[Sinh lí Guyton số 49] Các cảm giác đau của cơ thể: Đau, Đau đầu và Cảm giác nhiệt

Rate this post

Nhiều bệnh của cơ thể gây đau. Hơn nữa khả năng chẩn đoán những bệnh khác nhau phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của bác sĩ lâm sàng về những đặc tính khác nhau của đau. Vì những lí do này, phần đầu tiên của chương này dành chủ yếu cho đau và những cơ sở sinh lý học của một vài hiện tượng lâm sàng liên quan. Đau xảy ra bất cứ khi nào mô bị tổn thương và làm cho cá thể phản ứng để loại bỏ kích thích đau. Thậm chí những hoạt động đơn giản như ngồi trong một khoảng thời gian dài có thể gây hủy hoại mô vì thiếu máu chảy đến da chỗ ụ ngồi nơi bị đè ép bởi sức nặng của cơ thể. Khi da bị đau bởi thiếu máu cục bộ, con người thường thay đổi tư thế của cơ thể một cách vô thức. Tuy nhiên, một ngườ mất cảm giác đau, như sau khi tổn thương tủy sống, mất cảm giác đau, nên không thể thay đổi vị trí tỳ đè. Tình trạng này sẽ sớm dẫn đến phá hủy hoàn và bong tróc da ở những vùng bị tỳ đè này.

Nội dung

PHÂN LOẠI ĐAU VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÚNG: ĐAU NHANH VÀ ĐAU CHẬM

Đau được phân thành hai loại chính: đau nhanh và đau chậm. Đau nhanh được cảm nhận thấy trong vòng khoảng 0.1 giây sau khi một kích thích đau được gây ra, trong khi mà đau chậm bắt đầu chỉ sau 1 giây hoặc hơn và sau đó tăng từ từ trong vài giây và đôi khi trong vài phút. Trong chương này, chúng ta sẽ thấy quá trình hình thành hai loại đau này là khác nhau và mỗi loại lại có những đặc tính đặc biệt. Đau nhanh cũng được miêu tả bằng nhiều tên khác, như đau buốt (sharp pain), đau nhói (pricking pain), đau cấp tính (acute pain) và đau dữ dội (electric pain). Loại đau này được cảm thấy khi một cây kim đâm vào da, khi da bị cắt bởi dao, hoặc khi da bị bỏng đột ngột. Nó cũng được cảm thấy khi da chịu một cú điện giật. Đau nhói nhanh không thể cảm nhận được trong hầu hết cac mô sâu của cơ thể. Đau chậm cũng được gọi bởi nhiều tên khác, như đau nóng rát (slow burning pain), đau âm ỉ (aching pain), đau nhức (throbbing pain), đau quặn (nauseous pain), và đau dai dẳng (chronic pain). Loại đau này thường liên quan đến sự hủy hoại mô. Nó có thể dẫn đến kéo dài, hầu hết đau không thể chịu nổi. Đau chậm có thể xảy ra trên da và trong hầu hết bất kỳ mô hay cơ quan sâu nào.

NHỮNG RECEPTOR ĐAU VÀ SỰ KÍCH THÍCH CỦA CHÚNG

Receptor đau là đầu tận tự do của dây thần kinh.

Các receptor đau trong da và trong các mô khác là các đầu tận cùng tự do của các dây thần kinh. Chúnng có nhiều trên bề mặt da cũng như trong các nội tạng, như màng xương, thành động mạch, màng khớp, liềm đại não và lều tiểu não trong vòm sọ. Hầu hết mô sâu khác trong cơ thể chỉ có rải rác các đầu mút tận cùng đau, tuy nhiên tổn thương mô lan rộng ở đây có thể tổng hợp lại gây lên đau chậm, âm ỉ, kéo dài ở hầu hết các vùng này.

Ba loại recepter (thụ thể) nhận cảm đau là: cơ học, nhiệt và hóa học.

Đau có thể được tạo ra bởi nhiều loại kích thích được phân ra như: kích thích cơ, nhiệt, hóa học. Thông thường, đau nhanh được gây ra bởi loại kích thích cơ và nhiệt, trong khi đau chậm có thể được gây ra bởi cả ba loại kích thích. Một vài chất hóa học gây ra đau theo cơ chế hóa học là bradykinin, serotonin, histamine, potassium ions, acids, acetyl-choline, và proteolytic enzymes. Thêm vào đó, prostaglandins và chất P làm tăng sự nhạy cảm của đầu tận gây đau nhưng nó không trực tiếp kích thích chúng. Các chất hóa học là đặc biệt quan trọng trong kích thích đau chậm, loại đau mà xảy ra sau khi mô bị tổn thương.

Tính trơ của các receptor đau.

Trái ngược lại với hầu hết với các receptor cảm giác khác của cơ thể, các receptor đau thích ứng rất ít và thậm chí không thích ứng. Trong thực tế, trong một vài trường hợp, sự hưng phấn của các sợi dẫn truyền cảm giác đau tăng dần một cách từ từ khi mà kích thích đau vẫn tiếp tục, đặc biệt là loại đau chậm, âm ỉ, quặn thắt. Sự tăng nhạy cảm của các receptor đau như này được gọi là chứng tăng cảm đau (hyperalgesia) Có thể dễ dàng hiểu được tầm quan trọng của sự trơ của receptor đau là vì nó dể cho đau tiếp tục báo cho con người biết kích thích phá hủy mô vẫn còn.

MỨC PHÁ HỦY MÔ ĐẾN MỨC NHƯ MỘT KÍCH THÍCH GÂY ĐAU

Trung bình một người bắt đầu cảm thấy đau khi da bị nóng trên 45 độ C, như được diễn tả trong Sơ đồ 49-1. Đây cũng là nhiệt độ mà mô bắt đầu bị phá hủy bởi tác nhân nhiệt; thực tế là, mô thậm chí bị hủy hoại nếu nhiệt độ duy trì trên mức này. Do đó, rõ ràng rằng đau do nhiệt có liên quan một cách chặt chẽ với tỷ lệ hủy hoại mô đang diễn ra và không liên quan với tỷ lệ mô đã bị tổn thương hoàn toàn. Cường độ đau cũng liên quan chặt chẽ với tỷ lệ phá hủy mô do nguyên nhân khác ngoài nhiệt, như nhiễm khuẩn, thiếu máu cục bộ mô, đụng giập mô, vv…

Tầm quan trọng đặc biệt của kích thích đau bằng các chất hóa học trong suốt quá trình phá hủy mô.

Những phần triết từ mô bị phá hủy có thể gây đau một cách dữ dội khi được tiêm ở dưới da lành. Hầu hết những chất hóa học được giải phóng ra trong giai đoạn sớm kích thích receptor đau bằng con đường hóa học được tìm ra trong những phần triết này. Một chất hóa học mà dường như gây đau nhiều hơn các chất hóa học khác là bradykinin. Các nhà khoa học cho rằng bradykinin có lẽ là tác nhân gây đau nhiều nhất sau khi mô tổn thương. Ngoài ra, mức độ đau được thấy có liên quan sự tăng nồng độ ion Na hoặc sự tăng enzym ly giả protein (proteolytic), bằng cách tấn công trực tiếp đầu mút tận cùng dây thần kinh và kích thích đau nhờ vào việc làm màng dây thần kinh thấm ion nhiều hơn.

Thiếu máu cục bộ là một nguyên nhân gây đau.

Khi máu chảy tới một mô bị hạn chế, mô thường trở nên rất đau trong vòng vài phút. Tốc độ chuyển hóa của mô càng lớn, đau xuất hiện càng dữ dội hơn. Ví dụ, khi băng đo huyết áp quấn quanh phần cánh tay trên và bơm căng cho tới khi động mạch ngừng đập, cử động cơ cánh tay thường có thể gây đau cơ trong vòng 15-20 giây. Trong khi không co cơ, đau có lẽ sẽ trì hoãn trong 3 đến 4 phút mặc dù cơ không có máu chảy đến. Một trong những gọi ý nguyên nhân gây đau được đưa ra trong quá trình thiếu máu cục bộ là sự tích tụ lượng lớn acid lactic trong mô, acid lactic được tạo thành của quá trình chuyển hóa yếm khí (chuyển hóa không có oxy). Nó cũng có khả năng rằng, các tác nhân hóa học khác, như bradykinin và enzyme proteolytic, được hình thành từ trong mô vì sự phá hủy tế bào và những tác nhân này, trong đó có acid lactic, kích thích đầu tận cùng dây thần kinh dẫn truyền đau.

Sự co thắt cơ là một nguyên nhân gây đau.

Sự co thắt cơ cũng là một nguyên nhân thường gây đau và là cơ sở của nhiều hội chứng đau lâm sàng. Dạng đau này là kết quả của sự kích thích trực tiếp lên thụ thể cơ học khi cơ co thắt, nhưng cảm giác đau cũng có thể là hệ quả gián tiếp của co cơ vì co cơ đè ép vào mạch máu và gây nên thiếu máu cục bộ. Trong khi đó, công co thắt còn làm tăng mức độ chuyển hóa tại mô cơ. Vì thế, sự thiếu máu nuôi ldưỡng mô lại càng là điều kiện thúc đẩy cơn đau thêm nặng nề, thông qua giải phóng các chất dẫn truyền tại thụ thể nhận cảm hóa học.

CON ĐƯỜNG KÉP CHO DẪN TRUYỀN ĐAU TRONG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG.

Mặc dù tất cả những receptor đau là các đầu mút tận cùng tự do , nhưng các đầu tận cùng này sử dụng hai đường để dẫn truyền các dấu hiệu đau trong hệ thần kinh trung ương. Hai đường tương đương với hai kiểu đau: đường đau nhanh-cấp tính và đường đau chậm.-mãn tính.

Các sợi đau ngoại biên: sợi “nhanh” và sợi “chậm”

Những tín hiệu đau nhanh được tạo ra bởi các kích thích đau bằng cơ học hặc nhiệt học. Chúng được dẫn truyền trong những dây thần kinh trung ương đến tủy sống bằng các sợi nhỏ loại A delta với tốc độ 6-30 m/s. Ngược lại, loại đau chậm được tạo ra hầu hết bởi kích thích đau hóa học nhưng đôi khi vẫn bằng kích thích cơ và nhiệt học. Loại đau chậm này được dẫn truyền đến tủy sống bằng sợi C với tốc độ 0.5-2 m/s. Nhờ vào hệ thống kép của kích thích đau này, một kích thích đau đột ngột thường gửi đến hai cảm giác đồng thời: đau nhanh-cấp tính được dẫn truyền đến não bằng sợi A delta, theo sau đó là sợi đau chậm-mãn tính được dẫn truyền bằng sợi C. Đau nhanh báo cho con người biết một cách nhanh chóng về ảnh hưởng có hại và do đó đóng một vai trò quan trọng khiến cho con người phản ứng ngay lập tức để tránh kích thích. Đau chậm có xu
hướng tăng lên theo thời gian. Cảm giác này cuối cùng gây nên đau không thể chịu nổi và khiến cho con người tiếp tục cố gắng để giảm bớt nguyên nhân tận cùng của đau. Khi vào tủy sống từ rễ sau, sợi dẫn truyền đau tận cùng ở neuron tiếp hợp ở sừng sau. Ở đây, một lần nữa, có hai hệ thống dẫn truyền đau cùng đến não, như được diễn tả trong Sơ đồ 49.2 và 49.3.

HAI CON ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN ĐAU TRONG TỦY SỐNG VÀ THÂN NÃO: BÓ GAI ĐỒI THỊ MỚI VÀ BÓ GAI ĐỒI THỊ CŨ.

Khi vào tủy sống, tín hiệu đau có hai con đường đến não, qua (1) bó gai đồi thì mới và (2) bó gai đồi thị cũ.

Bó gai đồi thị mới dẫn truyền đau nhanh.

Sợi thần kinh A delta chủ yếu dẫn truyền cảm giác đau do cơ học và đau cấp tính do nhiệt độ. Chúng phần lớn sẽ tận cùng tại mép ngoài cùng I (lamina marginalis) ở sừng sau. Tại đây, chúng sẽ kích thích neuron tiếp theo của bó gai đồi thị mới. Những neuron thứ hai, là những sợi trục dài, bắt chéo ngay lập tức sang nửa bên đối diện của tủy sống qua mép trước và sau đó chạy hướng lên não trong cột bên trước.

Tận cùng của bó gai đồi thị mới trong thân não và đồi thị.

Chỉ một vài sợi thần kinh trong bó gai đồi thị mới tận cùng tại vùng lưới của thân não trong khi phần lớn đã đi đến đồi thị mà không bị gián đoạn, và tận cùng tại phức hợp nhân bụng nền (ventrobasal complex) cùng với bó cột sau (bó thon và bó chêm hoặc bó Goll và bó Burdach) dẫn truyền cảm giác sâu ở cột sau tủy sống. Cũng chi có một số ít các sợi trục tận cùng tại nhóm nhân sau của đồi thị. Ngoài ra, từ các vùng khác nhau trong đồi thị, những tín hiệu sẽ tiếp tục truyền tới các vùng vỏ não cơ sở khác nhau, cũng như vùng vỏ não cảm giác bản thể.

Khả năng xác định vị trí đau nhanh của hệ thần kinh trong cơ thể.

Loại đau nhanh có thể xác định vị trí các phần khác nhau của cơ thể chính xác hơn đau chậm. Tuy nhiên, khi mà chỉ có các receptor đau bị kích thích mà không kích thích đồng thời các receptor xúc giác, khi đó đau nhanh có lẽ khó xác định được vị trí, thường chỉ nhận biết là một vùng rộng 10 cm hoặc lớn hơn thế. Hơn nữa, khi receptor xúc giácvà bó thon và bó chêm được kích thích đồng thời thì khả năng xác định vị trí sẽ chính xác hơn.

Glutamat, có khả năng là chất dẫn truyền thần kinh của sợi đau nhanh A delta.

Người ta tin rằng glutamate là chất dẫn truyền thần kinh được tiết ra trong tủy sống ở đầu mút sợi dây thần kinh đau loại A delta. Glutamate là một trong những chất được sử dụng một cách rộng rãi nhất kích thích dẫn truyền trong hệ thần kinh trung ương, thường có khoảng thời gian hoạt động kéo dài chỉ trong vài mini giây.
Bó gai đồi thị cũ dẫn truyền cảm giác đau chậm-mãn tính.Bó gai đồi thị cũ thuộc hệ thống thần kinh cổ điển, là con đường dẫn truyền đau mạn tính chủ yếu từ sợi ngoại biên của dây thần kinh C, mặc dù cũng có tham gia dẫn truyền một số tín hiệu từ dây A∆ nữa. Trên con đường này, sợi trục ngoại biên tận cùng tại toàn bộ mép II và mép III của sừng sau tủy sống, cùng với nhau gọi là chất keo tủy sống (substantia gelatinosa). Đa số tín hiệu sẽ xuyên qua một hay nhiều sợi neuron ngắn nội bộ trong sừng sau trước khi vào đến mép V, vẫn còn nằm trong sừng sau. Đây là những neuron cuối cùng cho sợi trục dài mà phần lớn sẽ tham gia cùng với những sợi thần kinh từ con đường dẫn truyền cảm giác đau nhanh. Chúng sẽ bắt chéo qua mép trước đến nửa phần tủy sống đối bên, sau đó cũng đi lên não trong cột trước bên.

Chất P, chất dẫn truyền cảm giác đau chậm-mạn tính của đầu tận dây thần kinh loại C.

Nghiên chỉ ra rằng cúc tận cùng sợi đau loại C vào tủy sống giải phóng ra cả chất dẫn truyền glutamate và cả chất P. Chất dẫn truyền glutamate hoạt động một cách tức thời và kéo dài chỉ khoảng vài mili giây. Chất P được giải phóng chậm hơn nhiều, nhưng lại có thể duy trì nồng độ trong khoảng thời gian vải giây hay đến vài phút. Thực tế cũng đã cho thấy điều này: cảm giác đau hai lần mà một cá thể cảm nhận được sau một lần châm kim; theo đó, cảm giác đau đầu tiên là hệ quả của sự hoạt hóa nhanh chóng glutamate, lần sau là của chất P, đau xảy ra muộn hơn nhưng kéo dài hơn. Dù những cơ chế chi tiết cụ thể vẫn chưa giải thích được, glutamate vẫn được khẳng định rõ ràng là chất dẫn truyền chính yếu cảm giác đau cấp tính lên đến hệ thần kinh trung ương và chất P thì có vai trò trong đau chậm mạn tính.

Sự tiếp nối của bó gai đồi thị cũ với thân não và đồi thị.

Con đường dẫn truyền cảm giác đau chậm trong bó gai đồi thị cũ phần lớn sẽ tận cùng trong thân não, trong vùng. rộng đã được tô đậm trong sơ đồ4 9-3. Chi từ 1/10 đến 1/4 số sợi thần kinh đó đi đến đồi thị. Ba vùng tận cùng nhiều nhất là (1) nhân lưới (reticular nuclei) của hành não, cầu não và cuống não, (2) vùng mái (tectal area) gian não sâu đến lồi não trên và lồi não dưới hoặc (3) vùng chất xám quanh rãnh Sylvius (periaqueductal gray region) . Những vùng não thấp hơn này được cho rằng đóng vai trò trong cảm nhận trải nghiệm về nhiều dạng đau, bởi bộ não của loài động vật đã có sự phân vùng ra phần não phía trên trung não, nhằm ngăn chặn các tín hiệu đau khỏi sự dẫn truyền lên đến bán cầu đại não, và vẫn chưa có đủ bằng chứng phủ nhận được những trải nghiệm đó khi cơ thể gặp chấn thương. Từ vùng thân não nhận tín hiệu đau, những neuron có nhiều nhánh sẽ tiếp nối dẫn truyền lên đến liềm trong (intralaminar), nhân bụng bên (ventrolateral) thuộc đồi thị cũng như những phần khác của vùng hạ đồi và những vùng khác của não.

Hạn chế của hệ thần kinh trong định vị chính xác nguồn đau chậm-mãn tính.

Khả năng định vị vị trí đau theo con đường bó gai đồi thị cũ là không chính xác. Ví dụ, đau chậm, mãn tính chỉ có thể xác định vị trí trong khoảng một phần chính lớn của cơ thể, như một cẳng tay, một cẳng chân chứ không thể là một điểm riêng biệt trên tay hay chân. Con đường này hoạt động trên cơ chế khuếch tán tín hiệu qua sự gắn kết rất nhiều synapse. Điều này giải thích vì sao bệnh nhân thường gặp khó khăn trong xác định vị trí đau chậm-mạn.

Chức năng của cấu trúc lưới, đồi thị, và vỏ não trong sự nhận thức đau.

Cắt bỏ hoàn toàn những vùng cảm giác bản thể của vỏ não không thể ngăn cản được sự nhận thức đau. Do đó, dường như con đường kích thích đau đi vào cấu trúc lưới thân não, đồi thị và những trung tâm não dưới vỏ khác gây lên nhận thức đau. Điều này không có nghĩa rằng vỏ não không có vai trò gì trong nhận thức đau thông thường. Những hưng phấn điện ở những vùng cảm giác bản thể vỏ não làm cho con người nhận thức được đau nhẹ từ khoảng 3% của những điểm bị kích thích. Tuy nhiên, người ta tin rằng vỏ não đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phân tích đặc tính của đau, cho dù nhận thức đau đó có lẽ là chức năng cơ bản của những trung tâm bên dưới.

Khả năng đặc biệt của những tín hiệu đau trong việc thức tỉnh sự hưng phấn toàn não bộ.

Sự kích thích điện trong vùng lưới của thân não và trong nhân mảnh của đồi thị, những vùng là nơi tận cùng của đường dẫn truyền cảm giác đau chậm, có tác động kích thích mạnh mẽ đến các hoạt động hệ thần kinh của toàn bộ não. Trong thực tế, hai vùng này trở thành một phần của hệ thống đánh thức cơ bản của não, điều này được thảo luận trong chương 60. Điều này giải thích tại sao hầu hết một người không thể ngủ khi mà người ấy đang bị đau khủng khiếp.

Phẫu thuật cắt đứt ường dẫn truyền cảm giác đau.

Khi một người bị đau khủng khiếp và không có cách nào để thuyên giảm (thường là hậu quả của khối u tiến triển nhanh), lúc đó thực sự cần thiết để giảm đau. Để thực hiện giảm đau, đường dẫn truyền thần kinh đau cần được cắt đứt ở bất kì một vị trí nào. Nếu đau ở trong những phần thấp hơn của cơ thể, phẫu tuật tách bó gai đồi thị bên (cordotomy) ở đoạn tủy sống ngực có thể giúp giảm đau trong vài tuần đến vài tháng; cụ thể là cắt đi phần tư trước bên tủy sống của bên đối diện với bên tổn thương để gián đoạn đường truyền cảm giác trước bên. Tuy nhiên, phương pháp trên không phải lúc nào cũng giúp giảm đau thành công, vì hai lý do: đầu tiên là một số sợi thần kinh từ phần trên cơ thể không bắt chéo sang nửa bên tủy đối diện trước khi lên đến não và thứ hai là cảm giác đau vẫn quay trở lại sau vài tháng, phần lớn là nhờ vào “cảm giác hóa” các con đường dẫn truyền các tín hiệu khác, như cột tủy lưng bên. Ngoài ra, còn có những phẫu thuật thực nghiệm khác nhằm giảm đau bằng cách tiêu hủy những vị trí đau xác định trong nhân trong mảnh của đồi thị. Phương pháp này là một cơ chế bảo vệ quan trọng, giúp vượt qua nhiều loại cảm giác đau đớn mà vẫn bảo tồn được khả năng phân tích cảm giác đau cấp

HỆ THỐNG ỨC CHẾ (VÔ CẢM) ĐAU TRONG NÃO VÀ TỦY SỐNG

ỦY SỐNG Mức độ mà con người phản ứng với cơn đau thì vô cùng đa dạng. Đây chủ yếu là kết quả của khả năng tự thân kiểm soát tín hiệu đau trong hệ thần kinh bằng cách hoạt hóa hệ thống ức chế đau, gọi là hệ thống vô cảm (analgesia system) Hệ thống vô cảm này được biểu diễn trong Sơ đồ 49-4, gồm ba thành phần chính: (1) chất xám quanh cống não (periaqueductal gray) và những vùng quanh não thất (periventricular areas) của cuống não và phần trên cầu não bao quanh cống não (Sylvius) cũng như não thất ba, não thất bốn. Các neuron từ những vùng này gửi tín hiệu tới (2) nhân raphe magnus, một nhân mỏng ở đường giữa phần thấp cầu não và

phần trên hành não, và nhân lưới cạnh não thất (nucleus reticularis paragigantocellularis), nằmvềphíabênhành não. Từ các nhân này, những tín hiệu thứ hai sẽ được truyền xuống cột lưng bên tủy sống, đến (3) phức hợp ức chế đau ở sừng sau tủy sống. Tại điểm này, những tín hiệu vô cảm có thể khóa cảm giác đau trước khi chúng tiếp tục lên não. Những hưng phấn điện học trong chất xám vùng quanh cống não hay trong nhân raphe magnus có thể ức chế những tín hiệu đau dữ dội đi vào qua rễ sau tủy sống. Hơn nữa, các kích thích của những vùng não cao phía trên gây kích thích chất xám quanh cống não sẽ ức chế đau. Các vùng não đó là (1) nhân quanh não thất (periventricular nuclei) ở dưới đồi, nằm sát não thất ba và (2) bó trán trước giữa (medial forebrain bundle), cũng ở hạ đồi nhưng nằm gần não thất ba hơn. Có một số chất dẫn truyền trong hệ thống vô cảm, đặc biệt nhất là encephalin và serotonin. Những sợi thần kinh từ các nhân quanh não thất và chất xám quanh cống não tiết ra encephalin ở đầu tận cùng của chúng. Do vậy như đã được diễn tả trong Sơ đồ 49-4, đầu tận của nhiều sợi thần kinh trong nhân raphe magnus giải phóng ra enkephalin khi bị kích thích. Những sợi bắt đầu ở những vùng này gửi những tín hiệu đến sừng sau tủy sống tiết ra serotonin ở đầu tận của chúng. Serotonin cũng có khả năng kích thích những neuron tạichỗ giải phóng encephalin. Ngoài ra, encephalin được cho rằng có thể ức chế trước synapse cũng như sau synapse những sợi C và A delta khi chúng tiếp hợp ở sừng sau. Vì thế, hệ thống vô cảm có thể ngăn chặn tín hiệu đau tại điểm khởi đầu đến tủy sống. Tóm lại, nó có khả năng khóa những phản xạ tủy tại chỗ có nguyên nhân do đau, đặc biệt những phản xạ rút lui được miêu tả trong chương 55.

HỆ THỐNG OPIATE CỦA NÃO BỘENDORPHINS VÀ ENKEPHALINS

Cách đây hơn 45 năm, người ta đã khám phá ra rằng tiêm một lượng nhỏ morphine vào nhân quanh não thất ba hay vào chất xám quanh cống não có thể tạo ra sự vô cảm cực độ. Trong các nghiên cứu gần đây, những chất giống morphine, chủ yếu là opiates, cũng có khả năng tương tự tại những điểm khác nhau trong hệ thống vô cảm, gồm cả sừng sau tủy sống. Vì đa số thuốc có tính làm thay đổi sự hưng phấn của neuron cũng có thể hoạt động trên những thụ thể tiếp hợp, những thụ thể morphine trong hệ thống vô cảm đã được thừa nhận là thụ thể cho vài chất dẫn truyền thần kinh giống morphine được bài tiết bình thường trong não. Do đó, đã có một sự nghiên cứu rộng rãi đã được làm về chất opiate tự nhiên của não. Khoảng một tá các chất giống opiate đã được tìm thấy tại những vị trí khác nhau trong hệ thần kinh trung ương.Tất cả đều là sản phẩm phân nhỏ của của ba phân tử proteine lớn là: pro-opiomelanocortin,proenkephalin và prodynorphin. Trong đó những chất giống opiate quan trọng hơn cả là β-endorphin, metencephalin, leuencephalin và dynorphin Hai encephalin được tìm thấy trong não bộ và tủy sống, trong những phần thuộc hệ thống vô cảm đã mô tả trên đây, và β-endorphin có hiện diện trong cả vùng dưới đồi tuyến yên. Dynorphin được tìm thấy phần lớn trong những vùng giống với encephalin nhưng với một lượng thấp hơn. Vì vậy, dù hệ thống opiate của não vẫn chưa được hiểu biết thấu đáo, hoạt động của hệ thống vô cảm thông qua tín hiệu thần kinh vào chất xám quanh cống não và vùng quanh não thất, hay con đường ức chế đau bằng thuốc giống morphine, có thể ức chế hoàn toàn tín hiệu đau truyền qua sợi thần kinh ngoại biên.

Ức chế dẫn truyền đau bằng các tín hiệu cảm giác xúc giác cùng lúc.

Một sự kiện quan trọng khác về thành công trong kiểm soát đau là việc khám phá ra rằng: kích thích sợi thần kinh cảm giác Aβ lớn từ những thụ thể xúc giác ngoại biên có thể ức chế dẫn truyền tín hiệu đau từ cùng một vùng cơ thể. Kết luận này dựa trên sự ức chế tại chỗ của tủy sống. Điều đó giải thích vì sao những tác động cơ học nhẹ, như gãi trên da gần vùng tổn thương thường có hiệu quả giảm đau, và cũng giải thích tại sao việc sử dụng dầu xoa bóp giảm đau lại hữu dụng đến vậy. Ngoài ra, cơ chế này đồng thời kết hợp với sự hưng phấn tâm lý của trung tâm hệ thống vô cảm là nền tảng của phương pháp giảm đau bằng châm cứu.

Điều trị đau bằng kích thích điện.

Một vài thủ thuật lâm sàng đã được phát triển và ứng dụng nhằm giảm đau bằng hưng phấn điện học. Kích thích những điện cực đã được đặt dưới vùng da lựa chọn, hay có khi cấy vào tủy sống, có thể làm kích thích cột lưng dẫn truyền cảm giác. Ở nhiều bệnh nhân, điện cực được đặt cố định vào nhân trong mảnh thích hợp của đồi thị hoặc vùng cạnh não thất hay vùng quanh cống não của não trung gian. Họ có thể tự mình kiểm soát mức độ kích thích. Sự giảm đau đột ngột đã được ghi nhận trong vài trường hợp đặc biệt. Hơn nữa, sự giảm đau đã được ghi nhận là kéo dài trong 24 giờ sau khi chi cần vài phút kích thích.

ĐAU QUY CHIẾU

Thông thường, một người cảm nhận đau trong một phần cơ thể thì cảm giác ấy xuất phát từ mô gây đau. Đây được gọi là đau quy chiếu. Ví dụ, cảm giác đau xuất phát từ một tạng trong cơ thể thường sẽ tương ứng với một vùng nào đó trên bề mặt da. Kiến thức về những dạng đau quy chiếu khác nhau vô cùng có ý nghĩa trong chẩn đoán lâm sàng, bởi vì có nhiều bất thường tại các cơ quan mà lại chi có mỗi một triệu chứng lâm sàng là cơn đau quy chiếu.

Cơ chế đau quy chiếu.

Sơ đồ 49-5 diễn tả cơ chế phóng chiếu của đau. Những sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác đau từ các tạng có vị trí tiếp nối synapse trong tủy sống trên cùng một neuron thứ 2 (1 và 2) mà cũng nhận tín hiệu đau từ da. Cụ thể là, khi kích thích đau sợi cảm giác tạng, những tín hiệu đau từ tạng được dẫn truyền qua ít nhất một vài neuron cùng với neuron mà dẫn truyền những tín hiệu đau từ da, và người bệnh dễ lầm tưởng cảm giác đau này bắt nguồn từ da.

ĐAU TẠNG

Cơn đau từ các tạng khác nhau trong lồng ngực và ổ bụng được xem là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán tình trạng viêm, nhiễm trùng hay các bệnh lý khác tại các tạng đó. Thông thường, các thụ thể cảm giác của tạng không nhận cảm giác khác ngoài cảm giác đau. Vì thế, đó cơn đau của tạng vẫn có vài đặc điểm phân biệt với cơn đau từ bề mặt da. Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa hai dạng đau này là: nếu làm tổn thương nặng nề lên tạng cũng ít khi gây ra cơn đau dữ dội. Ví dụ, phẫu thuật viên có thể cắt đứt ruột một bệnh nhân còn tỉnh táo mà hiếm khi khiến họ có dấu hiệu đau nào. Trong khi đó, bất cứ hưng phấn nào gây ra những kích thích mơ hồ trên những điểm mút sợi dẫn truyền đau trong tạng đều có thể trở nên trầm trọng. Dẫn chứng là thiếu máu nuôi đến một đoạn ruột lớn kích thích nhiều sợi dẫn truyền đau và kết quả sẽ là một cơn đau dữ dội.

Nguyên nhân của đau tạng

Bất kỳ kích thích nào gây hưng phấn những đầu tận sợi dẫn truyền đau trong vùng mơ hồ của tạng cũng có thể tạo ra một cơn đau tạng. Những kích thích bao gồm thiếu máu mô tạng, tổn thương hóa học trên bề mặt tạng, sự co thắt cơ trơn hoặc phù nề quá mức của các tạng rỗng, và sự căng giãn của các mô xung quanh và chính trong tạng. Về cơ bản, tất cả những đau tạng có nguồn gốc trong ngực và trong ổ bụng được truyền qua những sợi dẫn truyền đau loại C, do đó chỉ có thể truyền đau mạn.

Thiếu máu.

Cơ chế thiếu máu gây nên cơn đau tại tạng cũng giống như ở những mô khác, dựa trên tổng hợp các sản phẩm acid chuyển hóa cuối cùng hay từ mô thương tổn, như bradykinin, enzyms ly giải proteine hay những chất dẫn truyền khác tại các điểm mút thần kinh.

Kích thích hóa học.

Có một ví dụ là rò rỉ dịch tiêu hóa từ dạ dày, ruột vào khoang phúc mạc. Thực tế, acid phân giải protein thường rò qua lỗ thủng dạ dày, hoặc loét tá tràng. Dịch này có thể làm tiêu hủy cả phúc mạc tạng; do đó, một loạt kích thích đau sẽ bùng phát. Cơn đau dữ dội sẽ xảy ra.

Sự co thất tạng rỗng.

Sự co thắt một đoạn ruột, túi mật, ống mật, niệu quản hay những tạng rỗng khác đều gây đau, thông qua kích thích thụ thể cơ học của đầu mút sợi thần kinh. Đồng thời, co thắt cũng làm giảm máu tưới mô, kết hợp với sự tăng chuyển hóa trong cơ càng làm mức độ đau nặng thêm. Cảm giác đau từ các tạng co cứng có dạng như bị bóp nghẹt, cường độ tăng dần tới cực đại rồi giảm dần.Quá trình này diễn ra từng cơn, cách nhau khoảng vài phút. Đây là kết quả của những đợt co thắt cơ trơn. Ví dụ, mỗi khi có một đợt sóng nhu động qua đoạn ruột bị kichst thích co cứng, cảm giác bóp nghẹt lại xuất hiện. Kiểu đau này dễ gặp trong bệnh cảnh viêm ruột thừa, viêm dạ dày ruột, táo bón, đau bụng kinh, chuyển dạ, bệnh lý túi mật hay tắc nghẽn niệu quản.

Căng giãn quá mức của tạng rỗng.

Nếu một tạng rỗng đang phải chứa căng thì có thể sẽ gây đau bởi sự kéo căng các mô. Đồng thời, nó còn làm nứt hay vỡ thành mạch máu mà bao quanh cơ quan đó, do đó thúc đẩy cơn đau do thiếu máu tưới mô.

Tạng vô cảm.

Có một số các cơ quan hoàn toàn không có cảm giác đau, như là nhu mô gan và các phế nang trong phổi. Trong khi đó, bao gan lại cực kỳ nhạy cảm với cả chấn thương trực tiếp lẫn kéo căng. Tương tự, ống mật, phế quản và màng phổi cũng rất nhạy với đau.

“ĐAU THÀNH” ĐƯỢC TẠO RA BỞI BỆNH LÝ TẠNG

Khi một bệnh lý xảy ra tại một cơ quan, nó sẽ lan dần đến phúc mạc thành, màng phổi hay màng ngoài tim. Những lá mạc này, giống như da, đều đáp ứng với những kích thích đau dữ dội từ các dây thần kinh ngoại biên. Chính vì thế, cơn đau từ các bao quanh tạng luôn có dạng đau nhói. Một ví dụ minh chứng cho sự khác nhau giữa dạng đau này và dạng đau từ bản thân tạng là: một nhát dao xuyên qua phúc mạc cắt xuyên qua phúc mạc thành thì đau mãnh liệt, trong khi cũng một vết thương tương tự vào phúc mạc tạng hay qua thành ruột lại không gây đau nhiều.

ĐỊNH VỊ ĐAU TẠNG: ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN ĐAU “TẠNG” VÀ ĐAU “THÀNH”

Cảm giác đau từ các tạng khác nhau thường khó xác định rõ vị trí bởi vì nhiều lý do. Thứ nhất, não không nhận thức được ngay từ đầu về sự hiện diện của các cơ quan khác nhau trong cơ thể; do đó, khi cơn đau xuất hiện, nó chi có thể định vị mơ hồ. Thứ hai, cảm giác từ ổ bụng và lồng ngực được dẫn truyền lên hệ thần kinh trung ương qua hai con đường: Đường thực sự từ tạng và đường từ thành. Con đường cảm giác từ tạng được truyền qua sợi cảm giác đau trong bó thần kinh tự chủ và luôn phản ánh lên một vùng bề mặt cơ thể mà vùng đó đôi khi lại nằm xa cơ quan đang chịu tổn thương. Trái lại, cảm giác thành phải chịu kiểm soát trực tiếp qua thần kinh gai sống tại chỗ, qua phúc mạc, màng phổi và màng ngoài tim và chúng luôn chi điểm được vùng thương tổn.

Định vị trí đau quy chiếu trong con đường đau tạng.

Khi một cơn đau tạng quy chiếu lên bề mặt cơ thể, con người chi xác định được vị trí của nó trên vùng da nguyên ủy trong giai đoạn phôi thai, không phải vị trí hiện tại mà tạng đó đang nằm. Ví dụ, tim có vị trí ban đầu từ cổ và phần ngực trên; vì thế, các sợi cảm giác đau tạng của tim đi lên song hành cùng các dây thần kinh cảm giác giao cảm và đi vào tủy sống trong đoạn giữa C3 và T5. Do đó, sơ đồ 49-6 đã giải thích vì sao cơn đau tim lại lan lên một bên cổ, trên vai và các cơ ngực, xuống cánh tay rồi xuống vùng dưới xương ức. Có những vùng của bề mặt cơ thể cũng gửi những sợi thần kinh cảm giác bản thể vào trong khoanh tủy C3 đến T5. Ngoài ra, cơn đau hay nằm ở bên trái hơn là bên phải vì bên trái của tim có vẻ như gặp nhiều bệnh lý mạch vành hơn.
Dạ dày có nguyên ủy từ khoảng đoạn ngực thứ bảy đến thứ chín trong thời kỳ phôi bào. Vì vậy, cảm giác đau từ dạ dày quy chiếu lên vùng thượng vị phía trên rốn, là vùng bề mặt cơ thể kiểm soát bởi tủy ngực 7 đến 9. Sơ đồ 49-6 diễn tả vài vùng khác nhau của cơ thể mà đau tạng phóng chiếu đến từ một cơ quan khác, tương ứng với vùng của nó trong thời kỳ phôi thai.

Con đường đau thành trong dẫn truyền đau của bụng và ngực.

Cơn đau từ tạng thường quy chiếu chủ yếu lên hai bề mặt cơ thể cùng một lúc, do có hai con đường dẫn truyền đau là đường truyền tín hiệu đau tạng quy chiếu và con đường đau thành trực tiếp. Ví dụ, hình dưới minh họa cho cơ chế đau trong bệnh cảnh viêm ruột thừa.

Sơ đồ 49-7 diễn tả đường dẫn truyền đau kép từ ruột thừa bị viêm. Theo đó, cơn đau đầu tiên xuất phát từ ruột thừa qua sợi cảm giác đau tạng thuộc bó thần kinh gi-ao cảm, sau đó đi vào tủy sống khoảng đoạn T10 hay T1 rồi quy chiếu lên vùng quanh rốn với kiểu đau quặn âm ỉ. Bên cạnh đó, cơn đau cũng đồng thời khởi phát từ phúc mạc thành hay thành bụng, nơi ruột thừa bị viêm chạm vào hoặc dính chặt với thành bụng. Những xung động này gây ra cảm giác đau nhói trực tiếp trên phúc mạc bị

MỘT SỐ CƠN ĐAU KHÁC THƯỜNG TRÊN LÂM SÀNG VÀ NHỮNG CẢM GIÁC BẢN THỂ KHÁC

Hyperalgesia-chứng tăng cảm giác đau.

Đường dẫn truyền đau đôi khi trở nên hưng phấn quá mức, dẫn tới chứng tăng cảm đau (hyperalgesia), nghĩa là tăng nhạy cảm với đau. Nguyên nhân có thể do (1) các thụ thể đau tự tăng tính nhạy cảm, gọi là Chứng tăng cảm đau nguyên phát (primary hyperal-gesia) và (2) sự thuận tiện trong dẫn truyền cảm giác, được gọi Chứng tăngcảmđauthứ phát (secondaryhyperalgesia). Một ví dụ của chứng tăng cảm đau nguyên phát là tăng nhạy cảm trong da bị bỏng nắng, do tăng các sản phẩm của đầu tận thần kinh cảm giác tại một vùng da khu trú sau bỏng, có thể là histamine hay prostaglandins hay những chất khác. Còn chứng tăng cảm đau thứ phát lại là kết quả tại tổn thương tủy sống hoặc đồi thị.

Herpes Zoster (Shingle – bệnh zona)

Thỉnh thoảng, herpesvirus xâm nhập vào hạch thần kinh rễ sau gai sống, gây ra cơn đau dữ dội tại vùng da chi phối bởi hạch ấy, tạo nên vùng đau quanh chỉ một nửa thân mình. Đây được gọi là bệnh herpes zoster hay “giời leo”, vì sự phát ban da thường xảy ra.Nguyên nhân của bệnh lý này có lẽ là do nhiễm siêu vi vào tế bào thần kinh nhận cảm đau trong hạch rễ sau. Thêm vào đó, siêu vi cũng có thể theo bào tương tế bào thần kinh ra ngoài, xuyên qua sợi trục thần kinh ngoại biên đến vùng da tương ứng. Tại đây, siêu vi sẽ kích thích da hình thành ban đỏ rồi phồng lên thành bóng nước trong vài ngày, và vài ngày sau đó, bóng nước sẽ vỡ ra, đóng vảy cứng Tất cả biểu hiện này đều khu trú trong vùng da chịu chi phối của rễ sau tủy sống đã bị nhiễm siêu vi.

Cơn giật đau chói.

Cơn đau chói đôi khi xảy ra ở một bên mặt thuộc vùng chi phối cảm giác của dây thần kinh sọ số V hay số IX. Hiện tượng này gọi là cơn giật đau chói (tic douloureux) hay đau dây thần kinh sinh ba (trigeminal neuralgia) hoặc dây thần kinh thiệt hầu (glossopharyngeal neuralgia) . Cảm giác đau này giống như đột ngột bị điện giật, có thể xuất hiện trong vài giây lúc ấy hay kéo dài. Thông thường, nó tăng lên khi ở các vùng có kích thích cảm giác quá mức trên mặt, như trong miệng hay bên trong họng; luôn chịu tác động từ thụ thể nhận cảm cơ học thay vì thụ thể đau. Ví dụ, khi bệnh nhân nuốt một khối thức ăn, chạm vào vòm hầu gây ra cảm giác đau nhói cấp tính, thuộc vùng chi phối của nhánh hàm dưới dây sọ V.Cơn đau trên có thể ngăn chặn bằng phẫu thuật cắt nhánh thần kinh ngoại biên từ vùng tăng nhạy cảm quá mức. Phần cảm giác của dây V thường bắt đầu từ trong hộp sọ, nơi rễ vận động và rễ cảm giác tách rời nhau. Do đó, chức năng vận động cần trong cử động hàm vẫn bảo tồn trong khi phần cảm giác đã bị phá hủy. Phẫu thuật này gây vô cảm một bên mặt nên nó dễ khiến cảm giác khó chịu. Ngoài ra, cũng có khi phẫu thuật không hiệu quả, cho thấy rằng tổn gây đau là nằm ở trong nhân cảm giác thay vì sợi thần kinh ngoại biên.

HỘI CHỨNG BROWN – SÉQUARD

Nếu tủy sống bị cắt đứt hoàn toàn, toàn bộ chức năng vận động và cảm giác bên dưới đó sẽ mất đi. Tuy nhiên, nếu tủy sống chỉ bị cắt đứt một bên, hội chứng Brown – Séquard (Brown-Séquard syndrome) sẽ xảy ra, gây những hệ quả có thể dự đoán được nhờ vào kiến thức về chức năng các bó trong tủy sống.Theo đó, toàn bộ chức năng vận động đều bị ngăn chặn ở bên cùng phía với tổn thương. Tuy vậy, chỉ vài dạng cảm giác bị mất cùng bên đó, trong khi các dạng cảm giác khác lại mất trong nửa người đối bên. Cảm giác đau, thống nhiệt thuộc đường dẫn truyền của bó gai đồi thị bị mất trong tất cả các vạt da thuộc nửa người đối bên từ phía dưới tổn thương. Ngược lại, cảm giác sâu được dẫn truyền chỉ trong cột lưng và cột lưng bên như cảm giác về vị trí các bộ phận cơ thể khi cử động, vị trí, rung, định vị và phân biệt hai điểm lại bị mất ở phần cơ thể cùng bên. Khả năng cảm giác sờ tinh vi bị suy giảm ở phần cơ thể cùng bên tổn thương do con đường dẫn truyền chủ yếu của cảm giác này trong cột lưng bị cắt đứt. Điều đó được giải thích là do các sợi thần kinh không bắt chéo sang đối bên trước khi chúng lên đến hành não. Trong khi đó, cảm giác sờ thô thì kém định vị được vị trí nhưng lại bảo tồn vì những sợi dẫn truyền của nó có bắt chéo sang bó gai đồi thị đối bên.

ĐAU ĐẦU

Đau đầu là một loại đau phóng chiếu đến bề mặt của đầu từ những cấu trúc sau trong đầu. Một vài đau đầu là do kích thích đau phát sinh từ bên trong sọ não, nhưng những đau đầu khác là do kích thích đau bên ngoài hộp sọ như viêm xoang mũi.

Đau đầu nguồn gốc trong sọ.

Những vùng nhạy cảm đau trong vòm não. Mô não hầu như hoàn toàn không nhạy cảm với đau. Thậm chi khi cắt hoặc khi kích thích điện những vùng nhạy cảm của vỏ não chỉ thỉnh thoảng gây đau; thay vào đó, nó gây ra loại dị cảm có cảm giác kim châm trên những vùng của cơ thể tương ứng với phần vỏ não cảm giác nào đó bị kích thích. Do đó, dường như nhiều hoặc hầu hết đau đầu là không phải do tổn thương tại đầu.

Ngược lại, kéo mạnh vào xoang tĩnh mạch xung quanh não, tổn thương lều não (tentorium), hoặc sự căng của màng cứng đáy não có thể gây đau dữ dội mà được cảm nhận rằng là đau đầu. Hơn nữa, hầu như bất kì loại chấn thương, và đập hoặc kéo giãn nào kích thích đến những tĩnh mạch của não cũng có thể gây đau đầu. Một cấu trúc nhạy cảm đặc biệt là động mạch não giữa, và nhà phẫu thuật thần kinh thường rất thận trọng để làm mất cảm giác động mạch này khi mà phẫu thuật não sử dụng loại gây mê vùng.

Những vùng của đầu mà đau đầu trong sọ phóng chiếu đến.

Hưng phấn của receptor đau trong vòm sọ trên lều, bao gồm mặt trên của chính lều não, khởi đầu đau ở phần của não của dây thần kinh số năm, và do đó gây đau đầu ở phần trước của đầu ở vùng bề mặt, được cảm nhận bởi phần cảm giác bản thể của dây thần kinh sọ số năm như dược diễn tả trong Sơ đồ 49-9. Ngược lại, những xung động đau từ dưới lều vào hệ thần kinh trung ương chủ yếu qua dây thần kinh lưỡi hầu, dây thần kinh phế vị và dây thần kinh cổ 2, những dây này chi phối cho da đầu ở vùng trên, sau và vùng mỏng phía dưới tai. Kích thích đau dưới lều gây ra “đau chẩm” phóng chiếu đến phần sau của đầu.

Các thể đau đầu trong sọ

Đau đầu trong viêm màng não. Một trong những đau đầu dữ dội nhất trong tất cả là đau đầu do viêm màng não, nó gây viêm nhiễm tất cả màng não, bao gầm những vùng nhạy cảm của màng cứng và những vùng nhạy cảm quanh các xoang tĩnh mạch.Tổn thương dữ dội như vậy có thể gây đau đầu kinh khủng phóng chiếu đến toàn bộ đầu. Đau đầu do áp lực dịch não tủy thấp. Rút ra tầm 20ml địch não tủy từ ống sống, đặc biệt nếu bệnh nhân tiếp tục đứng thẳng, thường gây đau đầu nội sọ dữ dội. Rút ra số lượng như vậy dịch não tủy làm di chuyển phần nổi của não, phần nổi đó được tạo ra bởi dịch não tủy. Trọng lượng của não đè ép và làm méo mó những bề mặt khác nhau của màng cứng và do đó kích thích đau và gây đau đầu. của não đè ép và làm méo mó những bề mặt khác nhau của màng cứng và do đó kích thích đau và gây đau đầu.

Đau nửa đầu.

Đau nửa đầu là một loại đau đầu đặc biệt mà do hiện tượng mạch không bình thường, mặc dù cơ chế chính xác chưa được biết. Đau nửa đầu thường bắt đầu với những cảm giác tiền triệu khác nhau, như nôn, mất thị giác, tiền triệu về thị giác, và các loại cảm giác ảo giác khác. Thông thường, các triệu chứng tiền triệu bắt đầu 30 phút đến 1 giờ trước khi bắt đầu đau đầu. Bất kì thuyết nào giải thích đau nửa đầu cũng phải giải thích được các triệu chứng tiền triệu. Một thuyết đau nửa đầu chỉ ra là do căng thẳng và xúc động kéo dài gây nên phản xạ co thắt một vài động mạch của đầu, bao gồm động mạch nuôi dưỡng não. Sự co thắt theo lý thuyết sẽ dẫn đến thiếu máu cục bộ một phần nào đó của não, điều này là nguyên do của các triệu chứng tiền triệu. Sau đó, do thiếu máu cục bộ dữ dội, một vài thứ xảy ra đối với thành mạch, có lẽ sự mỏi cơ cho phép mạch máu trở nên nhẽo và không thể duy trì áp trương lực mạch bình thường trong 24 đến 48 giờ. Áp lực máu trong mạch làm mạch giãn nở và đập một cách dữ dội, và đó là nguyên lysy cơ bản mà làm căng thành động mạch quá mức – bao gồm một vài động mạch ngoài sọ, chẳn hạn như động mạch thái dương – gây đau đầu thực sự. Những thuyết khác về đau nửa đầu bao gồm sự căng giãn của vỏ não, sự không bình thường của tâm lý, và sự co thắt bị gây ra bởi lượng Kali trong dịch ngoài tế bào não vượt quá mức. Có lẽ có một yếu tố bẩm sinh di truyền đau nửa đầu bởi vì tiền sử gia đình dương tính đau nửa đầu được thông báo trong 65 đến 90% các trường hợp. Đau nửa đầu cũng thường xảy ra ở phụ nữ gấp hai lần ở nam giới.

Đau đầu do rượu.

Như nhiều người đã trải qua, đau đầu thường xảy ra khi uống một lượng rượu quá mức. Dường như là rượu độc với các mô, trực tiếp kích thích não và gây ra đau nội sọ. Sự mất nước có lẽ đóng vai trò trong tàn tích của những cuộc chè chén say xưa; sự hydrat háo thường làm yếu đi nhưng không thể triệt tiêu hết đau đầu và các triệu chứng tàn tích khác của say rượu.

Đau đầu ngoài sọ

Đau đầu do co cơ.

Sự căng thẳng cảm xúc thường làm co nhiều cơ của đầu, đặc biệt là cơ gắn vào da đầu và cơ cổ gắn với chẩm, trở nên co cứng, và nó được cho rằng cơ chế này là một trong những nguyên nhân thông thường của đau đầu. Đau do co cứng cơ được cho là phóng chiếu phủ lên toàn bộ đầu và gây nên đau đầu như thể tỏn thương trong sọ.

Đau đầu do kích thích của mũi và cấu trúc phụ của mũi.

Màng nhầy của mũi và các xoang mũi nhạy cảm với đau, nhưng không nhạy cảm quá mức. Tuy nhiên, viêm nhiễm hoặc quá trình kích thích khác rải rác các vùng của cấu trúc mũi thường cộng gộp và gây đau đầu phóng chiếu sau mắt hoặc trong trường hợp viêm nhiễm xoang trán, đến bề mặt của da đầu và trán, như trong Sơ đồ 49-9. đau ở những xoang thấp hơn như xoang hàm trên có thể cảm thấy đau trên mặt.

Đau đàu do rối loạn mắt.

Sự khó khăn trong hội tụ mắt có lẽ gây co quá mức cơ thể mi để cố gắng nhìn rõ hơn. Mặc dù các cơ này cực kì nhỏ, nhưng người ta tin rằng sự co cứng của chúng có thể gây đau đầuu sau ổ mắt. Hơn nữa, sự cố gắng quá mức để hội tụ mắt có thể dẫn đến co theo phản xạ của các cơ ở mặt và cơ vòng mắt, điều này gây đau đầu. Một loại đau đầu thứ hai mà bắt đầu trong mắt xảy ra khi mắt bị soi sáng quá mức bởi những tia sáng, đặc biệt là tia cực tím. khi nhìn mặt trời trong thậm chí vài giây có thể dẫn đến đau đầu trong 24 đến 48 giờ. Đau đầu thường do kích thích “actinic” của kết mạc, và đau được phóng chiếu đến bề mặt của đầu hoặc đến sau ổ mắt. Tuy nhiên, hội tụ ánh sáng mạnh từ mặt trời trên võng mạc có thể đốt cháy võng mạc, điều này có thể gây đau đầu.

CẢM GIÁC NHIỆT RECEPTOR NHIỆT VÀ SỰ HƯNG PHẤN CỦA CHÚNG

Con người có thể nhận thức sự thay đổi khác nhau của lạnh và nóng, từ lạnh băng đến lạnh, đến trung bình, đến ấm, đến nóng đến nóng cháy. Sự thay đổi nhiệt độ được phân biệt bởi ít nhất ba loại receptor cảm giác: receptor lạnh, receptor nóng và receptor đau. Những receptor đau chỉ được kích thích bởi nóng hoặc lạnh quá mức Những receptor nóng và lạnh nằm ngay dưới da ở những điểm tách biệt riêng rẽ. Hầu hết các vùng của cơ thể, các điểm lạnh gấp 3 đến 10 lần điểm nóng, và những vùng khác nhau thì có số điểm khác nhau: từ 15 đến 25 điểm lạnh trong một cm2 ở môi, từ 3 đến 5 điểm lạnh trong một cm2 ở ngón tay, ít hưn một điểm lạnh trong mỗi cm2 ở bề rộng của thân. Mặc dù, những kiểm tra tâm lý diễn tả rằng sự tồn tại của đàu mút thần kinh nóng đặc biệt là khá chắc chắn, nhưng chúng không được nhận dạng trong nghiên cứu. Chúng được cho là đầu tận cùng tự do vì tín hiệu nóng được truyền chủ yêu qua sợi dây thần kinh loại C với tốc độ truyền chỉ 0.4 đến 2 m/s. Một receptor lạnh cuối cùng đã được nhận ra. nó là một đầu mứt thần kinh có myelin nhỏ lđặc biệt loại A delta, mà nõ chai nhánh vài lần, Đầu mút của chúng nhô vào trong bề mặt cuối cùng của những tế bào da gốc. Những tín hiệu được truyền từ những receptor này theo đường những sợi thần kinh loại A delta với tốc độ khoảng 20m/s. Một vài cảm giác lạnh người ta tin rằng cũng được truyền trong sợi thần kinh loại C nữa, điều đó chỉ ra rằng một vài đầu mút thần kinh tự do có lẽ cũng có chức năng như receptor lạnh

Sự kích thích của receptor nhiệt: cảm giác lạnh, mát, trung tính, ấm và nóng.

Sơ đồ 49-10 chỉ ra rằng ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau lên sự đáp ứng của bốn loại sợi dây thần kinh: (1) sợi đau được kích thích bởi lạnh, (2) sợi lạnh, (3) sợi ấm, (4) sợi đau được kích thích bởi nóng. Lưu ý đặc biệt rằng những sợi này đáp ứng một cách khác nhau ở mức khác nhau của nhiệt độ. Chẳng hạn như, trong vùng rất lạnh, chỉ có những sợi đau lạnh bị kích thích ( nếu da thậm chí trở nên lạnh hơn đến mức gần như đóng băng hoặc đóng băng thực sự, các sợi này không thể bị kích thích). Khi nhiệt độ tăng đến +10 đến 15 độ C, xung động đau lạnh dừng lại, nhưng receptor lạnh bắt đầu được kích thích, lên đến đỉnh kích thích ở khoảng 24 độ C và giảm đần ở trên 40 độ C. Trên khoảng 30 độ C, những receptor ấm bắt đầu bắt đầu bị kích thích, nhưng chúng cũng giảm dần ở 49 độ C. Cuối cùng, ở quanh 45 độ C, những sợi đau nóng bắt đầu bị kích thích bởi nhiệt một lần nữa, có thể vì phá hủy những đầu tận cùng lạnh đã được gây ra trước sự nóng quá mức. Qua sơ đồ 49-10 có thể hiểu rằng một người cảm nhận sự thay đổi khác nhau của cảm giác nhiệt bởi dộ kích thích tương ứng của các đầu mút thần kinh khác nhau. Chúng ta cũng có thể hiểu tại sao lạnh và nóng quá mức có thể gây đau và tại sao cả hai cảm giác này, khi mà đủ dữ dội, nó sẽ có cảm giác như nhau – cảm giác lạnh băng và nóng cháy hầu như là tương tự nhau.

Liệu pháp kích thích ảnh hưởng bởi sự tăng và giảm nhiệt độ – sự thích nghi của receptor nhiệt.

Khi một receptor lạnh chịu một cú giảm nhiệt độ đột ngột, nó trở nên được kích thích mạnh mẽ lần đầu tiên, nhưng những kích thích này giảm xuống một cách nhanh chóng trong những giây đầu tiên và tăng dần lên một cách chậm rãi trong suốt 30 phút tiếp theo và sau đó. Trong một từ khác, receptor thích nghivới một khoảng rộng lớn, nhưng không bao giờ 100%. Do đó, hiển nhiên rằng cảm giác nhiệt phản ứng lại một cách rõ ràng với sự thay đổi nhiệt độ, thêm vào đó có thể được phản ứng lại với những trạng thái cố định của nhiệt độ. Điều này có nghĩa rằng khi nhiệt độ của da đang giảm nhanh, một người có thể cảm thấy lạnh hơn nhiều so với khi nhiệt độ duy trì lạnh ở cùng một mức. Ngược lại, nếu nhiệt độ đang tăng một cách nhanh, con người sẽ cảm thấy ấm hơn so với khi mà nhiệt độ được giữ cố định. Phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ giải thích tại sao một người cảm thấy cực kì nóng khi bước vào một bồn nươc nóng và cảm thấy cực kì lạnh khi bước ra khỏi cửa của một phòng ấm vào những ngày lạnh.

CƠ CHẾ KÍCH THÍCH CỦA RECEPTOR NHIỆT

Người ta tin rằng receptor lạnh và nóng bị kích thích bằng cách thay đổi trong tốc độ trao đổi vật chất của chúng và sự thay đổi này dẫn đến một thực tế rằng nhiệt độ thay đổi, tăng lên 10 độ C thì tốc độ chuyển hóa trong tế bào tăng lên gấp đôi. Một cách hiểu khác, nhiệt độ không chỉ có ảnh hưởng vật trực tiếp vể nóng và lạnh trên đầu tận cùng thần kinh mà còn có sự kích thích hóa học ở đầu mút tận cùng thần kinh.

Vùng cảm nhận của cảm giác nhiệt.

Vì lượng đầu mút tận cùng lạnh và nóng trong bất kì vùng bề mặt nào của cơ thể là không đáng kể, rất khó để đánh giá sự thay đổi nhiệt độ khi một vùng da nhỏ bị kích thích. Tuy nhiên, khi một vùng da rộng bị kích thích cùng một lúc, nhiệt báo hiệu từ toàn bộ các vùng. Chẳng hạn như, sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng ít nhất 0,01 độ C có thể được cảm nhận nếu sự thay đổi này cùng làm ảnh hưởng tới toàn bộ bề mặt cơ thể. Nhiệt độ thay đổi 100 lần sẽ không thể nhận thấy khi những vùng da bị ảnh hưởng chỉ trong cỡ 1 cm2.

SỰ TRUYỀN TÍN HIỆU NHIỆT TRONG HỆ THẦN KINH

Thông thường, những tín hiệu nhiệt được truyền song song với tín hiệu đau. Khi vào tủy sống, những tín hiệu đi lên hoặc xuống một đoạn, trong dải Lissauer, và sau đó tận cùng chủ yếu ở lát 1, 2 3 của sừng sau – tương tự như đau. Sau khi truyền qua một lượng nhỏ một hoặc nhiều dây thần kinh , tín hiệu đau vào sợi nhiệt dài, lên cao, bắt chéo sang bên đối diện ở dải trước bên và tận cùng ở cả hai chỗ: (1) vùng lưới của thân não và (2) phức hợp bụng nền của đồi thị. Một vài tín hiệu nhiệt cũng được chuyển đến vỏ não cảm giác bản thể từ phức hợp bụng nền. thỉnh thoảng một noron ở vùng 1 của vỏ não cảm giác bản thể đã được tìm thấy bởi nghiên cứu vi điện tử đáp ứng trực tiếp với kích thích lạnh hoặc nóng ở những vùng đặc biệt của da. Tuy nhiên, sự cắt đứt toàn bộ hồi sau trung tâm của vỏ não ở người làm giảm nhưng không thủ tiêu khả năng phân biệt sự thay đổi nhiệt độ.

Bài viết được dịch từ sách : “Guyton and Hall text book of Medicine and Physiology”

 

 

 

 

 

 

 

Advertisement

Giới thiệu thanngocthao

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …