[Medscape] Metformin có liên quan đến giảm nguy cơ thoái hóa khớp !

Rate this post

Theo một nghiên cứu thuần tập được công bố trên JAMA Network, những bệnh nhân dùng metformin điều trị đái tháo đường típ 2 có nguy cơ mắc bệnh thành thoái hóa khớp hơn nhứng bệnh nhân sử dụng sulfonylurea. Những phát hiện này phù hợp với những phát hiện trong một đánh giá có hệ thống năm 2022 về các nghiên cứu lâm sàng và quan sát trên người để tìm ra tác dụng bảo vệ tiềm tàng của metformin đối với bệnh thoái hóa khớp.

 

Ths.BS. Matthew C.Baker, một trợ lý giáo sư y học về Miễn dịch và Thấp khớp tại trường Đại học Stanford (Calif.) và cộng sự của ông viết rằng “Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp thêm bằng chứng mạnh mẽ về dịch tễ học rằng metformin có thể bảo vệ sự phát triển và tiến triển thành thoái hóa khớp ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường típ 2” .

Những phát hiện này cũng phù hợp với kết quả của một tấm áp phích được trình bày tại Hội nghị Thế giới năm 2023 của Hiệp hội nghiên cứu xương khớp Quốc tế, mặc dù phát hiện trên tóm tắt đó không đạt được ý nghĩa thống kê. 

Trong nghiên cứu được công bố, những nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu thông tin hành chính của bệnh nhân từ Cơ sở dữ liệu Martum’s Clinformatics Data Mart từ tháng 12 năm 2003 đến tháng 12 năm 2009. Cơ sở dữ liệu bao gồm hơn 15 triệu người có bảo hiểm tư nhân hoặc bảo hiểm Medicare Advantage phần D nhưng không bao gồm những người được hỗ trợ bảo hiểm Medicaid, bằng cách ấy loại trừ được những người từ các nhóm kinh tế xã hội thấp hơn.

Các nhà nghiên cứu bao gồm tất cả các bệnh nhân có độ tuổi ít nhất là 40, mắc bệnh đái tháo đường típ 2, có sử dụng metformin và có ghi danh trong cơ sở dữ liệu trong ít nhất 1 năm liên tục. Họ loại trừ bất kỳ ai mắc đái tháo đường típ 1 hoặc đã được chẩn đoán trước đó về thoái hóa khớp, bệnh viêm khớp hoặc thay khớp. Sau đó, các tác giả đã so sánh tỉ lệ thoái hóa khớp và thay thế khớp ở 20,937 người tham gia này với 20,937 người tham gia đối chứng đang dùng sulfonylurea, phù hợp với những người dùng metformin trên cơ sở tuổi, giới, chủng tộc, bệnh kèm và khoảng thời gian điều trị. Hơn một nửa dân số (58%) là nam giới với độ tuổi trung bình là 62.

 

Bệnh nhân cần sử dụng một trong hai loại thuốc trong  ít nhất 3 tháng, nhưng những người được điều trị ban đầu bằng metformin trước chuyển qua sử dụng sulfonylurea sau đó cũng có thể được đưa vào và đóng góp cả hai nhóm. Những người đầu tiên sử dụng nhóm sulfonylyrea và sau đó sử dụng nhóm metformin chỉ được đưa vào nhóm sulfonylurea và được kiểm duyệt sau khi chuyển đổi để đảm bảo rằng có đủ người tham gia. Sự so sánh được điều chỉnh thêm về lứa tuổi, giới tính, chủng tộc, dân tộc, vị trí địa lý,  giáo dục, bệnh kèm và tần suất khám ngoại trú.

Kết quả cho thấy rằng những người sử dụng metformin ít có khả năng bị thoái hóa khớp trong ít nhất 3 tháng sau khi bắt đầu điều trị là 24% hơn những người sử dụng sulfornylurea (P<.001). Tỉ lệ thay thế khớp không khác biệt đáng kể giữa những người sử dụng metformin và những người dùng sulfonylurea. Hai kết quả này không thay đổi trong phân tích độ nhạy so sánh trên những bệnh nhân chỉ sử dụng metformin hoặc sulfornylurea (trái ngược với những người dùng một loại thuốc trước khi chuyển sang loại khác).

Các tác giả báo cáo thêm rằng “ Khi được phân tầng bằng cách tiếp xúc với metformin trước đó trong nhóm sulfonylurea, lợi ích quan sát được liên quan đến metformin … là có sự suy giảm ở những người điều trị với sulfonylurea đã dùng metformin trước đó”. Các tác giả đưa ra giả thuyết, một lý do khả thi đối với điều này được cho là những người dùng sulfonylurea sau khi sử dụng metformin trước đó đã được bảo vệ khỏi việc tiếp xúc metformin trước đó.

Nghiên cứu quan sát này không thể chỉ ra được tác động gây bệnh từ việc sử dụng metformin, nhưng các nhà nghiên cứu trước đây đã suy đoán về các cơ chế tiềm ẩn có tác động gây bệnh.

Các tác giả viết “Một số nghiên cứu tiền lâm sàng đã đề xuất mối liên hệ bảo vệ của metformin trong thoái hóa khớp thông qua tín hiệu protein kinase được kích hoạt bởi AMP, làm giảm mức độ metallicoproteinase, tăng khả năng tự thực và giảm quá trình chết theo chương trình của tế bào sụn, đồng thời tăng cường các đặc tính chống viêm và bảo vệ sụn của tế bào gốc trung mô”

Tuy nhiên, trong số những hạn chế của nghiên cứu này là thiếu dữ liệu về chỉ số khối cơ thể, có liên quan đến  thoái hóa khớp trong tài liệu và có thể khác nhau giữa bệnh nhân dùng metformin so với sulfonylurea. Các nhà nghiên cứu cũng không có dữ liệu về hoạt động thể chất hoặc tiền sử chấn thương khớp, mặc dù không có lý do gì để cho rằng tỷ lệ này có thể khác nhau giữa những người dùng thuốc này hay thuốc kia. 

Một hạn chế đáng kể khác là tất cả các bệnh nhân đều mắc bệnh đái tháo đường típ 2, nên không có khả năng xác định xem liệu tác dụng bảo vệ tương tự của metformin có tồn tại ở những không mắc đái tháo đường hay không.

Nguy cơ thoái hóa khớp gối sau chấn thương thấp hơn đáng kể

Tương tự như nghiên cứu đã được công bố, áp phích OASI đã so sánh tỉ lệ mắc thoái hóa khớp hoặc phẫu thuật thay thế toàn bộ khớp gối giữa những bệnh nhân dùng metformin và dùng sulfonylureas trong 5 năm, nhưng nó tập trung trên những bệnh nhân trẻ có độ tuổi từ 18-40 tuổi, những người đã từng trải qua phẫu thuật dây chằng chép trước và sụn chêm.

Sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu yêu cầu về bảo hiểm thương mại MarketScan từ năm 2006 đến 2020, các tác giả đã xác định được 2376 người tham gia có sử dụng metformin hoặc sulfonylurea khi họ trải qua phẫu thuật hoặc sau khi dùng nó trong vòng 6 tháng sau phẫu thuật. Hơn một nửa số người tham gia là phụ nữ (57%) với độ tuổi trung bình là 35.

Trong vòng 5 năm, có 10.8% người sử dụng metformin mắc thoái hóa khớp, so với 17.9% những người sử dụng sulfonylurea. Ngoài ra, 3% người dùng metformin phải thay thế toàn bộ khớp gối, so với 5.3% người dùng sulfonylurea. Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh độ tuổi, giới tính, tình trạng béo phì và tiền sử mắc bẹnh thận mạn tính, bệnh gan và trầm cảm, có sự khác biệt về nguy cơ và tỷ lệ chênh lệch không cân bằng đều không có ý nghĩa thống kê.

Advertisement

Nguy cơ mắc thoái hóa khớp là 17% ở những bệnh nhân dùng metformin (khoảng tin cậy là 95%, –0,18 đến 0,09), những người có tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp xấp xỉ một nửa so với những người dùng sulfonylurea (OR, 0,5; 95% CI, 0,21-1,67) . Nguy cơ thay thế toàn bộ khớp gối thấp hơn 10% ở những người dùng metformin (95% CI, –0,28 đến 0,08) với tỷ lệ chênh lệch giảm tương tự, so với những người dùng sulfonylurea (OR, 0,53; 95% CI, 0,2-1,44).

 

Theo S. Reza Jafarzadeh, Tiến sĩ, DVM, trợ lý Giáo sư y khoa tại Đại học Boston thì trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu không xác định cụ thể rằng liệu những người tham gia có được chẩn đoán bệnh đái tháo đương hay chưa, nhưng họ giả định toàn bộ hoặc ít nhất là hầu hết.

Tiến sĩ Jafarzadeh cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng “Mục tiêu không chỉ tập trung vào nhóm bệnh nhân mắc đái tháo đường, mà còn tập trung vào những người dùng metformin hoặc sulfonylurea]”. Tiến sĩ Jafarzadeh lưu ý rằng một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát lớn hơn đang được tiến hành để xem xét liệu metformin có làm giảm nguy cơ thoái hóa khớp không phụ thuộc vào việc bệnh nhân có bị đái tháo đường hay không.

Nghiên cứu đã công bố được tài trợ bởi các khoản trợ cấp từ Viện Y tế Quốc gia, Bộ Cựu chiến binh và Đại học Stanford, và các tác giả đã báo cáo. Áp phích tại OARSI được tài trợ bởi NIH và Arthritis Foundation.

 

Nguồn: https://www.medscape.com/viewarticle/991098?src=#vp_1

Người dịch: Nguyễn Thị Thùy Linh, Trần Gia Minh

Người hiệu đính: BS. Huỳnh Lê Thái Bão

 

Bài viết được biên tập và dịch thuật bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép !

 

Giới thiệu thuylinh98

Check Also

[2minutemedicine] Nhiễm trùng Mycobacterium abscessus sau phẫu thuật tim có liên quan đến hệ thống nước của bệnh viện

1. Trên cùng một tầng tại Bệnh viện Brigham and Women’s, bốn bệnh nhân phẫu …