[Case lâm sàng 196] Phù mạch ở trẻ em

Rate this post

Questions

Một bà mẹ mang đứa con gái 14 tuổi vào khoa  cấp cứu. Môi và má của đứa bé sưng lên và có ngứa ít. Các triệu chứng bắt đầu một vài giờ trước. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và đang được quản lý bởi các bác sĩ khoa thận tiết niệu. Gần đây, trẻ bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới trong điều trị tăng huyết áp, nhưng mẹ của trẻ không thể nhớ tên của loại thuốc đó. Bệnh nhi cho biết cô bé không khó thở và không nuốt khó. Không ho, không chảy mũi, không nôn, không tiêu chảy. KHông sốt. không có tiền sử dị ứng. Và không đau ốm gì gần đây.

Thăm khám lâm sàng: phát triển bình thường, sinh hiệu ổn định. Đầu và cổ khi thăm khám cho thấy phù mặt và môi. Ngoài ra mặt bệnh nhi còn biểu hiện đỏ ửng lên. Không ghi nhận có thở nhanh, thở rít hay khò khè. Tay bệnh nhi có biểu hiện phù nhẹ nhưng ngoài ra không còn ghi nhận phù tại vị trí khác. Thăm khám bụng bình thường. Không có ban và thăm khám khác chưa ghi nhận bất thường.

⇒ Chẩn đoán là gì?
– Thuốc đặc hiệu nào có thể gây ra tình trạng này?
– Tại sao cần hành động khẩn trương đối với trường hợp như vậy?

 

Answers

Chẩn đoán: Phù mạch – angioedema. Phù mạch là tình trạng phù khu trú do thoát mạch của dịch ra khoảng kẽ. Nguyên nhân có thể là vô căn, do thuốc, nhiễm trùng, di truyền, dị ứng, hoặc do thuốc. Thường xảy ra ở đầu, cổ, tay và ống tiêu hóa. Không cần xét nghiệm lâm sàng để có thể chẩn đoán. Điều trị ban đầu bao gồm có ổn định thông khí và tuần hoàn.

Phù mạch không do histamine – non histamine induced angioedema  ó thể xảy ra do điều trị bằng thuốc ACEi, ở bệnh nhân này. Thuốc ức chế men chuyển phổ biến nhất được kê đơn cho trẻ em bao gồm có lisinopril, captopril và enalapril. Phù mạch có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong khi điều trị thuốc ức chế men chuyển. Người Mỹ gốc Phi được cho là quần thể dễ mắc tình trạng này. Bệnh nhi cần được đổi thuốc hạ huyết áp khác.

Ở bệnh nhi không có các yếu tố nguy cơ, thì chẩn đoán thiếu hụt ức chế C1 estarase nên được cân nhắc. Tiền sử của một chấn thương nhỏ thường có trước những triệu chứng này trên bệnh nhân.

Điều trị khẩn trương cho bệnh nhi với tình trạng này là cần thiết bởi vì tránh để tắc nghẽn đường thở. Trái với phù mạch dị ứng do histamine, được điều trị bằng epi-, antihistamine và steroid, thì phù mạch không do histamine không đáp ứng với các liệu pháp điều trị trên. Bệnh nhi với thiếu hụt chất ức chế C1 esterase được điều trị với truyền AND tái tổ hợp C1 inhibitor. Nếu không có và các triệu chứng vẫn tiến triển thì cần đến plasma tươi đông lạnh – fresh frozen plasma – FFP.

Keywords: medications, airway, life – threatening, drugs reactions

 

Biliography

Dykewicz MS. Cough and angioedema from angiotensin- converting enzyme inhibitors: New insights into mechanisms and management. Curr Opin Allergy Clin Immunol 2004;4:267.
Hoffman RJ, Wang VJ, Scarfone R. Fleisher & Ludwig’s 5- Minute Pediatric Emergency Medicine Consult. Philadelphia: Wolters Kluwer Health/Lippincott Williams & Wilkins, 2012.
Nagarajan V, Patel A. ACE inhibitor related angioedema. QJM 2011;105(11):1129–9.

 

Nguồn “Pediatric Emergency Medicine (Second edition)”  – Edited by  ALISA MCQUEEN & S. MARGARET PAIK

Tham khảo bản dịch của ” Trần Khánh Luân, sinh viên Y5 Đa Khoa trường Đại Học Y Dược Huế ” 

Xem tất cả case lâm sàng tại: https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/ca-lam-sang/

 

 

Advertisement

Giới thiệu Lê Minh Thư

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …