[ Bệnh học tim mạch 18 ] – Phù phổi do tim

Rate this post

Định nghĩa

Phù phổi cấp là sự tích lũy đột ngột của chất lỏng trong nhu mô phổi và phế nang hoặc do tái phân bố dịch như trong phù phổi do tăng áp, hoặc do tích tụ chất lỏng như trong sốc tim, do suy bơm.

Nguyên nhân

Yếu tố nguy cơ có thể góp phần vào việc suy tim xấu đi
Bệnh nhân dễ bị phù phổi cấp nếu họ có những nguyên nhân như sau:
1. Hội chứng vành cấp (Acute Coronary Syndrome)
2. Tăng huyết áp cấp cứu (Hypertension Emergency)
3. Rối loạn nhịp tim (như AF hoặc VT) (Arrhythmia)
4. Nguyên nhân cơ học cấp tính (như vỡ vách liên thất) (Acute Mechanical cause)
5. Thuyên tắc phổi (Pulmonary embolism) (nguồn: Hướng dẫn của Hiệp hội tim mạch châu Âu)

Phân loại

Phù phổi do tim có thể được phân thành hai loại:
1. “Tái phân bố dịch vascular-type” trong đó tăng áp chiếm ưu thế.
2. “Tích tụ chất lỏng cardiac-type” do suy bơm trong đó sung huyết chiếm ưu thế.

Sinh lý bệnh

Sinh lý bệnh của phù phổi dựa trên sự mất cân bằng của tái hấp thu dịch và lọc. Tăng áp mao mạch phổi nhanh dẫn đến tích tụ dịch trong phổi và làm suy yếu trao đổi khí ồ ạt, điều này giải thích cho suy hô hấp. Suất đàn của phổi và dung tích sống giảm, tăng kháng lực đường thở, và phạm vi chiều dài đường dẫn khí đến nơi trao đổi khí. Sinh lý bệnh của phù phổi ái lực cao có thể được giải thích bởi sự kết hợp của sự suy giảm hàm lượng oxy phổi, co mạch phổi, và giảm áp lực phế nang.

Đặc điểm lâm sàng

Tùy thuộc vào giai đoạn của phù phổi, các triệu chứng có thể bao gồm khó thở, ho, xuất tiết dịch nhầy, nhịp tim nhanh, có dấu hiệu tím tái, cũng như bồn chồn. Trong khi phù phổi mô kẽ được đặc trưng hơn bằng cách thở nhanh, khó thở, khó thở khi nằm, và tiếng thở mạnh (hen tim). Trong trường hợp phù phổi phế nang, sợ hãi, tím tái, xanh xao, khó thở nhiều và xuất tiết dịch, có thể xảy ra, kèm theo ran ẩm có thể nghe được bằng ống nghe.

Mẹo nhớ: CHAMP

Các dạng cụ thể

Sự phát triển của phù phổi có thể được chia thành 4 giai đoạn:

Chẩn đoán

Bên cạnh bệnh sử và bệnh cảnh lâm sàng, ran ẩm là đáng chú ý trong trường hợp phù phổi phế nang đôi khi có thể nghe được mà không cần một ống nghe. Hơn nữa, X quang phổi và siêu âm tim có thể hữu ích.

Chẩn đoán phân biệt

Phù phổi do tim và không do tim

Trong trường hợp phù phổi, phải phân biệt phù phổi do tim và không do tim, nhờ đó mà loại đầu tiên không liên quan đến bệnh phổi, nhưng xảy ra thường xuyên hơn trong thực hành lâm sàng.

Phù phổi do tim

Còn được gọi là phù phổi thuỷ tĩnh, điều này thường do suy thất trái cấp khi tim không còn khả năng bơm đủ máu từ vòng tuần hoàn phổi vào vòng tuần hoàn hệ thống.

Phù phổi không do tim

Bệnh học chính là một sự “xúc phạm” trực tiếp hoặc gián tiếp vào màng mao mạch phổi, thứ phát sau tình trạng viêm mà kết quả là tăng tính thấm của lớp tế bào nội mô.
Các nguyên nhân phổ biến nhất của phù phổi không do tim là:
• Nhiễm trùng nặng (nhiễm trùng huyết)
• Tổn thương do hít sặc
• Phản ứng dị ứng
• Tổn thương do hít khói

Điều trị phù phổi do tim

Các biện pháp chung ngay lập tức

Biện pháp tức thời bao gồm, một vị trí ngồi với hai chân lủng lẳng để cải thiện áp lực mạch máu phổi, an thần, thở oxy, và thuốc lợi tiểu, là các biện pháp trước mắt.
Nếu đánh giá ban đầu của một bệnh nhân biểu hiện phù phổi cho thấy sốc tim hoặc suy hô hấp, ngay lập tức nhập CCU là cần thiết. Nếu bệnh nhân có suy hô hấp, hỗ trợ thông khí bằng cách sử dụng CPAP không xâm lấn hoặc đặt nội khí quản nên được thực hiện ngay lập tức.

Điều trị đặc hiệu

“Tái phân bố dịch vascular-type” đòi hỏi các thuốc giãn mạch (như nitrat) đầu tiên, sau đó là thuốc lợi tiểu.
“Tích tụ chất lỏng cardiac-type” đòi hỏi thuốc lợi tiểu đầu tiên, sau đó là nitrat và siêu lọc nếu không đáp ứng với thuốc lợi tiểu, như ở những bệnh nhân có suy giảm chức năng thận.
Bệnh nhân bị sốc (sốc tim) nên được giảm tưới máu, cũng gọi là “wet-cold, hypoperfusion”. Trong tình huống này, bệnh nhân cũng cần thuốc co mạch hoặc inotropes. (nguồn: Hướng dẫn của Hiệp hội tim mạch châu Âu)

Mẹo nhớ:
• Lasix (furosemide)
• Morphine
• Nitrates
• Oxygen
• Position (đứng)

? Câu hỏi ôn tập

Câu hỏi 6.1: Một bé gái 9 tuổi đến khoa cấp cứu do khó thở,
đánh trống ngực, và một cơn sốt không rõ nhiệt độ trong vòng
một tuần. BN cũng than phiền cơn đau đầu gối hai bên trong 5
ngày mà bây giờ đã chuyển sang cả hai mắt cá chân trong tuần
qua. BN sưng mắt cá chân hai bên từ hôm qua. 10 ngày trước
khi nhập viện, BN bị đau họng nghiêm trọng kèm theo sốt, ớn
lạnh, rét run, đau cơ toàn thân. Hôm nay nhịp thở của BN là
22 l/phút, nhiệt độ 37,7°C (100°F), huyết áp 90/60 mmHg, nhịp tim
90 l/phút, và SpO2 88%/KT. Về kiểm tra tổng quát, BN nhìn ốm
yếu với vẻ xanh xao và phù ấn lõm chi dưới hai bên. Trên thăm
khám lâm sàng, mỏm tim đập ở khoảng liên sườn V trên đường

Advertisement

trung đòn trái, và ran hai đáy phổi. Một âm thổi toàn tâm thu,
cường độ 3/6, nghe ở mỏm tim lan về phía nách. T3 và T4 nghe ở
bờ trái của xương ức và ở mỏm tim. Tình trạng của BN rất có thể
là gì?
A. Sốt thấp khớp cấp tính
B. Hẹp van hai lá
C. Hở van động mạch chủ
D. Hở van ba lá
E. Hẹp động mạch chủ
Câu hỏi 6.2: Một người đàn ông 79 tuổi đến khám vì khó thở tăng
dần trong 2 tháng qua. Đầu tiên BN đuối hơi trong khi làm vườn
và bây giờ đã không thể đi lên cầu thang trong nhà mình mà
không phải dừng lại. BN mắc bệnh đái tháo đường type 2 trong
30 năm qua, đang dùng metformin và sitagliptin. Huyết áp của
BN là 110/50 mmHg, nhiệt độ 37,1°C (98,8°F), và mạch đều 80
lần/phút. Trên thăm khám lâm sàng, có một thổi tâm thu lớn tại
bờ phải xương ức lan lên cổ. Điều nào sau đây có thể tăng
cường độ của âm thổi trên bệnh nhân này?
A. Ngồi xổm
B. Đứng lên từ vị trí ngồi
C. Thuốc lợi tiểu
D. Nghiệm pháp Valsalva
E. Giảm thể tích

Tài liệu tham khảo:

1. Lecturio () Cardiovascular Pathology

2. Bệnh học tim mạch. Bản dịch của Trần Khánh Luân (Đại học Y Dược Huế) và Phan Nguyên Hiếu (Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh)

Mời các bạn đọc tất cả ” Bệnh học lâm sàng ” tại: https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/benh-hoc-tim-mach/

Giới thiệu Dr.ngthao92

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …