[Case Lâm Sàng 195] Chấn thương xâm nhập lồng ngực

Rate this post

Question

Một trẻ nam 16 tuổi được mang vào khoa cấp cứu với một vết thương súng đạn – gunshot wound (GSW) ở ngực trái. Lâm sàng: mạch nhanh, oxy máu thấp, suy hô hấp. Kiểm tra phổi ghi nhận giảm âm thở toàn bộ ngực trái

Hãy liệt kê những tổn thương có khả năng cao xảy ra đối với một chấn thương xâm nhập vào ngực.

 

Answer

  • Tràn khí màng phổi hở, kín hoặc tràn khí màng phổi áp lực (open, closed or tension pneumothorax).
  • Tràn máu màng phổi – hemothorax
  • Chèn ép tim cấp – cardiac tamponade
  • Chảy máu ồ ạt – exsanguinating hemorrhage

Bất kỳ chấn thương xâm xuyên thấu nào ở đầu, cổ, ngực và bụng hoặc các chi có nguy cơ cao là một chấn thương nặng và cần tiến hành can thiệp ngoại khoa. Đánh giá sơ cấp và thứ cấp – primary and secondary survey đầy đủ nên được tiến hành ở tất cả trẻ với cơ chế chấn thương hoặc trên thăm khám lâm sàng định hướng đến một tình trạng chấn thương nặng hoặc đa chấn thương. Chấn thương đe dọa tính mạng nên được phát thiện và xử trí trong suốt thời gian đánh giá sơ cấp. Bất kỳ thể lâm sàng nào của tràn khí màng phổi có thể biểu hiện ở một bên với biểu hiện của giảm âm thở, tràn khí dưới da (crepitus) tại thành ngực và kèm với tình trạng suy hô hấp, khó thở, mạch nhanh, đau kiểu màng phổi, và oxy máu thấp. Tràn khí màng phổi áp lực có thể gây ra tình trạng di lệch khí quản, và nếu có nghi ngờ tình trạng trên và bệnh nhân có huyết động không ổn định, thì thủ thuật mở ngực bằng kim – needle thoracostomy nên được tiến hành bằng catheter 14-16 gauge và sau đó nên đặt một ống dẫn lưu ngực – thoracostomy tube. Bất kỳ tràn khí màng phổi nào >15% thể tích của phổi thì ít hồi phục mà không tiến hành đặt dẫn lưu ngực. Tràn khí màng phổi hở cần bịt lỗ hỗng vết thương bằng occlusive dressing và tiến hành can thiệp ngoại khoa. Phẫu thuật mở ngực có thể cần đến và dựa trên tình trạng chảy máu ban đầu hoặc vẫn đang tiếp diễn. Tái đánh giá thường xuyên là cần thiết để có thể nhanh chóng phát hiện tình trạng mất – decompensation bù của các cơ quan trước và sau can thiệp.

Keywords:  penetrating trauma, procedures, do not miss, respiratory distress.

Bibliography:

American College of Surgeons Committee on Trauma. Advanced Trauma Life Support (ATLS) Student

Course Manual. 9th ed. Chicago: American College of Surgeons, 2012.

Nguồn ” Pediatric Emergency Medicine ( Second edition ) ” _ EDITED BY ALISA MCQUEEN S. MARGARET PAIK

Tham khảo dịch của ” Trần Khánh Luân , sinh viên Y5 Đa Khoa Trương Đại Học Y Dược Huế “

Advertisement

Giới thiệu thanngocthao

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …