[Case lâm sàng 226] Gãy cành tươi

Rate this post

Question

Một bé giá 6 tuổi khỏe mạnh vào khoa cấp cứu sau khi ngã khi đang chơi khoảng một giờ trước. Cô bé cho biết vấp chân và ngã trong tư thế duỗi – outstretched arm. Sau khi ngã, bắt đầu khóc và mẹ bé thấy tay trẻ có bất thường. Mẹ bé ghi nhận rằng bé có thể cử động các ngón tay nhưng không thể cử động cánh tay, và bé bảo đau ở cẳng tay phải. Ngoài ra không ghi nhận chấn thương vùng đầu và suy giảm tri giác.

Thăm khám cho thấy bé tỉnh và chịu ngồi yên trong tay mẹ. Có dị dạng rõ ràng ở cẳng tay phải . Có bé có thể cử động các ngón tay của mình và cảm giác ở đó vẫn bình thường, CRT <2s.

Câu hỏi đặt ra: Gãy theo kiểu gì và điều trị như thế nào cho phù hợp?

 

Answers

Ở trường hợp này, gãy trên là gãy cành tươi – greenstick fracture, điều trị lý tưởng sẽ là nắn xương kín. Gãy cành tươi có xu hướng xảy ra ở trẻ từ 5-14 tuổi, khi mà xương còn mềm và dẻo hơn. Tình trạng này được cân nhắc là gãy không hoàn toàn khi xương bị uốn cong và đường gãy không đi đến vỏ  xương. Dị dạng kiểu uốn cong thường xảy ra là do chấn thương dạng xoắn – torsional injury và cần được điều trị bằng nắn kín kèm với bó bột. Sau khi bó bột cần thăm khám và chụp phim x quang theo dõi.

Để hạn chế tiếp xúc với tia X cho trẻ em. Một nghiên cứu ở 109 bệnh nhi từ 2-15 tuổi có gãy cành tươi xương cẳng tay, cho thấy hiếm trường hợp nào cần đến nắn bổ sung sau khi nắn kín ban đầu. Trong nghiên cứu này thì tác giả đưa ra đề nghị số lượng phim nên chụp sau khi nắn đó là một lần sau 2 tuần và một lần khác sau 6 tuần. Ngoài ra còn đưa ra vai trò của siêu âm trong chẩn đoán gãy đầu xa xương cẳng tay để giảm tiếp xúc với tia x. Trong nghiên cứu của Herren et al (2015) trên 201 bệnh nhi từ 4-11 tuổi với gãy đầu xa xương cẳng tay (có 32% gãy cành tươi) thì siêu âm cho độ đặc hiệu và độ nhạy là 99.5% trong chẩn đoán. Chẩn đoán bằng siêu âm bao gồm có phát hiện một u máu màng xương – periosteal hematoma

Advertisement
, hoặc tình trạng bong màng xương – detachment of the periosteum / khoảng trống ở vỏ xương – cortical gap hoặc chỗ phình – bulge. Ngoài ra còn có thể phát hiện được chấn thương phần mềm mà xquang không thể.

 

Keywords: orthopedics, extremity injury, procedures, ultrasound

Bibliography
Herren C, Sobottke R, Ringe MJ, Visel D, Graf M, Müller D, Siewe J. Ultrasound-guided diagnosis of fractures of the distal forearm in children. Orthop Traumatol: Surg Res 2015;101:501–5.
Ting BL, Kalish LA, Waters PM, Bae DS. Reducing cost and radiation exposure during the treatment of pediatric greenstick fractures of the forearm. J Pediatr Orthop 2016;36:816–20.

 

Nguồn “Pediatric Emergency Medicine (Second edition)”  – Edited by  ALISA MCQUEEN & S. MARGARET PAIK

Tham khảo bản dịch của ” Trần Khánh Luân, sinh viên Y5 Đa Khoa trường Đại Học Y Dược Huế ” 

Xem tất cả case lâm sàng tại: https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/ca-lam-sang/

Giới thiệu Lê Minh Thư

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …