[Case lâm sàng 223] Thiếu máu đầu chi sau sử dụng bút tiêm Epinephrine

Rate this post

Question

Một trẻ trai 7 tuổi có tiền sử dị ứng với trứng nay được đưa vào khoa cấp cứu sau một tai nạn là cậu bé đâm vào ngón tay cái của mình bởi bút tiêm epinephrine Epipen (epinephrine autoinjector). Cậu bé cho biết rằng cậu cảm thấy ngón cái mình đau và ông bố cho biết là ngón cái trở nên lạnh và tím hơn. Không có triệu chứng toàn thân nào như nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi hay run rẩy. Trước đó, cậu bé cảm thấy bình thường. Tiền sử y khoa có hen mức độ trung bình và dị ứng với trứng. Ngoài sử dụng bút tiêm này, cậu bé còn dùng corticoid dạng hít hai lần mỗi ngày và albuterol khi cần thiết.

Thăm khám lâm sàng: trẻ khóc, nhưng vẫn tỉnh táo, lanh lợi và biểu hiện ổn. Thăm khám ngón tay cái ghi nhận tím, lạnh ngón tai cái bên phải với thời
gian đổ đầy mao mạch – capillary refill time – lớn hơn 3s. Khi ấn vào ngón cái trẻ bảo đau và cây kim vẫn mắc trong ngón cái. Vẫn có thể cử động ngón cái, nhưng cảm giác thì giảm ở phần ngoại biên.

Câu hỏi đặt ra đó là tiến hành xử trí như thế nào đối với triệu chứng thiếu máu ở các ngón sau khi sử dụng bút tiêm epinephrine?

 

Answer

Tiến hành điều trị hỗ trợ. Tình trạng này khá phổ biến và hiếm khi cần đến can thiệp. Theo một đánh giá hồi cứu của The Texas poison control network đã ghi nhận 127 trẻ trên 6 tuổi xảy ra các tai nạn khi sử dụng bút tiêm epinephrine ở các ngón tay (ngón chân) và không có trường hợp nào có ảnh hưởng đến toàn thân đáng kể hay các ảnh hưởng nào lên mạch máu. Không có bất kỳ bệnh nhân nào cần nhập viện hoặc cần can thiệp ngoại khoa. Khoảng 58% bệnh nhân tự hồi phục các triệu chứng trong 2h, trong khi đó có 10% bệnh nhân không có triệu chứng. Hầu hết tiến hành theo dõi, trong khi đó có 29 bệnh nhân được điều trị bằng nitroglycerin dán tại chỗ, tiêm tại chỗ phentolamine, sử dụng terbutaline tại chỗ, hoặc kết hợp cả 3 phương pháp này. Ngâm nước ấm cũng được sử dụng ở 32 % trường hợp. Tất cả các trường hợp có sự hồi phục mà không kèm bất kỳ biến chứng nào. Vì vậy chúng tôi khuyến cáo theo dõi bệnh nhân tối thiểu 2h và cân nhắc các liệu pháp nội khoa tại thời điểm này nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục biểu hiện thiếu máu ở đầu chi.

Keywords: penetrating trauma, medications, hand injury

Bibliography
Muck AE, Beharta VS, Borys DJ, Morgan DL. Six years of epinephrine digital injections: Absence of signifcant local or systemic effects. Ann Emerg Med 2010;56:270–4.

 

Nguồn “Pediatric Emergency Medicine (Second edition)”  – Edited by  ALISA MCQUEEN & S. MARGARET PAIK

Tham khảo bản dịch của ” Trần Khánh Luân, sinh viên Y5 Đa Khoa trường Đại Học Y Dược Huế ” 

Xem tất cả case lâm sàng tại: https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/ca-lam-sang/

 

Advertisement

Giới thiệu Lê Minh Thư

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …