[Nội tiết] Thuốc điều trị đái tháo đường

Rate this post

Bệnh đái tháo đường là gì?

Theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) 2017 “ Đái tháo đường là một nhóm bệnh chuyển hóa, đặc trưng bởi việc tăng đường huyết mạn tính do:  sự khiếm khuyết trong việc tiết Insulin. Khiếm khuyết tác dụng của Insulin. Hoặc kết hợp cả hai. Việc tăng đường huyết mạn tính của bệnh đái tháo đường gây nên tác hại lâu dài, rối loạn chức năng và suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.”

PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

  1. Đái tháo đường type 1:
  • Phụ thuộc insulin
  • Nguyên nhân: Bệnh tự miễn (kháng thể kháng tế bào beta), Tổn thương tụy (hóa chất, tai nạn, độc tố, …),Virus, vi khuẩn (kháng thể kháng TB beta) , Di truyền.
  1. Đái tháo đường type 2:
  • Đái tháo đường không phụ thuộc insulin.
  • Nguyên nhân: Giảm bài tiết insulin tương đối. Kháng insulin của thụ thể
  1. Đái tháo đường thai kì:

Đái tháo đừơng thai kỳ còn được gọi là tình trạng rối loạn dung nạp đường xảy ra trong thai kỳ. Khoảng  5%  thai phụ gặp phải rối loạn này và thường gặp vào 3 tháng giữa của thai kỳ

  1. Đái tháo đường thứ phát:

-Bệnh xuất hiện sau một số bệnh nội tiết: :Cushing, Basedow, u tuỷ thượng thận,..

-Đái tháo đường do thuốc: corticoid, thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu thải muối..

THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1: INSULIN

Cấu trúc: Hai chuỗi peptit A và B, liên kết qua hai cầu disulfit (-S-S-); Các cầu disulfit quyết định hoạt tính sinh học của insulin.

       Dược động học:

-Hấp thu : dùng đường SC (bụng, mông, đùi trước, lưng tay) , sáng: bụng, đùi , tối: tay

-Chuyển hóa: chuyển hóa ở gan bằng việc phân hủy dây nối peptit và cắt cầu disulfit làm mất hoạt tính

-Thải trừ: qua đường nước tiểu.

-Tác dụng phụ: Tụt đường huyết , dị ứng (IgE), đề kháng insulin (IgG kháng insulin), teo hoặc phì đại mô mỡ,             phù

       Lợi ích lâm sàng: lợi ích trên mạch máu nhỏ và lớn

THUỐC TRỊ ĐTĐ TYP II

Nhóm 1: Thuốc kích thích tế bào beta tăng tiết insulin:

a). Các sulfonylurê: Gọi là các “sulfamid chống đái tháo đường”. Chlopropamide, Glimepiride, Glibenclamide,              Glipizide…

b). Thuốc không sulfonylurê: Repaglinide, Nateglinide…

Nhóm 2: Thuốc làm tăng chuyển hóa glucose, hạ đường huyết(Các biguanid): Metformin, phenformin..

Nhóm 3: Thuốc làm tăng hoạt tính insulin: Dẫn chất thiazolidindion: Rosiglitazone, pioglitazone..

Nhóm 4: Phong bế enzym phân giải carbonhydrat: Acarbose, miglitol..

 

Mình sẽ đi vào dược động học cũng như tác dụng chung của từng nhóm:

       Nhóm 1: Thuốc kích thích tế bào beta tăng tiết insulin: Sulfonylurea

      Tác dụng

  • Tại tụy: Kích thích bài tiết Insulin không phụ thuộc glucose máu (giảm glucose máu sau ăn).
  • Ngoài tụy: Tăng nhạy cảm với Insulin của mô đích, giảm sản xuất glucose ở gan (giảm glucose máu đói).

Sulfonylurea: giảm HbA1c ~ 1,5%-2% giảm glucose ~ 60-70 mg/dl

      Dược động học:

– Chuyển hóa ở gan (cần ngưng khi có suy tế bào gan), đào thải qua thận (chú ý giảm liều hoặc ngưng thuốc khi bệnh nhân suy thận).

– T1/2 ~ 3-5h nhưng hiệu quả kéo dài ~ 12-24 h

      Tác dụng phụ:

– Tụt đường huyết (thế hệ 2 < 4%)

– Tiêu chảy, đau bụng nôn mữa

– Tăng cân

– Độc tính trên máu: hiếm gặp nhưng nguy hiểm

     Chống chỉ định:

– Phụ nữ có thai

-Thận trọng: suy thận, suy gan

     Lợi ích lâm sàng:

– Giảm biến chứng mạch máu nhỏ

– Thiếu bằng chứng cho thấy giảm biến chứng mạch máu lớn

     Nhóm 2: Thuốc làm tăng chuyển hóa glucose, hạ đường huyết (Các biguanid)

     Dược động học:

– Không chuyển hóa, đào thải nguyên vẹn qua thận

– T1/2 ~ 2-3h, liều tối đa 2,5g/ngày chia 3 lần

     Ưu điểm:

-Giảm HbA1c 1-1.5%.

-Nguy cơ hạ đường huyết thấp.

-Không làm thay đổi cân nặng hoặc có thể giảm cân nhẹ.

– An toàn tim mạch: giảm nguy cơ gây biến chứng tim mạch

    Tác dụng phụ:

– Tiêu chảy, đau bụng nôn mữa (~20%)

– Nhiễm acid chuyển hóa (hiếm nhưng nguy hiểm)

– Rất hiếm khi gây tụt đường huyết

– Làm giảm hấp thu Vitamin B12 nhưng ít khi gây thiếu máu.

     Chống chỉ định:

– Nhiễm acid chuyển hóa

-Thận trọng: suy thận, suy gan

     Lợi ích lâm sàng:

– Giảm biến chứng mạch máu nhỏ, mạch máu lớn

– Giảm biến cố tim mạch

     Nhóm 3: Thuốc làm tăng hoạt tính insulin (Dẫn chất thiazolidindion)

     Dược động học:

– Chuyển hóa ở gan

– T1/2 ~3-7h =>>nhưng tác động hạ glucose kéo dài 24h

     Ưu điểm:

-Giảm HbA1C từ 0.5 – 1.4%.

-Nguy cơ hạ đường huyết thấp.

-An toàn tim mạch

– Pioglitazole khi dùng chung với Insulin, liều Insulin có thể giảm 30-50%.

       Tác dụng phụ:

– Tổn thương gan (hiếm): theo dõi chức năng gan

– Phù, ứ dịch, tăng thể tích huyết tương

– Làm nặng thêm suy tim

– Gãy xương (nữ giới)

       Chống chỉ định:

– Suy tim

– Bệnh gan, tăng transaminase

Lợi ích lâm sàng:

– Trên mạch máu nhỏ: có lợi

– Trên mạch máu lớn: hầu như không có

      Nhóm 4: Phong bế enzym phân giải carbonhydrat:

(Làm giảm chuyển hóa carbohydrat và làm chậm hấp thu glucose)

      Dược động học:

Acarbose tác động chủ yếu ở ruột , Miglitol được hấp thu và đào thải qua thận ở dạng không chuyển hóa

      Ưu điểm:

-Giảm HbA1c 0,6 -1%.

-Ít nguy cơ hạ đường huyết.

-Giảm cân.

-Lợi ích trên tim mạch:

     Tác dụng phụ:

– Đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy

– Tụt đường huyết nếu phối hợp với sulfonylurea

– Tăng transaminase (hiếm xảy ra)

      Chống chỉ định:

– Hội chứng Ruột bị kích thích, viêm ruột

Lợi ích lâm sàng:

– Lợi ích nhỏ trên mạch máu nhỏ và lớn

THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KÌ

Điều trị bằng thuốc được chỉ định khi bệnh nhân không thể ổn định đường huyết bằng tiết chế đơn thuần. Cho đến nay insulin human (nguồn gốc người) là thuốc duy nhất được FDA chấp nhận cho điều trị bệnh nhân đái tháo đường thai kì thai kỳ.

Nguồn tài liệu tham khảo: Dược Lý Học.

Giới thiệu Haunguyen

Check Also

[Guideline] Cơn đau quặn thận (renal colic pain): Tóm tắt và điều trị

CƠN ĐAU QUẶN THẬN: TÓM TẮT VÀ ĐIỀU TRỊ Cơn đau quặn thận là triệu …