Viêm ruột (IBD) là rối loạn viêm mãn tính đường tiêu hóa chưa rõ nguyên nhân. Đạt đỉnh ở độ tuổi 15 đến 30 và 60 đến 80, nhưng
có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Đặc điểm dịch tế được liệt kêt trong Bảng 159-1. Bệnh sinh của IBD liên quan đến kích thích các tế bào viêm bởi các nhân tố chưa rõ ràng (? vi sinh vật, khẩu phần ăn, vi khuẩn hoặc tự kháng thể) làm giải phóng các cytokin và các yêu tố trung gian viêm. Yếu tố tri truyền cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh. Các báo cáo cho thấy HLA-DR2 liên quan đến bệnh nhân Nhật bị viêm loét đại tràng và bệnh Crohn (CD) còn được gọi là CARD15 liên quan đên NST 16p.
Đột biến GARD15 có thể chiếm tới 10% nguy cơ gây CD. Các yếu tố bệnh sinh khác gồm kháng thể kháng bào tương của bạch cầu đa nhân trung tính (ANCA) trong 70% bệnh nhân bị viêm loét đại tràng (chỉ trong 5-10% bệnh nhân CD) và kháng thể kháng Saccharomyces cerevisiae (ASCA) trong 60 -70% bệnh nhân CD (chỉ 10- 15% là bệnh nhân viêm loét đại tràng và 5% bình thường). Viêm mạch u hạt (vasculitis) có thể xuất hiện trong CD. Đợt cấp có thể được thúc đẩy bằng các yếu tố nhiễm trùng, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), stress. Khởi phát viêm loét đại tràng thường sau ngừng hút thuốc..
VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG (UC)
BỆNH SINH
Viêm niêm mạc đại tràng, phần lớn thường kèm tổn thương trực tràng, viêm lan rộng liên tục, (không bỏ qua khu vực nào), biểu hiện mô học gồm tổn thương tế bào nội mô, áp xe hốc, mất tế bào hình đài.
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
Ỉa chảy phân máu, nhầy, sốt, đau bụng, mót rặn, sút cân, mức độ nghiêm trọng (đa số các trường hợp là nhẹ, giới hạn tới đại tràng sigma). Trong trường hợp nặng, mất nước, thiếu máu, giảm kali huyết, giảm albumin máu
BIẾN CHỨNG
Phình đại tràng, thủng đại tràng, nguy cơ ung thư liên quan đến mức độ và thời gian viêm đại tràng, thường xuất hiện trước hoặc cùng với loạn sản, phát hiện khi nội soi sinh thiết đại tràng
CHUẨN ĐOÁN
Nội soi đại tràng sigma/ nội soi đại tràng: niêm mạc sung huyết, dạng hạt,dễ vỡ (friability), dịch tiết, xuất huyết, loét, polyp viêm (giả polyp). Thụt đại tràng : mất các nếp đại tràng, niêm mạc bất thường, ổ loét
Bệnh ROHN (CD)
BỆNH SINH
Có thể ở bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa, thường ở cuối hồi tràng và hoặc đại tràng, viêm xuyên thành (inflammation transmural), dày thành ruột, vết loét, vết loét dài, hẹp, lớp dưới niêm mạc dày tạo ra các mô hình gồ ghề giống sỏi (bobblestone pattern), không liên tục (có vùng bị bỏ qua), đặc điểm mô học gồm viêm xuyên thành, u hạt (thường không xuất hiện), vết nứt, dò
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
Sốt, đau bụng, ỉa chảy (thường không có máu), mệt mỏi, sút cân, chậm phát triển ở trẻ em, viêm hồi tràng cấp tính tương tự như viêm ruột thừa,vết nứt hậu môn trực tràng, dò, áp xe. Ba hình thái trên lâm sàng là (1) viêm, (2) co thắt, và (3) thông
BIẾN CHỨNG
Tắc ruột (phù và xơ hóa), hiếm khi phình đại tràng nhiễm độc (toxic megacolon) hoặc thủng, thông với ruột, bàng quang, âm đạo, da, mô mềm thường hình thành áp xe, kém hấp thu muối mật dẫn đến tạo sỏi cholesterol và/ hoặc sỏi oxalate thận, bệnh ruột ác tính, thoái hóa tinh bột (amyloidosis).
CHUẨN ĐOÁN
Nội soi đại tràng sigma/ nội soi đại tràng, thụt barit, đường tiêu hóa trên và
ruột non : nhiều u cục nhỏ, cứng, loét, có thể sâu hoặc dài, có dạng như sỏi
(cobblestroning), không liên tục, hẹp, dò. CT thấy hình ảnh quai ruột dày,
rối vào nhau (matted bowel loops) hoặc một áp xe
CHUẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
VIÊM RUỘT NHIỄM KHUẨN
Shigella, Salmonella, Campylobacter, Yersinia (viêm hồi tràng cấp), Plesiomonas shigelloides, Aeromonas hydrophila, Escherichia coli serotype O157:H7, Gonorrhea, Lymphogranuloma venereum, Clostridium difficile (Viêm đại tràng giả mạc), lao, amip, cytomegalovirus, AIDS.
KHÁC
Thiếu máu ruột cục bộ, viêm ruột thừa, viêm túi thừa, viêm ruột do chiếu xạ, ỉa chảy do muối mật ( cắt hồi tràng), viêm đại tràng do thuốc ( vd NSAIDs), tổn thương chảy máu đại tràng ( vd : khối u), hội chứng ruột kích thích (không chảy máu), viêm đại tràng vi thể (lympho) hay viêm đại tràng collagen ( tiêu chảy nước mãn tính) – nội soi dạ dày bình thường, nhưng trên sinh thiết viêm bề mặt biểu mô đại tràng, trong viêm đại tràng collagen, dày lớp dưới biểu mô, đáp ứng aminosalicylates va glucocorticoid.
BIỂU HIỆN NGOÀI RUỘT CỦA UC VÀ CD
Viêm Ruột (Xem Hình. 159-1)
1. Khớp: Viêm khớp ngoại vi -song song với bệnh lý ruột, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp cùng chậu (liên quan đến HLA – B27) – độc lập với bệnh lý ruột
2. Da: Hồng ban nút, loét aphthous, mủ da họa thư, bệnh Crohn da
3. Mắt: Viêm kết mạc, viêm thượng củng mạc, viêm mống mắt, viêm màng bồ đào
4.Gan : Gan nhiễm mỡ, viêm quanh đường mật (viêm xơ đường mật
trong gan), viêm xơ đường mật nguyên phát, ung thư đường mật, viêm gan mãn
5. Khác: Thiếu máu tan máu tự miễn, viêm tĩnh mạch, thuyên tắc phổi ( tình trạng tăng đông), sỏi thận, bệnh xương chuyển hóa.
liên quan đến liều – buồn nôn, đau đầu, hiếm thiếu máu tan máu – có thể cải thiện khi giảm liều, tác dụng phụ – sốt, phát ban, giảm bạch cầu hạt, viêm tụy, viêm gan, giảm tinh trùng. Các aminosalicylates mới có hiệu quả tương tự sulfasalazine nhưng ít tác dụng phụ hơn.Thụt 4g 5-ASA (mesalamine) có thể sử dụng trong viêm đại tràng trái (distal UC), để qua một đêm đến khi giảm, sau đó tiếp tục 2-3h một lần. Thuốc viên đạn chứa 500mg 5-ASA có thể được sử dụng trong viêm trực tràng
GLUCOCORTICOID Hữu ích trong trường hợp bệnh nặng CD hồi tràng hoặc CD hồi đại tràng. prednisone, 40- 60 mg, đường uống ngày 1 lần, sau đó giảm dần; hydrocortisone tĩnh mạch, 100mg ngày 3 lần hoặc tương đương ở bệnh đã nhập viện; truyền tĩnh mạch nhỏ giọt adrenocorticotropic hormone ( 120 U ngày 1 lần) có thể đáp ứng tốt hơn trong đợt cấp đầu tiên của UC. Thụt giữ hydrocortisone qua đêm trong viêm trực tràng đại tràng sigma. Sự dụng lâu dài gây nhiều vấn đề về tác dụng phụ
I CHẤT ỨC CHẾ MIỄN DỊCH Azathioprine, 6-mercaptopurine— 50 mg đến 2.0 hoặc 1.5 mg/kg/ ngày. Hiệu quả như các thuốc thay thế steroid (steroid -sparing agents) và trong trường hợp khó điều trị và CD giai đoạn dò (hiệu quả sau 2-6 tháng). Độc tính – suy giảm miễn dịch, viêm tụy, ? gây ung thư. Không dùng khi mang thai.
METRONIDAZOLE có tác dụng trong CD đại tràng (500 mg đường uống ngày 2 lần) và CD tầng sinh môn khó chữa (10-20 mg/kg/ ngày đường uống). Độc tính- bệnh lý thần kinh ngoại vi, vị kim loại, ? gây ung thư. Không dùng khi mang thai. Các kháng sinh khác (VD ciprofloxacin 500mg đường uống ngày 2 lần) có thể hiệu quả trong CD quanh hậu môn và cuối hồi tràng,
tiêm kháng sinh phổ rông được chỉ định trong viêm đại tràng tối cấp (fulminant colitis) và áp xe.
KHÁC trong 7-14 ngày trong trường hợp viêm loét đại tràng (UC) nặng và có thể trong bệnh Crohn có dò nặng); thử nghiệm – tacrolimus, methtrexate, chloroquine, dầu cá, nicotine, các chất khác. Infliximab (kháng thể đơn dòng kháng yếu tố hoại tử u (TNF)) 5mg/kg truyền tĩnh mạch đáo ứng với 65% (đáp ứng hoàn toàn là 33% ) bệnh nhân CD không đáp ứng với 5-ASA, glucocorticoid, và 6 – mercaptopurine. Trong UC, có 27-49% bệnh nhân đáp ứng Adalimumab là kháng thể đơn dòng “ người hóa” (humanized version) được cho là ít tạo kháng thể trung hòa trên bệnh nhân. Pegylated kháng TNF có thể sử dụng một tháng một lần Natalizumab là kháng thể kháng interfron ( trong bệnh Crohn), nhưng một vài bệnh nhân gây bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển
PHẪU THUẬT UC: Cắt đại tràng (để điều trị) trong trường hợp không điều trị được ( intractability), phình đại tràng nhiễm độc ( nếu không cải thiện với điều trị tích cực trong 24-48 h), ung thư, loạn sản. Phẫu thuật nối hậu môn – hồi tràng được lựa chọn trong UC, nhưng chống chị định với CD và người già. CD : cắt bỏ đoạn tắc ( hoặc tạo hình đoạn hẹp ), áp xe, dò dai dẳng, không điều trị được.