Định nghĩa
Rối loạn nhịp tim là một nhóm các rối loạn tạo xung hoặc dẫn truyền nằm trong cơ tim, kết quả nhịp tim không đều, rối loạn nhịp chậm và rối loạn nhịp nhanh.
Sinh lý bệnh
Trong một trái tim khỏe mạnh, tế bào tạo nhịp tự động bị ảnh hưởng bởi hệ thần kinh tự chủ, mất cân bằng điện giải, và các loại thuốc (thuốc chẹn bêta, thuốc chẹn kênh canxi, vv).
• Hệ thần kinh đối giao cảm: Làm chậm nhịp tim bằng cách giải phóng acetylcholin tại nút SA.
• Hệ thống thần kinh giao cảm: Tăng nhịp tim bằng cách giải phóng catecholamine (epinephrine và norepinephrine) tại nút SA.
Trái tim chứa nhiều tế bào tạo nhịp mà có thể tạo một xung điện. Trong những trường hợp bình thường,
nút xoang giữ nhịp chính và kiểm soát tốc độ xung điện tạo ra. Đôi khi, các ổ khác ngoài nút xoang đảm
nhiệm chức năng của tạo xung, gây đảo lộn trong quá trình co được điều hòa một cách cẩn thận của tim, dẫn đến rối loạn nhịp tim. Nhịp tim nhanh chủ yếu được tạo ra bởi 1 trong tổng số 3 cơ chế chính: tăng tính tự động, hoạt động khởi kích, hoặc vòng vào lại
Vòng vào lại
Những loạn nhịp tự duy trì bằng cách liên tục bởi một con đường có 2 ngả; một lấy đi xung động từ vị trí gốc, và còn lại mang xung trở lại vị trí đó. Đối với một vào lại xảy ra, phải có một khu vực có dẫn truyền chậm và 2 ngả có thời gian trơ khác nhau.
Tính tự động tăng
Điều này nói đến sự tự phát, lặp đi lặp lại, và mạnh mẽ từ một vị trí duy nhất mà có thể bắt nguồn từ nút xoang hoặc nơi tạo nhịp phụ trong tâm nhĩ, bao gồm “Eustachian ridge”, bó Bachmann, xoang vành và các van nhĩ thất, nút nhĩ thất, hệ thống His-Purkinje, và các tâm thất.
Hoạt động khởi kích
Hoạt động khởi kích chủ yếu dựa vào các dao động về màng điện thế cơ tim (sau khử cực). Với sự vắng mặt của một tác nhân mới kích thích điện thế bên ngoài, sau khử cực làm hình thành điện thế động mới. Loạn nhịp được tạo ra bởi một trong hai:
1. Sau khử cực sớm
• Tái cực màng không toàn bộ, cho phép một kích thích dưới ngưỡng để bắt đầu thế động.
2. Sau khử cực muộn
• Tái cực màng toàn bộ, nhưng các rối loạn nhịp tim xảy ra vì canxi bên trong tế bào bất thường gây khử cực tự phát.
Rối loạn dẫn truyền xung động
Một nhịp tim chậm dưới 60 nhịp/phút (nhịp tim chậm), là kết quả của một rối loạn chức năng tạo nhịp chính hoặc một block dẫn truyền trong nút nhĩ thất hoặc bó His. Trong trường hợp tổn thương nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His, tế bào cơ, các tế bào không tạo nhịp có thể tạo ra các xung điện kích thích tim để co, nhưng với tốc độ chậm hơn:
• 40-60 bpm nếu nhịp nhĩ thất
• Ít hơn 40 bpm nếu nhịp thất
Phân loại
Ngoại tâm thu
Là dạng loạn nhịp là tương đối phổ biến và thường lành tính và không có triệu chứng. Ngoại tâm thu được chia thành:
1. Ngoại tâm thu nhĩ (PACs) có nguồn gốc ở trên nút nhĩ thất.
2. Ngoại tâm thu thất (PVC) có nguồn gốc bên dưới nút nhĩ thất.
Rối loạn nhịp trên thất
Những loạn nhịp bắt nguồn từ tâm nhĩ hoặc nút nhĩ thất. Rối loạn nhịp trên thất bao gồm rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh nhĩ đa ổ, hội chứng WPW, và nhịp tim nhanh trên thất kịch phát.
Rối loạn nhịp thất
Những dạng loạn nhịp này là rất nguy hiểm và đòi hỏi sự can thiệp y tế ngay lập tức. Chúng bao gồm xoắn đỉnh, rung thất và nhịp nhanh thất.
Rối loạn nhịp chậm
Có một dạng nhịp tim chậm được biết là rối loạn nhịp chậm. Điều này có thể xảy ra ở những người khỏe mạnh như vận động viên chuyên nghiệp. Chúng bao gồm các block nhĩ thất và ngừng xoang.
Triệu chứng
Nhiều rối loạn nhịp là không có triệu chứng. Tuy nhiên, các triệu chứng phổ biến nhất là đánh trống ngực. Loạn nhịp có thể được cảm nhận như một rung hoặc áp lực trong lồng ngực. Nếu tình trạng loạn nhịp dẫn đến suy tim, bệnh nhân có thể khó thở hoặc ngất. Một số rối loạn nhịp gây tử vong trong vòng vài phút, như rung thất.
Chẩn đoán
Hầu hết rối loạn nhịp có thể được chẩn đoán dựa trên:
ECG 12 chuyển đạo
• ECG 12 chuyển đạo là một test không xâm lấn nhưng đòi hỏi kinh nghiệm để giải thích kết quả. Nó đo lường ngắn gọn các tín hiệu điện tim phát ra trong quá trình khử cực của cơ tim.
Holter ECG
• Chúng được sử dụng để phát hiện rối loạn nhịp thỉnh thoảng hoặc không thường xuyên. Nó được mang bởi các bệnh nhân trong khoảng 24h hoặc thậm chí vài ngày, và liên tục giám sát các hoạt động điện của tim.
ECG gắng sức
• Một số rối loạn nhịp chỉ xảy ra khi bệnh nhân đang bị stress. Nghiệm pháp gắng sức chạy bộ (hoặc hóa học) là bắt buộc để kích động tình trạng rối loạn nhịp mà sau đó được ghi lại trên ECG.
Sinh lý điện
• Một số rối loạn nhịp (như WPW) đòi hỏi một nghiên cứu sinh lý điện mà là nhiều hơn cả là xâm lấn và liên quan đến an thần và đặt thông tim, thường là thông qua các động mạch của vùng háng.
Siêu âm tim
• Siêu âm tim là một công cụ hữu ích khi chẩn đoán nguyên nhân cơ bản của tình trạng loạn nhịp như:
• Giãn thất trái tăng nguy cơ loạn nhịp thất như nhịp nhanh thất.
• Giãn nhĩ trái tăng nguy cơ rung nhĩ.
• Bệnh van tim, chẳng hạn như hẹp hai lá, thường đi kèm với rối loạn nhịp trên thất.
? Câu hỏi ôn tập
Câu hỏi 8.1: Một phụ nữ 28 tuổi được đưa khoa cấp cứu bởi một
người bạn sau khi ngất xỉu tại nơi làm việc và đánh đầu. BN tỉnh,
và đau đớn khi mà BN có một vết rách sâu ở cạnh ổ mắt bên phải.
Khi được hỏi về lần ngất xỉu trước, BN nói rằng đã có chúng từ
khi còn nhỏ, nhưng cảm thấy đó là “không có gì nghiêm trọng.”
BN cũng nói rằng có đánh trống ngực thường xuyên, khó thở,
buồn nôn, và, vào một số thời điểm có đau ngực và quy cho là
“làm việc quá chăm chỉ.” M 110 l/phút, NT 20l/phút, T 37,4° và
HA 110/78 mmHg. Khám lâm sàng cho thấy nhịp tim nhanh và hạ
huyết áp nhẹ. Điện tâm đồ của bệnh nhân như hình. Loại thuốc
nào sau đây là sự lựa chọn thích hợp cho việc điều trị đầu tay trên
bệnh nhân này?
A. Canxi gluconat
B. Epinephrine
C. Flecainide
D. Magnesium sulfate
E. Procainamide
Tài liệu tham khảo:
1. Lecturio (2019) Cardiovascular Pathology
2. Bệnh học tim mạch. Bản dịch của Trần Khánh Luân (Đại học Y Dược Huế) và Phan Nguyên Hiếu (Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh)
Mời các bạn đọc tất cả ” Bệnh học lâm sàng ” tại: https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/benh-hoc-tim-mach/