mô có khả năng nội tiết, sản xuất một nhóm hormon được gọi là peptide lợi niệu.Ta sẽ dùng peptide lợi niệu tâm nhĩ (ANP), có thể gọi là atrial natriuretic hormone (ANH), được mô tả là hormon thuộc nhóm này. ANP được sản xuất ra khi thành của tâm nhĩ bị tạo áp lực bởi sự tăng lên của thể tích dòng máu hoặc tăng áp lực dòng máu. ANP làm giảm đi tính hút của ion muối bởi thận, nên nếu có nhiều ion muối hơn thì sẽ đc bài tiết qua thận,nó sẽ làm tăng việc loại bỏ nước. Việc giảm lưu lượng tuần hoàn và huyết áp giúp bảo vệ cho tim , tim có thể bị tổn thương khi có tăng huyết áp mạn tính. (Có thể bạn đã biết ANP là tác nhân đối kháng với hormon aldosterol, làm tăng huyết áp) Một số cơ quan đích khác của ANP là cơ trơn và mạch máu; ANP kích thích làm giãn mạch máu, nó góp phần giúp làm giảm huyết áp.

Một cơ quan đích khác của ANP đó là các mô mỡ, và ANP còn làm tăng sự chuyển đổi từ mô mỡ trắng thành mô mỡ nâu. Bạn có thể hiểu mỡ trắng có chức năng dự trữ chất béo, còn chuyển hóa chất béo mô mỡ nâu cần thiết cho hô hấp tế bào, cùng với năng lượng được thải qua dưới dạng nhiệt. Một lần nữa, nó là sự bảo vệ cho trái tim, khi mà chất béo trở nên dư thừa,cũng không làm tắc nghẽn mạch máu, nó được chuyển hóa thành CO2 và H2O. Tăng thêm sự kích thích bài tiết
ANP bao gồm các bài tập và sự chống chịu với cái lạnh.Như bạn có thể thấy, con đường liên kết hóa học với biểu mô thận,cơ trơn mạch máu, và mô mỡ, trái tim có khả năng tự bảo vệ chính nó.

VỊ TRÍ CỦA TIM VÀ MÀNG NGOÀI TIM

Trái tim nằm trong khoang lồng ngực,ở giữa hai phổi. Khu vực này được gọi là Trung thất.Với bóng tim dạng hình nón chiếm ưu thế, nó ở đằng sau xương ức, và màng ngoài tim sẽ tiếp xúc hoặc rời khỏi ở vị trí này. Vị trí mỏm tim ở phía dưới và nằm ngay trên cơ hoành phía đường giữa đòn trái. Đây chính là lí do vì sao chúng ta luôn nghĩ tim nằm phía bên trái, Bởi vì nhịp đập tim mạnh nhất mà chúng ta có thể nghe,cảm nhận là ở bên trái.

Trái tim được bao bọc bởi màng ngoài tim được cấu tạo với ba lớp (Hình. 12–2). Ngoài cùng là màng xơ sợi, sự kết hợp các lớp xơ sợi dày đặc liên kết các mô mở rộng xuống phía trên cơ hoành và vượt lên phần gốc các mạch máu lớn đi ra vào tim. Màng thanh dịch khi gấp lại sẽ tạo nên hai lớp là lá thành và lá tạng. Lớp màng xơ sợi bên ngoài được gọi là lá thành. Còn lớp trên bề mặt của tim được gọi là lá tạng. Giữa lá thành và lá tạng có một lớp dịch huyết thanh,giúp ngăn cản sự ma sát trong mỗi nhịp đập của tim.


BUỒNG TIM-MẠCH MÁU VÀ VAN TIM
Các phần dày lên tạo nên thành của bốn buồng tim là từ cơ của tim. Chúng ta gọi đó là cơ tim.

Các buồng của tim tiếp xúc với lớp màng trong tim, lớp biểu mô gai bao bọc quanh các lá van của tim và liên kết với lớp màng tạo thành lớp màng trong tim. Sự thật quan trọng là lớp màng trong tim không mỏng như bạn nghĩ, hơn nữa nó còn rất mịn. Lớp mô trơn nhẵn này giúp cho máu lưu thông qua không bị đông vón, bởi vì khởi đầu cho sự đông vón của máu là tiếp xúc của máu với bề mặt gồ ghề.

Các buồng tim phía bên trên của tim là nhĩ trái và nhĩ phải (nhĩ: atrial) (cách gọi khác: atrium), chúng có thành tương đối mỏng và được tách riêng ra bởi thành lớp cơ tim được gọi là vách gian nhĩ. Các buồng tim ở thấp hơn là thất phải và thất trái, chúng có các thành dày và được tách riêng ra bởi vách gian thất (Hình. 12–3). Như các bạn thấy,tâm nhĩ thu hồi máu về từ cả cơ thể hoặc từ phổi, và tâm thất thì đẩy máu lên phổi hoặc đưa máu đi cả cơ thể.

NHĨ PHẢI
Có 2 tĩnh mạch chủ lớn thu hồi máu từ cả cơ thể về nhĩ phải (Xem hình. 12–3). Tĩnh mạch chủ trên thu hồi máu từ nửa phía trên của cơ thể, và tĩnh mạch chủ dưới thu hồi máu từ nửa dưới cơ thể. Từ nhĩ phải, máu được đẩy xuống xuyên qua van của nhỉ phải, hay được gọi là van 3 lá,máu đi xuống thất phải.

Van 3 lá,được tạo nên bởi 3 vạt (hoặc các lá) của nội tâm mạc được củng cố với sự liên kết mô. Mục đích chung của các van trong hệ tuần hoàn là ngăn cho máu không chảy ngược. Chức năng của van 3 lá là ngăn sự chảy ngược của dòng máu từ thất phải lên nhĩ phải khi thất phải co bóp.Khi thất phải co bóp, máu sẽ tác  động phía sau lá van, đẩy chúng lên,chụm lại và làm cho van 3 lá đóng.

NHĨ TRÁI
Nhĩ trái nhận máu về từ phổi, bởi con đường là 4 tĩnh mạch phổi. Lượng máu này sẽ được đẩy xuống thất trái đi qua van tâm nhĩ trái, hay được gọi là van 2 lá. Van 2 lá ngăn không cho máu chảy ngược từ thất trái lên nhĩ trái khi thất trái co bóp.

THẤT PHẢI
Khi thất phải co bóp, áp lực làm đóng van 3 lá lại và máu được tống thẳng vào phổi qua động mạch phổi. Tại nơi kết nối của động mạch lớn và thất phải là van động mạch phổi hình bán nguyệt (hay đơn giản hơn gọi là van động mạch phổi). Nó có 3 lá và sẽ mở ra khi thất phải co bóp và tống máu vào động mạch phổi. Khi thất phải giãn, dòng máu có xu hướng quay lại, nhưng dòng máu đã làm đầy van 3 lá và đóng van lại để ngăn dòng máu chảy ngược lại vào thất phải.

Phần nhô lên ở đáy thất phải trông như các cột trụ được gọi là cơ nhú(see Fig. 12–3). Các xơ sợi liên kết với các mô, dây gân tim, kéo dài từ cơ nhú đến các lá van của van 3 lá.Khi thất phải co bóp cơ nhú co lại và kéo các dây gân tim ngăn chặn sự đảo ngược của van 3 lá. Nếu bạn đã từng có 1 cái ô bị thổi vào bên trong bởi 1 cơn gió mạnh, bạn có thể tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra nếu nếu các lá van của van 3 lá không được cố định bởi dây gân tim và cơ nhú.

THẤT TRÁI
Thành của thất trái dày hơn thành của thất phải,điều đó cho phép thất trái có thể co với lực mạnh hơn. Thất trái tống máu đi khắp cơ thể thông qua động mạch chủ, động mạch lớn nhất của cơ thể. Tại nơi tiếp nối của động mạch chủ và thất trái là van động mạch chủ hình bán nguyệt (hoặc van động mạch chủ) (Xem hình. 12 3). Van này được mở ra bởi áp lực khi thất trái co bóp, trong khi điều đó làm đóng van 2 lá. Van động mạch chủ đóng lại khi thất trái giãn, để ngăn dòng máu chảy ngược từ động mạch chủ vào thất trái. Khi van 2 lá đóng,nó ngăn dòng máu chảy ngược từ nhĩ trái; các lá của van 2 lá cũng được cố định bởi các dây gân tim và cơ nhú.

Có thể thấy các loại van trong hình 12–4, đặc tả được khung sợi của tim. Đây là sự kết nối giữa xơ sợi và mô cố định các đỉnh bên ngoài của lá van và giữ van mở. Nó luôn tách riêng phần cơ tim của nhĩ và thất và ngăn ngừa sự co thắt của tâm nhĩ tác động tới tâm thất ngoại trừ con đường dẫn truyền thông thường.

Như bạn có thể thấy ở phần miêu tả về buồng tim và mạch máu, tim thật sự là 1 đôi, hoặc 2 phía, bơm. Phía bên phải của tim thu hồi máu không có oxy từ khắp cơ thể và tống máu đến phổi để lấy oxy và loại bỏ CO2. Phía bên trái của tim lấy máu chứa oxy từ phổi về để bơm tống máu đi khắp cơ thể. Công việc 2 phía diễn ra đồng thời; đó là cả 2 nhĩ co bóp cùng một lúc, theo sự co bóp của cả 2 thất. Giải phẫu mặt trước tim được tóm tắt trong bảng 12–1.

MẠCH VÀNH

Động mạch vành trái và phải là các mạch đầu tiên phân nhánh từ động mạch chủ lên, ở phía bên kia của van động mạch chủ (Hình. 12–5). Hai nhánh của động mạch đi vào các động mạch nhỏ hơn và tiểu động mạch, rồi đến mao mạch. Mao mạch vành hòa vào với tĩnh mạch vành.khi không có máu trong xoang vành, lúc đó máu trở về nhĩ phải.

 

Chức năng của mạch vành nhằm đưa máu có nhiều oxy qua cơ tim; oxy cần thiết cho sự hoạt động co bóp của cơ tim. Nếu động mạch vành bị tắc nghẽn, ví dụ là bởi cục máu đông, một phần cơ tim bị thiếu máu (thiếu máu cục bộ), vậy là nguồn cung cấp máu đã bị mất. Sự thiếu máu cục bộ này kéo dài là nguy cơ cho xuất hiện nhồi máu, một khu vực mô bị hoại tử . Gây ra các cơn đau, gọi là cơn đau tim (Xem hình 12–1: Bệnh động mạch vành).

CHU CHUYỂN TIM VÀ TIẾNG TIM
Chu chuyển tim là các giai đoạn nối tiếp nhau trong một nhịp đập của tim.Một cách đơn giản, chu chuyển tim là sự co bóp cùng lúc của hai nhĩ, theo ngay sau đó khoảng một phần nhỏ của giây là sự co bóp đồng thời của hai thất. Thì tâm thu là thời kì co bóp của tim. Thời kì giãn của tim là thì tâm trương. Chúng ta đã áp dụng sự liên quan này cho cách đọc huyết áp. Nếu ta áp dụng điều đó cho chu chuyển tim, ta có thể nói tâm nhĩ thu được theo sau bởi tâm thất thu. Tuy nhiên,tín hiệu khác nhau từ sự di chuyển của dòng máu từ nhĩ đến thất và sự di chuyển dòng máu từ thất đến động mạch. Các sự kiện của chu chuyển tim có thể thấy rõ ở hình 12-6.

Chu chuyển tim trong hình. 12–6. Ở trong sơ đồ, chu chuyển tim được mô tả là một vòng tròn do nhịp đập của tim nối tiếp nhau, bắt đầu là thì tâm nhĩ thu ở phía đỉnh (12 o’clock). K ích thước các đoạn hoặc giải đoạn của vòng tròn biểu thị thời gian. Tìm đoạn của thì tâm nhĩ thu và một cho tâm thất thu, và chú ý xem chúng
rộng như thế nào(tức là “ thời gian”).

Bạn có nghĩ rằng quá trình tâm thất co quan trọng hơn tâm nhĩ co? Xem hình 12–5 và đọc các chỉ dẫn. Chúng ta sẽ bắt đầu ở phía dưới (6 o’clock) khi tâm nhĩ ở giữa thì tâm trương và tâm thất vừa kết thúc thì tâm thu. Toàn bộ tim đang giãn và tâm nhĩ được lấp đầy máu.

Máu liên tục chảy từ tĩnh mạch vào cả hai tâm nhĩ. Lượng máu tăng càng nhiều lên, tạo nên áp lực mở van nhĩ thất trái và phải. 2/3 lượng máu trong tâm nhĩ chảy thụ động từ tâm nhĩ xuống tâm thất (biểu hiện ở 12 o’clock); và tâm nhĩ co bóp đẩy nốt lượng máu còn lại xuống tâm thất.

Dựa theo sự co cơ, tâm nhĩ giãn và tâm thất bắt đầu co bóp. Tâm thất co đẩy một lượng máu trở lại các lá van của van nhĩ thất trái và phải,làm chúng đóng lại; áp lực của dòng máu làm cho mở van động mạch phổi và van động mạch chủ. Tâm thất tiếp tục co bóp, chúng bơm tống máu lên động mạch. Nhận thấy lượng máu lên động mạch đều do tâm thất co tống lên. Tâm thất giãn,cùng lúc với giai đoạn máu quay trở về tâm nhĩ, và chu chuyển tim bắt đầu trở lại.

Điều quan trọng nhất dễ nhận thấy ở đây là hầu như lượng máu trong tâm nhĩ chảy thụ động xuống tâm thất, nhưng tất cả lượng máu đẩy lên động mạch thì phải do tâm thất co bóp tống lên. Vì lí do đó,chức năng của tâm thất quan trọng hơn so với chức năng của tâm nhĩ. Có thể bạn tự hỏi: “Mọi hoạt động đó diễn ra trong một nhịp đập?” Câu trả lời là Đúng. Chu chuyển tim là một chuỗi các hoạt động chính xác nhằm giữ cho dòng máu chảy từ tĩnh mạch,qua tim và đến động mạch.

Chu chuyển tim tạo nên các tiếng tim: Mỗi nhịp đập của tim được tạo ra bởi 2 âm thanh, gọi là “lub- dup,” ta có thể nghe bằng ống nghe. Tiếng đầu tiên, nghe thô và kéo dài, xuất hiện do trong thì tâm thất thu đóng van nhĩ thất. Tiếng thứ hai xuất hiện do đóng van động mạch chủ và van động mạch phổi. Nếu các van này không đóng kín, sẽ xuất hiện thêm một tiếng nữa gọi là tiếng thổi (Xem bảng 12–2: Tiếng thổi tim).


ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN CỦA TIM
Chu chuyển tim là một chuỗi các hoạt động được điều chỉnh bởi điện thế hoạt động của cơ tim. Tế bào cơ tim có khả năng tự hoạt động; do đó các xung động thần kinh không phải nguyên nhân gây co bóp, giống như sự hoạt động của tế bào cơ xương. Tế bào cơ tim tạo ra toàn bộ điện thế hoạt động tương tự như sự tạo ra hoạt động tế bào cơ xương bởi xung thần kinh (được mô tả ở Chương 7). Tế bào cơ tim có nhiều nhánh và các vạch bậc thang; lan truyền điên thế hoạt động sang các tế bào bên cạnh. Sự xuất hiện của vạch bậc thang cho phép xung động điện thế dẫn truyền đến 2 tâm nhĩ làm chúng co bóp và theo đó là sự hoạt động co bóp của tâm thất.

Mỗi nhịp tim được tạo nên từ chính bản thân quả tim và các nhịp tín hiệu điện dẫn truyền theo một lộ trình cụ thể theo cơ tim. Bạn có thể tìm thêm thông tin Hình. 12–7 đọc các chỉ dẫn.

Máy điều hòa nhịp tim tự nhiên của tim là nút xoang (SA) , một nhóm tế bào cơ tim đặc biệt nằm ở thành của tâm nhĩ phải nằm dưới ngay chỗ vào tĩnh mạch chủ trên. Nút xoang là một bộ phận đặc biệt bởi vì nó phát nhịp tự nhiên làm cơ hoạt động, quá trình khử cực nhanh hơn so với các phần khác của cơ tim (60 đến 80 lần trên phút). Qúa trình khử cực là sự đi vào của ion Na trao đổi với ion phía bên đối diện qua màng tế bào. Tế bào của nút xoang có tính thấm với ion Na cao hơn so với tế bào cơ tim. Vì thế, chúng khử cực nhanh hơn, và tạo nên sự co bóp trong mỗi nhịp đập.

Từ nút xoang, sự dẫn truyền hoạt động đi đến nút nhĩ thất, ngay dưới vách gian nhĩ. Có sự dẫn truyền xung thần kinh từ nút xoang nhĩ đến nút nhĩ thất làm cho cơ tâm nhĩ giãn và bắt đầu thì tâm thu.

Phần khung sợi của tim tách riêng phần cơ của tâm nhĩ với tâm thất;xơ sợi liên kết với mô hoạt động như một tấm cách điện giữa 2 buồng tim. Chỉ có một con đường dần truyền thần kinh duy nhất từ tâm nhĩ xuống tâm thất, đó là bó nhĩ thất, hay được gọi là bó His. Bó His chạy dọc vách gian thất ở phía trên; nó tiếp tục dẫn truyền thần kinh từ nút nhĩ thất xuống nhánh trái và nhánh phải. Các nhánh của bó His được gọi là mạng Purkinje,

Làm cho phần cơ tâm thất giãn và bắt đầu thì tâm thất thu. Điện thế hoạt động của tâm nhĩ và tâm thất được mô tả bằng điện tâm đồ (ECG); X em trong bảng 12–3: Điện tâm đồ.

Nếu chức năng nút xoang suy giảm,nút nhĩ thất sẽ điều hòa nhịp tim, nhưng ở nhịp chậm hơn (50 đến 60 nhịp trên phút). Bó nhĩ thất có khả năng tạo ra sự co bóp cho phần thất, nhưng ở nhịp chậm hơn (15 đến 40 nhịp trên phút). Tình trạng này xuất hiện ở những người bệnh tim liên quan đến sự dẫn truyền thần kinh từ nhĩ xuống thất bị chặn lại.

Chứng loạn nhịp tim là cho nhịp tim không đều; tạo nên tác động nguy hiểm đe dọa cuộc sống. Đầu tiên mọi người sẽ xuất hiện tình trạng hồi hộp đánh trống ngực (cách nhận biết nhịp tim không đề) thường xuyên. Thông thường mọi người không để ý lắm vì do có thể là kết quả của việc dùng nhiều caffeine, thuốc lá, hoặc rượu.Nghiêm trọng hơn sẽ là rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh và lệch ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tống máu (Xem bảng 12–4: Chứng loạn nhịp tim).

NHỊP TIM
Một người khỏe mạnh lúc nghỉ ngơi có nhịp tim từ 60 đến 80 lần trên phút, đó là số lần khử cực của nút xoang (Thực ra nút xoang thường phát nhịp nhanh hơn,gần 100 lần trên phút, nhưng chậm hơn do ảnh hưởng của hệ phó giao cảm.) Nhịp tim thấp hơn 60 (trừ vận động viên) gọi là nhịp tim chậm. Nhịp tim nhanh trên 100 lần trên phút và kéo dài được gọi là nhịp tim nhanh.Nhịp tim của trẻ em bình thường có thể cao hơn 100 lần trên phút, trẻ nhỏ có thể lên đến 120, và trẻ sơ sinh có thể lên đến 140 lần trên phút. Nhịp tim không liên quan đến tuổi, nhưng liên quan đến kích thước ,các cá nhân với kích thước nhỏ hơn, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh và nhịp tim đập nhanh hơn. Song song với chuyện đó người ta tìm ra nhịp tim liên quan kích thước; nhịp tim của chuột là 200 lần trên phút và của voi là 30 lần trên phút.

Hãy quay lại về vấn đề nhịp tim người lớn và chú ý vào những người có thể trạng vật lý tốt nhất. Như bạn đã biết,những vận động viên có nhịp tim rất thấp. Ví dụ như cầu thủ bóng rổ nhịp tim chỉ khoảng 50 lần trên phút, còn vận động viên chạy marathon là từ 35-40 Để hiểu được vấn đề này,chúng ta cần nhớ tim là khối cơ. Khi cơ vân xương của ta luyện tập,chúng khỏe và năng suất cao hơn. Điều đó cũng đúng với tim; các bài tập giúp chúng tăng hiệu suất tống máu, bạn có thể đọc về vấn đề này ở đoạn tiếp theo.

HIỆU SUẤT TỐNG MÁU

Hiệu suất tống máu là lượng máu được tâm thất co bóp bơm lên trong 1 phút. Mức độ chắc chắn hiệu suất tống máu cần là để trao đổi oxy với mô và loại bỏ các sản phẩm dư thừa. Trong lúc luyện tập,hiệu suất tống máu tăng lên do cơ thể tăng nhu cầu sử dụng oxy.

Để tính hiệu suất tống máu,ta cần biết nhịp tim và lượng máu được bơm lên trong một nhip. Thể tích tâm thu là lượng máu được tâm thất co bóp bơm lên trong một nhịp; trung bình thể tích tâm thu lúc nghỉ là 60 đến 80mL trên một nhip. Một công thức đơn giản cho phép ta tính được hiệu suất tống máu:

Hiệu suất tống máu = thể tích tâm thu × nhịp tim

Thay vào công thức với thể tích tâm thu trung bình, 70 mL, và nhịp tim trung bình,70 nhịp trên phút (bpm):

Hiệu suất tống máu = 70 mL × 70 bpm. Hiệu suất tống máu = 4900 mL per minute (xấp xỉ 5 L)

Tất nhiên,hiệu suất tống máu sẽ khác nhau ở kích thước mỗi người, nhưng xấp xỉ từ 5 đến 6 lít trên phút. Lượng máu trên là không giống nhau nhưng là thể tích trung bình. Khi nghỉ ngơi,tim có thể bơm toàn bộ lượng máu cơ thể trong một phút.

Ta có thể thay đổi được,tất nhiên điều đó còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và tận dụng được các vận động vật lý.

Nếu bây giờ chúng ta xem xét lại một vận động viên bạn sẽ thấy một cách chính xác tại sao vận động viên lại có nhịp tim thấp. Trong công thức,ta sẽ thấy hiệu suất tống máu trung bình (5 L) và nhịp tim vận động viên (50):

Hiệu suất tống máu = Thể tích tâm thu × mạch 5000 mL = thể tích tâm thu × 50 bpm

5000/50 = Thể tích tâm thu. 100 mL = Thể tích tâm thu

Nhận thấy thể tích tâm thu lúc nghỉ ngơi của vận động viên tăng lên đáng kể so với mức trung bình. Tim của vận động viên co bóp,tống máu trong một nhịp đập nhiều hơn và giữ cho hiệu suất tống máu bình thường chỉ với một vài nhịp đập.

Nào cùng xem trái tim đáp ứng lại với bài tập như thế nào. Nhịp tim tăng lên trong khi tập luyện, thể tích tâm thu cũng vậy. Sự tăng lên về thể tích tâm thu là kết quả của Luật Starling về tim, Lực co cơ tim tỉ lệ thuận với chiều dài sợi cơ trước khi co. Trong luyện tập,lượng máu về tim nhiều hơn, đây gọi là cung lượng tim. Tăng cung lượng tim là tăng co các cơ tâm thất, áp lực tăng hơn đẩy nhiều máu hơn, bằng cách ấy làm tăng thể tích tâm thu. Bởi vậy, trong công thức phải theo một số giá trị :

Hiệu suất tống máu = thể tích tâm thu × mạch.

Hiệu suất tống máu = 100 mL × 100 bpm

Hiệu suất tống máu= 10,000 mL (10 liters)

Hiệu suất tống máu có tập luyện này gấp đôi so với hiệu suất tống máu ta tính lần đầu, không khác biệt có thể tăng lên 4 lần so với lúc nghỉ ngơi trong bài tập gắng sức.Sự khác biệt này là do dự trữ năng lượng tim, sự tăng lên về thể tích bơm máu của tim khi cần thiết. Nếu tim nghỉ ngơi tống máu được 5 L và tim tập luyện tống máu được 20 L, dự trữ năng lượng tim là 15 L. Hiệu suất tống máu của vận động viên marathon có thể tăng 6 lần và hơn so với tim nghỉ ngơi, và dự trữ năng lượng tim lớn hơn so với hiệu suất tống máu người trẻ; đây là kết quả quá trình hoạt động bền bỉ của tim. Bởi vì Luật của Starling, nó gần như là không thể đối với một trái tim khỏe mạnh làm việc quá sức. Không quan trọng là vấn đề cung lượng tim tăng, tâm thất sẽ tăng co bóp và làm tăng thể tích tâm thu và hiệu suất tống máu.

Có sự liên quan đến hiệu suất tống máu, và một chỉ số khác có thể đo được sự khỏe mạnh của tim, là Phân suất tống máu. Đó là % lượng máu trong tâm thất được bơm tống lên trong thì tâm thu. Tâm thất không rỗng hoàn toàn khi nó bơm máu nhưng sẽ bơm tống khoảng 60-70% lượng máu. Một tỉ lệ phần trăm thấp biểu thị cho chức năng thất suy giảm. Các vấn đề của sinh lý được tóm tắt trong bảng 12–2.

ĐIỀU HÒA NHỊP TIM
Mặc dù trái tim được điều hòa và ổn định trong mỗi lần đập, nhưng nhịp tim sẽ thay đổi tùy vào trường hợp khác nhau. Hệ thần kinh đảm bảo cho sự thay đổi đó khi cần thiết, điển hình là trong trường hợp tăng áp lực.

Tủy sống của não có chứa 2 trung tâm tim mạch,trung tâm kích thích và trung tâm ức chế. Trung tâm gửi xung động thần kinh đến tim qua dây thần kinh tự động. Đã được đề cập ở chương 8: thần kinh tự động. Gồm 2 bộ phận: giao cảm và phó giao cảm. Xung động thần kinh giao cảm từ trung tâm kích thích đi qua dây thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim và làm tăng co bóp tom trong luyện tập,stress (Chất dẫn truyền thần kinh là norepinephrine). Xung động thần kinh phó giao cảm từ trung tâm ức chế kéo dài đến dây thần kinh phế vị làm giảm nhịp tim(chất dẫn truyền thần kinh là acetyl-choline). Lúc nghỉ nghơi,dẫn truyền xung động thần kinh ở nút xoang chậm lại và ta có nhịp tim bình thường, và chúng làm giảm nhịp tim sau khi kết thúc tập luyện..

Câu hỏi đặt ra là : Thông tin nào để tủy sống thu nhận và tạo nên sự thay đổi? Bởi vì tim bơm máu, nó cần thiết cho duy trì huyết áp bình thường. Máu có chứa oxy, nên các mô cần tiếp tục thu nhận. Vì thế,sự thay đổi huyết áp và lượng oxy trong máu kích thích làm thay đổi nhịp tim.

Bạn có thể nhớ lại Chương 9 về thụ thể áp lực và thụ thể hóa học vị trí tại cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh. Thụ thể áp lực ở xoang động mạch cảnh xoang động mạch chủ nhận cảm được sự thay đổi của huyết áp. Thụ thể hóa học ở động mạch cảnh chung và động mạch chủ nhận biết được sự thay đổi lượng oxy trong máu. Dây thần kinh giác quan tiếp nhận thụ thể ở động mạch cảnh là dây thiệt hầu (dây thần kinh số 9); Dây thần kinh tiếp nhận thụ thể quai động mạch chủ là dây thần kinh phế vị (dây thần kinh số 10) . Nếu ta đặt tất ca thứ đó trong một ví dụ cụ thể, ta có thể thấy điều hòa nhịp tim là một phản xạ và dây thần kinh dẫn truyền theo phản xạ đó.Hình 12– 8 mô tả các cấu trúc được đề cập đến.

Một người mà đột ngột đứng dậy từ vị trí cơ thể sai lệch có thể cảm thấy choáng,chóng mặt một lúc vì huyết áp dòng máu não bị giảm đột ngột.

Tụt huyết áp được nhận biết bởi thụ cảm thể áp lực ở xoang động mạch cảnh—nhận cảm được đưa về não,đây là một vị trí quan trọng. Sự tụt huyết áp gây ra giảm xụng động tạc động lên các thụ cảm thể áp lực. X ung động thần kinh dẫn truyền qua dây thần kinh thiệt hầu đến tủy sống, và làm giảm sự liên tục của xung động thần kinh đến trung tâm kích thích. Trung tâm kích thích tạo ra các xung động thần kinh đượcc dẫn truyền bởi thần kinh giao cảm đến nút xoang, nút nhĩ thất, và cơ thất. Nhịp tim và áp lực tăng, huyết áp mạch máu não tăng hơn bình thường, và cảm giác choáng váng xuất hiện. K hi huyết áp mạch máu não trở về bình thường, tim thu nhận tín hiệu thần kinh phó giao cảm từ trung tâm ức chế kéo dài đến thần kinh phế vị đến nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất. Xung động thần kinh phó giao cảm làm tim đập chậm về mức bình thường khi nghỉ ngơi.

Tim thường bị tác động trong cung phản xạ kích thích bằng cách làm giảm lượng oxy trong máu.Thụ cảm thể của động mạch chủ ở vị trí quan trọng nên có thể nhận biết ra sự thay đổi lượng máu đi ra khỏi tim.

Cung phản xạ gồm có (1) thụ cảm thể hóa học động mạch chủ, (2) thần kinh phế vị , (3) trung tâm kích thích ở tủy sống, (4) thần kinh giao cảm và (5) cơ tim, làm tăng nhịp tim và lực co bóp làm tăng tuần hoàn tăng oxy cải thiện tình trạng thiếu oxy máu. Nhắc lại từ chương 10 về hormone epinephrine được tiết ra bởi tủy thượng thận trong stress. Một trong nhiều chức năng của epinephrine làm tăng nhịp tim và lực co bóp. Giúp cung cấp thêm máu cho mô khi cần thêm oxy để đáp ứng với stress.

TUỔI THỌ VÀ TIM
Cơ tim trở nên kém linh hoạt hơn cùng độ tuổi, và làm giảm cả hiệu suất tống máu tối đa và nhịp tim. Tình trạng khỏe mạnh cơ tim dựa trên sự cung cấp máu, và độ tuổi tăng càng làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch sẽ làm hẹp động mạch vành. X ơ vữa động mạch là sự lắng đọng của cholesterol lên thành mạch máu, làm giảm dòng máu chảy qua và bề mặt thành mạch gồ ghề có thể hình thành nên cục máu đông. Huyết áp cao làm cho thất trái phải làm việc nặng hơn; thất phải giãn ra làm tăng lượng máu cung cấp, lâu dần hoạt động kém đi. Suy giảm chức năng thất làm giảm khả năng bơm, cơ tim yêu dẫn đến sung huyết làm tổn thương; xuất hiện muộn hoặc sớm. Van tim dần trở nên dày và xơ hóa,tạo nên tiếng thổi và làm giảm khả năng bơm. Chứng loạn nhịp tim thường liên quan đến độ tuổi, tế bào dẫn truyền thần kinh trở nên kém linh hoạt hơn.

TÓM TẮT

Như bạn có thể thấy, hệ thần kinh có liên quan đến chức năng cơ bản của tim. Hoạt động bơm máu của tim duy trì huyết áp bình thường và độ bão hòa oxy trong mô,và hệ thần kinh đảm bảo tim có thể đáp ứng trong nhiều tình huống khác nhau. Huyết áp và mạch máu sẽ được đề cập trong chương tiếp theo.

IV. ĐẠI CƯƠNG HỌC TẬP

Tim bơm tống máu,tạo nên huyết áp, và tuần hoàn oxy,dinh dưỡng và các chất khác. Tim nằm trong trung thất, nằm giữa hai phổi,trong khoang ngực.
Mô cơ tim (Xem hình. 12–1)
1. Các sợi cơ tim có nhiều nhánh và ty thể; sarcomeres là một đơn vị co cơ.

2. Cơ tim tạo nên các điện thế hoạt động; Xung động thần kinh được lan truyền từ tế bào này sang tế bào khác qua vạch bậc thang.

3. Cơ tim là mô có chức năng nội tiết; sản xuất ra peptide lợi niệu (ANP) khi tâm nhĩ co bởi tăng thể tích máu hoặc BP. ANP làm tăng thải Na và nước ở thận, làm giảm thể tích máu trở về bình thường. ANP bị kích thích bởi tập luyện và tiếp xúc thời tiết lạnh; chuyển hóa mỡ trắng thành mỡ nâu.

Màng ngoài tim- 3 lớp bao quanh tim (Xem hình. 12–2)
1. Bên ngoài,xơ sợi bao ngoài tim, tạo nên bởi sợi liên kết với mô, lớp màng rộng tạo thành cái túi bao bọc quanh tim và trải dài hết cơ hoành là nền cho các mạch máu lớn .

2. Ngoại tâm mạc thanh mạc là một màng huyết thanh chạy bên trong cùng ngoại tâm mạc sợi.

3. Màng ngoài tim tạng, hoặc lá tạng, là một màng huyết thanh bao bọc bề mặt cơ tim.

4. Dịch huyết thanh ở giữa lá thành và lá tạng ngăn sự cọ sát trong mỗi nhịp đập của tim.

Buồng tim: Mạch máu và van tim (Xem hình. 12–3 và 12–4 và Bảng 12–1)

1. Mô cơ tim, cơ tim, tạo nên thành của 4 buồng tim.

2. Màng trong tim bao bên trong các buồng tim và bảo vệ van tim; đơn giản là các tế bào nhú tạo mặt nhẵn và ngăn xuất hiện cục máu đông.

3. Tâm nhĩ trái và phải là buồng tim phía trên, được ngăn cách bởi vách gian nhĩ. Tâm nhĩ thu hồi máu từ tĩnh mạch.

Advertisement

4. Tâm thất trái và phải là buồng tim phía dưới, được ngăn cách bởi vách gian thất. Tâm thất bơm tống máu lên động mạch.

Tâm nhĩ phải
1. Thu hồi máu phía thân trên từ tĩnh mạch chủ trên và thu hồi máu thân dưới từ tĩnh mạch chủ dưới.

2. Van 3 lá ngăn dòng máu chảy ngược từ thất phải lên nhĩ phải khi thất phải bắt đầu co bóp.

Tâm nhĩ trái
1. Thu hồi máu từ phổi về qua 4 tĩnh mạch phổi.

2. Van 2 lá ngăn dòng máu chảy ngược từ thất trái lên nhĩ trái khi thất trái bắt đầu co bóp.

Tâm thất phải- Có thành tương đối mỏng
1. Bơm tống máu lên phổi qua động mạch phổi.

2. Van động mạch phổi ngăn cho máu không chảy ngược từ động mạch phổi về thất phải khi thất phải đang giãn.

3. Cơ nhú và dây gân tim ngăn cho van 3 lá không bị đảo ngược khi thất phải co bóp.

Tâm thất trái- có thành dày hơn so với thất phải
1. Bơm tống máu đi khắp cơ thể qua động mạch chủ.

2. Van động mạch chủ ngăn không cho dòng máu chảy ngược từ động mạch chủ về tâm thất trái khi tâm thất trái đang giãn.

3. Cơ nhú và dây gân tim ngăn cho van 2 lá không đảo ngược khi tâm thất trái co.

4. Tim có 2 bên đều bơm máu: Phía bên phải tim thu hồi máu không có oxy và bơm lên 2 bên phổi; phía bên trái tim thu hồi máu chứa oxy về và bơm đi khắp cơ thể.Cả 2 phía của tim làm việc đồng thời.

Mạch vành (Xem hình. 12–5)
1. Con đường: đẩy máu lên động mạch chủ và nhánh trái và phải của động mạch vành, đến tiểu động mạch, đến mao mạch, đến tĩnh mạch vành, đến xoang vành và về nhĩ phải.

2. Mạch vành giúp tuần hoàn máu chứa oxy qua cơ tim.

3. Tắc nghẽn mạch vành là dẫn đến tổn thương cơ tim: hoại tử một phần cơ tim liên quan đến sự thiếu oxy

Chu chuyển tim- Các sự kiện diễn ra liên tục trong một nhịp đập (X em hình. 12–6)
1. Tâm nhĩ tiếp tục thu hồi máu từ tĩnh mạch; làm tăng áp lực trong tâm nhĩ, là cho van 2 lá bắt đầu mở ra.

2. 2/3 lượng máu từ tâm nhĩ chảy thụ động xuống tâm thất; tâm nhĩ co bóp đẩy lượng máu còn lại xuống tâm thất; sau đó tâm nhĩ giãn ra .

3. Tâm thất co bóp,làm đóng van nhĩ thất và mở van động mạch phổi và van động mạch chủ.

4. Tâm thất co bóp tống máu lên động mạch. Tâm thất bắt đầu thư giãn.Trong thời gian đó,lượng máu về làm đầy nhĩ thất và chu chuyển tim lại bắt đầu.

5. Thì tâm thu tức là sự co bóp tạo áp lực; thì tâm trương là sự thư giã. Trong chu chuyển tim, nhĩ thu và theo sau đó là thất thu. Khi tâm thất trong thì tâm thu,thì tâm nhĩ trong thì tâm trương.

6. Sự tự động trong các giai đoạn của chu chuyển  tim giữ cho dòng máu được chảy từ tĩnh mạch qua tim và đến động mạch.

Tiếng tim: 2 âm trong một nhịp đập: lub-dup

1. Âm đầu tiên được tạo ra do đóng van nhĩ thất trong thì tâm thất thu.

2. Âm thứ 2 được tạo ra do đóng van động mạch chủ và van động mạch phổi.

3. Đóng van không kín tạo nên tiếng thổi

Con đường dẫn truyền tim- dẫn truyền xung động thần kinh trong chu chuyển tim (X em hình. 12–7)
1. Nút xoang trên thành nhĩ phải phát nhịp; tế bào ở nút xoang có tính thấm với ion Na và và khử cực nhanh hơn so với các phần khác của cơ tim. Điện thế hoạt động lan truyền nhanh trong cơ tim bởi vì có vạch bậc thang ở giữa 2 tế bào cơ tim kề sát nhau.

2. Nút nhĩ thất ở phía dưới của vách gian nhĩ. Khử cực ở nút xoang lan truyền đến nút nhĩ thất đến cơ nhĩ và đưa cơ nhĩ vào thì tâm nhĩ thu.

3. Bó His ở phía trên của vách gian thất; phần đầu tiên của thất bắt đầu quá trình khử cực.

4. Nhánh trái và nhánh phải ở vách gian thất dẫn truyền xung động thần kinh đến mạng Purkinje ở cơ thất, hoàn thành thì tâm thất thu.

5. Điện tâm đồ (ECG) mô tả điện thế hoạt động của tim (Xem hình. 12–7).

6. Nếu một bộ phận không đáp ứng được chức năng, bộ phận tiếp theo sẽ điều hòa sự co bóp nhưng với nhịp chậm hơn.

7. Chứng loạn nhịp tim làm nhịp tim không đều; tạo nên tác động đe dọa đến tính mạng.

Nhịp tim
1. Người khỏe mạnh: 60-80 nhịp trên phút (Nhịp tim tương đương với mạch); trẻ em có mạch cao hơn do chúng có kích thước nhỏ và quá trình chuyển hóa diễn ra mạnh hơn.

2. Người có thể chất vật lý tốt sẽ có mạch chậm bởi vì tim hoạt động linh hoạt hơn,bơm được nhiều máu hơn bình thường trong mỗi nhịp đập.

Hiệu suất tống máu (Xem bảng 12–2)
1. Hiệu suất tống máu là lượng máu được thất bơm lên trong một phút.

2. Thể tích tâm thu là lượng máu được thất bơm lên trong một nhịp đập; trung bình 60-80 mL.

3. Hiệu suất tống máu bằng thể tích tâm thu nhân với mạch; trung bình hiệu suất tống máu khi nghỉ khoảng 5-6 L.

4. Luật Starling – Lực co cơ tim tỉ lệ thuận với chiều dài sợi cơ trước khi co..

5. Trong luyện tập,tăng thể tích tâm thu làm tăng cung lượng tim và co cơ của tâm thất (Luật Starling).

6. Trong luyện tập làm tăng thể tích tâm thu và làm mạch nhanh, đó là kết quả của việc tăng hiệu suất tống máu: tăng từ 2-4 lần so với lúc tim nghỉ ngơi.

7. Dự trữ năng lượng tim là sự khác nhau giữa hiệu suất tống máu tim nghỉ ngơi và hiệu suất tống máu tối đa; có thể là 15 L hoặc hơn.

8. Phân suất tống máu là % tổng lượng máu được thất bơm lên trong mỗi nhịp; trung bình 60% – 70%.

Điều hòa nhịp tim (Xem hình. 12–8)
1. Tim đập tạo ra nhịp tim, nhưng hệ thần kinh sẽ làm thay đổi nhịp tim tùy từng trường hợp khác nhau.

2 Tủy sống gồm 2 trung tâm tim mạch: trung tâm kích thích và trung tâm ức chế. Đó là một phần của cung phản xạ hoạt động làm thay đổi nhịp tim.

3. Xung động thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim và sự co bóp của tim; xung động thần kinh phó giao cảm ( thần kinh phế vị) làm giảm nhịp tim.

4. Thụ thể áp lực ở động mạch cảnh và xoang động mạch chủ nhận biết sự thay đổi huyết áp.

5. Thụ thể hóa học ở thể động mạch cảnh và thể động mạch chủ nhận biết sự thay đổi lượng oxy trong máu.

6. Dây thần kinh thiệt hầu dẫn truyền thần kinh cho thụ thể động mạch cảnh. Dây thần kinh phế vị– thụ thể động mạch chủ

7. Nếu dòng máu lên não giảm, thụ thể áp lực ở xoang động mạch cảnh sẽ nhận biết sự giảm đó và gửi tín hiệu theo dây thần kinh thiệt hầu về tủy sống. Trung tâm kích thích hoạt động và tăng gửi xung động thần kinh theo dây thần kinh giao cảm để làm tăng nhịp tim,lực co bóp để đưa huyết áp trở về bình thường.

8. Cung phản xạ đơn giản sẽ được kích hoạt bởi thiếu oxy.

9. Epinephrine từ tủy thượng thận được tiết ra làm tăng nhịp tim,sự co bóp trong các tình huống đáp ứng khác nhau.

V. CÂU HỎI

1. Mô tả vị trí của tim liên quan đến phổi và cơ hoành. (p. 309)

2. Nêu tên 3 màng ngoài tim.Dịch huyết thanh ở đâu và chức năng.(p. 309)

3. Mô tả vị trí và giải thích chức năng của màng trong tim. (p. 309)

4. Nêu tên tĩnh mạch đi vào tâm nhĩ phải và tĩnh mạch đi vào tâm nhĩ trái. Và máu từ đâu đến (p.310)

5. Nêu tên động mạch rời khỏi tâm thất phải và động mạch rời khỏi tâm thất trái. Và dòng máu đó đi đâu? (p. 310)

6. Giải thích chức năng van nhĩ thất trái ,phải và chức năng van động mạch phổi và van động mạch chủ. (p. 310)

7. Mô tả hệ thống mạch vành và chức năng của tuần hoàn vành. (pp. 310, 312)

8. Định nghĩa thì tâm thu,tâm trương và chu chuyển tim. (p. 312)

9. Giải thích sự khác nhau giữa dòng máu từ nhĩ xuống thất và dòng máu từ thất lên động mạch. (p. 315)

10. Giải thích tại sao tim được coi như có 2 lần bơm máu. Theo con đường của dòng máu từ nhĩ phải và quay trở lại nhĩ phải, nêu tên của các buồng tim và mạch máu mà dòng máu đi qua. (p. 310)

11. Nêu các bộ phận của con đường dẫn truyền tim. Giải thích tại sao nút xoang có thể phát nhịp . Chỉ số bình thường của tần số tim cho cơ thể khỏe mạnh (p. 316)

12. Tính hiệu suất tống máu nếu thể tích tâm thu là 75 mL và mạch là 75 bpm. Dùng hiệu suất tống máu bạn vừa tính như chỉ số bình thường lúc nghỉ ngơi, Vậy thể tích tâm thu của vận động viên marathon là bao nhiêu nếu mạch lúc nghỉ ngơi là 40 bpm? (p. 318)

13. Nêu tên hai trung tâm tim mạch và vị trí của chúng. Thần kinh giao cảm tác động như thế nào đến tim? Thần kinh phó giao cảm tác động như thế nào đến tim? Nêu tên thần kinh phó giao cảm đến tim. (pp. 319–320)

14. Nêu vị trí của thụ thể áp lực và thụ thể hóa học, chúng phát hiện sự thay đổi như thế nào, và các thần kinh nhận cảm. (p. 320)

15. Mô tả cung phản xạ làm tăng nhịp tim và lực co bóp,trong trường hợp lượng máu lên não giảm. (pp. 320–321)

VI. ĐỌC THÊM

1. Viêm màng trong tim nguyên nhân có thể từ vi khuẩn hoặc nấm tấn công, hoặc bất cứ cái gì khác, van tim, hoặc một số ca làm cho van tim bị xơ (giống như cây hoa súp lơ). GIải thích được hậu quả nghiêm trọng của tình trạng này.

2. Bob, một sinh viên đại học,nói rằng anh ta đã tập chạy nghiêm túc trong 6 năm qua và có thể chạy liên tục ít nhất là hơn 3 tiếng. Bạn của anh ta không tin anh ta lắm,nhưng họ không muốn tiêu tốn 3 tiếng chỉ để xem anh ta chạy 26 km. Bob nói anh ta có thể chứng minh anh ta nói sự thật trong 1 phút. Có thể không? Giải thích tại sao có hoặc không?.

3. Người hàng xóm, Bà. G., 62 tuổi, nói rằng bà ta cảm thấy không ổn lắm khi xuất hiện những cơn mệt mỏi đột ngột. Bà ấy không xuất hiện cơn đau ngực, nhưng bà ta luôn có cảm giác “đầy” mà bà ta gọi là chứng đầy hơi. Bạn nghi ngờ bà ấy có thể có cơn đau tim. Bạn sẽ hỏi câu gì để có thêm thông tin và giúp bà ấy? Giải thích cơ chế sinh lý trong trường hợp này.

4. Một vài loại tim nhân tạo đang được phát triển và thử nghiệm. Ba nét đặc trưng về sự hữu dụng của tim nhân tạo là gì? .

5. Đọc câu hỏi ở hình. 12–A; đây là biểu đồ cắt ngang của tâm thất khi ta nhìn từ phía trên. Nêu tên các phần A,B và C? Đưa ra một lí do cho câu trả lời của bạn. Nêu tên cả phần phía trước và phía sau.

Nguồn: Essentials of Anatomy and Physiology – Vietnamese Version.

Giới thiệu Lê Minh Thư

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …