Chương rất ngắn này có thể trên thực phải cần nhiều thời gian nếu bạn đọc chương này một cách chậm rãi và cố gắng nhớ lại tất cả các khái niệm ở các chương trước.
Với một điện tâm đồ có rối loạn nhịp tim trên thực hành lâm sàng, khuyến cáo được mô tả dưới đây được sử dụng để có một chẩn đoán chính xác, những kiến thức từ chương 10 và chương 13 được sử dụng trong tiến trình này:
1. Xác định hoạt động của tâm nhĩ và loại nhịp (xoang hay lạc chỗ), tần số, hình dạng và vị trí của hoạt động tâm nhĩ trong đoạn RR.
2. Phân tích phức bộ QRS: tần số và hình dạng.
3. Phân tích dẫn truyền nhĩ thất và xác định bình thường hay dẫn truyền ngược dòng (hình 10.2).
4. Phân tích những phức bộ ến sớm (ngoại tâm thu, song tâm thu, nhịp xoang bắt được) và xác định sự xuất hiện của những phức bộ lặp lại (tự động hoặc vào lại).
5. Phân tích đoạn nghỉ. Xác định tính tự động giảm, block, hoặc nhịp đôi nhĩ tiềm tàng.
6. Phân tích phức bộ xoang đến muộn và các phức bộ và nhịp thoát.
7. Phân tích nhịp đôi. Hình 14.1 cho thấy các nguyên nhân thường gặp nhất.
8. Phân tích QRS với nhiều hình thái biến đổi trong khoảng RR không thay đổi. Nó có thể cho biết sự xen kẽ thực sự khi có nhiều thay đổi trong QRS – ST – T do bản chất rối loạn nội tại trong cơ tim (hình 14.2). Hơn nữa, một sự giả xen kẽ có thể xuất hiện khi đó là kết quả của sự thay đổi trong hoạt động của tim (ví dụ block nhánh 2 x 1 hoặc tiền kích thích 2 x 1). Nó cũng có thể bị nhầm với nhịp đôi thất đến trễ với PVC trong khoảng PR. Nếu theo lập luận trên cùng với những kiến thức ở chương 10 tới chương 13 và xem xét kỹ thì có thể chẩn đoán chính xác trong nhiều trường hợp rối loạn nhịp tim. Hơn nữa, nó có thể được d ng để xác định hướng điều trị thích hợp và tiên
lượng tốt hơn. Nếu cần, có thể làm test thêm (ví dụ ghi Holter, stress test, tilt test, thăm dò điện sinh lý).
Nguồn: Antoni Bayés de Luna (2014) ECGs for Beginners.
Tham khảo bản dịch của “NHÓM DỊCH CTUMP”
Xem tất cả ECG tại: https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/khoa-hoc-can-lam-sang/ecg/