[Case lâm sàng 221] Chó cắn

Rate this post

Questions

Trẻ gái 5 tuổi bị cắn vào bàn tay bởi con chó của chính gia đình trẻ. Cả chó và đứa trẻ đều được tiêm chủng đầy đủ. Con chó vẫn hoạt động bình thường. Vết thương được làm sạch và băng bó tại nhà. Hiện tại sau 2 ngày, đau tại vết thương và sưng lên.

 

Câu hỏi đặt ra:
1. Bệnh cảnh lâm sàng nào ở một bệnh nhân bị chó cắn nên được sử dụng kháng sinh?
2. Bệnh cảnh lâm sàng nào nên chủng ngừa bệnh dại – rabies sau khi bị chó cắn?

Answers

Vết thương chó cắn bị nhiễm trùng với tần suất chỉ khoảng 10-15% và thường là nhiễm đa vi khuẩn – polymicrobial (American Academy of Pediatrics, 2009). Các tác nhân phổ biến nhất bao gồm có: loài Pasteurella, tụ cầu vàng, liên cầu, và vi khuẩn kỵ khí (Talan et al., 1999). Kháng sinh theo kinh nghiệm được sử dụng là amoxicillin – clavulanate đường uống. Các bác sĩ lâm sàng nên lưu ý đến thuốc không tác dụng lên nhóm tụ cầu vàng kháng penicillin và khi vi khuẩn này chỉ xuất hiện đơn độc trong kết quả nuôi cấy vết thương, kèm theo hoặc thay thế kháng sinh cần đc tiến hành.

Trong các bệnh cảnh nhất định, kháng sinh mới được chỉ định bao gồm có: vết thương nặng và bầm dập, vết thương thủng – puncture wound, các vị trí như: ở mặt, tay, chân, và vùng sinh dục; ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, và khi vết thương trong có vẻ nhiễm trùng (American Academy of Pediatrics 2009). Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng và vị trí của tổn thương.

Phụ thuộc vào dịch tễ vùng miền, mà chó bị dại có thể phổ biến hay không (Centers for Disease Control and Prevention, 2014). Do vậy mà đánh giá nguy cơ bệnh dại là quan trọng đv tất cả vết thương do chó cắn. Nếu chó biểu hiện dại hoặc không thể xác định vị trí của nó trong vòng 10 ngày, bên nhân nên được phòng bệnh dại. Kèm với trong vòng 10 ngày sau bị cắn, con chó biểu hiện dại thì bệnh nhân cũng nên được tiến hành phòng dại. Đv bệnh nhân chưa được chủng dại trước đó thì tiến hành chủng ngừa, sau đó là sau 3,7 và 14 ngày (American academy of pediatrics 2009). Thêm vào đó, thì globulin miễn dịch – rabies immune globulin – RIG,  nên đc sử dụng phối hợp trong ngày chủng ngừa đầu tiên. Half of the RIG should be infiltrated directly into the dog bite wound with the rest administrated intramuscularly in a site (or multiple sites, if necessary) distant from where the rabies vaccine was administered (American academy of Pediatrics, 2009).

 

Keywords: animal bite, bite wound, infectious disease, hand injury, skin and soft tissue infection

 

References
American Academy of Pediatrics. Bite wounds. In Red Book: 2009 Report of the Committee on Infectious Diseases, 28th ed., Pickering LK, Baker CJ, Kimberlin DW, Long SS, eds. Elk Grove Village, IL: American Academy of Pediatrics, 2009:187–91.

Centers for Disease Control and Prevention (CDC). Reported cases of rabies in cats and dogs, by county,
2014.
http://www.cdc.gov/rabies/resources/publications/2014-surveillance/2014-cats-and-dogs. html#dogs. Last modifed April 29, 2016.

Talan DA, Citron DM, Abrahamian FM, Moran GJ, Goldstein EJC. Bacteriologic analysis of infected dog and cat bites. NEJM 1999;350:85–92.

 

Nguồn “Pediatric Emergency Medicine (Second edition)”  – Edited by  ALISA MCQUEEN & S. MARGARET PAIK

Tham khảo bản dịch của ” Trần Khánh Luân, sinh viên Y5 Đa Khoa trường Đại Học Y Dược Huế ” 

Xem tất cả case lâm sàng tại: https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/ca-lam-sang/

Advertisement

Giới thiệu Lê Minh Thư

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …