Định nghĩa Hẹp Hai Lá
Hẹp hai lá xảy ra khi có tình trạng hẹp van hai lá và làm cản trở dòng chảy của máu giữa nhĩ trái và thất trái. Từ đó gây cản trở quá trình đổ đầy thất.
Nguyên nhân của Hẹp Hai Lá
Nguyên nhân chính của hẹp hai lá đó là bệnh thấp tim – rheumatic disease. Hỏi bệnh nhân về tiền sử liệu có thường xuyên mắc viêm amidan nhiễm khuẩn hay không là rất quan trọng
Các nguyên nhân khác của hẹp van hai lá bao gồm có
1. Các bệnh lý tự miễn, như lupus ban đỏ hệ thống và viêm khớp dạng thấp
2. Hẹp van hai lá bẩm sinh
3. Hẹp hai lá thoái hóa
Phân loại hẹp hai lá
Có 3 mức độ nặng của hẹp van hai lá
Phụ thuộc vào diện tích vùng còn mở, chênh áp trung bình – mean pressure gradient, và áp lực trung bình của mao mạch phổi – mean pulmonary capillary disease. Hẹp hai lá có thể chia thành mức độ nhẹ, vừa và nặng
Sinh lý bệnh của Hẹp hai lá
Điều gì sẽ xảy ra khi hẹp hai lá?
Do hẹp van hai lá, máu không thể đi xuống thất trái đầy đủ. Điều này dẫn đến tình trạng ứ máu tại nhĩ trái, đưa máu trở ngược lại vào phổi qua các tĩnh mạch phổi, cuối cùng đó là tác động lên tim phải. Do đó, gia tăng nguy cơ suy tim phải và nguy cơ của rung nhĩ do căng quá mức nhĩ trái. Rung nhĩ có thể gia tăng nguy cơ thuyên tắc và có thể dẫn đến thiếu máu cấp ở cẳng chân, đột quỵ hoặc thiếu máu mạc treo.
Các đặc điểm lâm sàng của hẹp hai lá
Triệu chứng
Mức độ nặng của bệnh sẽ xác địch các triệu chứng xảy ra.
• Các triệu chứng chính của hẹp hai lá đó là khó thở tăng khi gắng sức, và ho ra máu (vỡ các mạch máu phổi do chịu áp lực cao).
• Dãn nhĩ trái có thể dẫn đến rung nhĩ và huyết khối, từ đó đưa đến khả năng thuyên tắc động mạch
• Do ứ máu tại phổi, dẫn đến tăng áp phổi, biểu hiện với các triệu chứng khó thở và ho về đêm
• Các dấu hiệu của suy tim phải cũng có thể biểu hiện
Note:
Ở bệnh nhân hẹp hai lá, suy tim là một biểu hiện muộn và là một yếu tố tiên lượng xấu.
Điều này có nghĩa rằng thất trái không còn duy trì được chức năng với tình trạng gia tăng áp lực được truyền ngược từ nhĩ trái.
Giảm cung lượng tim dẫn đến:
• Giảm khả năng hoạt động
• Mệt mỏi
• Tím ngoại biên
Các dấu hiệu (thăm khám tim mạch)
• Sờ:
• Mỏm tim đập mạnh là một đặc trưng của hẹp hai lá.
• Có thể cảm nhận được thất phải nhô lên nếu bệnh nhân có tăng áp phổi.
• Nghe:
• Tiếng tim thứ nhất đanh – acccentuated.
• Âm thổi nghe rầm rầm ở giữa kỳ tâm trường – mid diastolic murmur, nghe lớn nhất ở gian sườn 5 trên đường trung đòn trái. Nghe tốt nhất khi bệnh nhân nằm nghiêng về bên trái.
• Tiếng clac mở van – opening snap có thể nghe được khi van tim mở mạnh bởi sức bóp của nhĩ trái
Note:
Khoảng thời gian giữ tiếng clac mở van và tiếng tim thứ hai, gợi ý bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Chẩn đoán hẹp hai lá
ECG
• ECG có thể cho thấy sóng P hai đỉnh, cũng như dấu dày thất phải, và trục phải
• Rung nhĩ thường gặp do hẹp hai lá đáng kễ
X quang ngực
Trên X quang cũng có thể cho thấy biểu hiện của:
• Tim phải lớn
• Nhĩ trái lớn với chủ yếu là tiểu nhĩ trái (làm thẳng bờ trái của tim)
• Các dấu hiệu của sung huyết phổi
Siêu âm tim
Khi siêu âm tim, van hai lá có thể được đánh giá và có thể phân được mức độ nặng của tình trạng hẹp hai lá. Các yếu tố được đánh giá gồm có:
• Di động bất thường của van
• Dày tổ chức dưới van
• Dày lá van
• Vôi hóa
Điều trị hẹp hai lá
Theo dõi
1. Sử dụng thuốc điều trị suy tim như lợi tiểu furosemide
2. Thuốc kiểm soát tim như chẹn beta, chẹn kênh calci để kiểm soát tần số tim và tăng thời gian đổ đầy tâm thất (thời gian tâm trương)
3. Quản lý rung nhĩ
4. Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Can thiệp
Chỉ định can thiệp trong các trường hợp hẹp van hai lá nặng.
1. Nong van hai lá qua da –
• Đây là phương án điều trị đầu tay, nếu như giải phẫu van vẫn còn phù hợp, hoặc nếu phẫu thuật có nguy cơ cao và chống chỉ định.
Chống chỉ định:
• Diện tích mở van > 1.5 cm²
• Huyết khối nhĩ trái
• Hẹp hai lá trung bình hoặc nặng
• Vôi hóa hai mép van nghiêm trọng – bicommissural calcification
• Kèm với bệnh tim thiếu máu cần phải phẫu thuật nối thông.
2. Phẫu thuật van hai lá:
• Phẫu thuật sữa hoặc thay van hai lá được cân nhắc nếu bệnh nhân vẫn còn triệu chứng mặc dù đã điều trị nội khoa và chống chỉ định PMC.
High-yield:
Rapid AF will decrease the diastolic filling time and may lead to frank pulmonary edema.
Rung nhĩ sẽ làm giảm thời gian đổ đầy tâm trương và có thể dẫn đến frank pulmonary edema (áp lực động mạch phổi bít >25mmHg)
Các biến chứng của hẹp van hai lá
• Rung nhĩ với các biến cố thuyên tắc huyết khối
• Suy tim sung huyết
• Tăng áp phổi với các biểu hiện của suy tim phải
Tài liệu tham khảo:
1. Lecturio (2019) Cardiovascular Pathology
2. Bệnh học tim mạch. Bản dịch của Trần Khánh Luân (Đại học Y Dược Huế) và Phan Nguyên Hiếu (Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh)
Mời các bạn đọc tất cả ” Bệnh học lâm sàng ” tại: https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/benh-hoc-tim-mach/