[Case lâm sàng 202] Gãy xương bánh chè

Rate this post

Questions

Trẻ nam 12 tuổi vào khoa cấp cứu với đau khớp gối phải sau khi ngã với tư thế gập gối khi đang chạy. Theo lời của đứa trẻ thì nó rất đâu và không di thê di chuyển sau khi bị té ngã. Ngoài ra không còn chấn thương nào khác. Thần kinh của đứa trẻ không bị ảnh hưởng và bắt mạch ngoại biên vẫn còn tốt. Các kết quả chụp x quang của trẻ như sau

Câu đặt ra:

Tại sao đánh giá khớp gối ở tư thế duỗi lại quan trọng trong chấn thương như thế này?

Chỉ định của điều trị ngoại là khi nào?

Answers

Ở bệnh nhân này biểu hiện gãy xương bánh chè. Những trường hợp như thế này điển hình biểu hiện với đau xương bánh chè sau một chấn thương trực tiếp và đánh giá tốt nhất là ở tư thế Merchant

Bệnh nhi không thể tiến hành đánh giá tư thế này gợi ý một chấn thương khiến không thể duỗi khớp gối được, và đây cũng là một chỉ định của điều trị ngoại.

Hầu hết các trường hợp có thể được điều trị bằng bất động khớp gối và chịu sức nặng theo khả năng sớm (có vai trò trong phục hồi dáng đi) ‐ early weight­bearing as tolerated. Tuy nhiên, thì có các chỉ định khác nhau đối với mổ nắn và kết hợp xương bên trong – operative reduction and internal fixation. Các chỉ định bao gồm có:

  • Gãy hở
  • Mất khả năng duỗi
  • Di lệch đáng kể mảnh xương gãy.

Còn lại gãy theo trục dọc, gãy không dị lệch và còn khả năng duỗi thì vẫn có thể điều trị bằng bất động khớp gối

* Tìm hiểu tổng quan về weight bearing ­ một phương pháp phục hồi chức năng sau điều trị gãy xương:

Các hình thức chịu sức:

  • Không chịu sức nặng ‐ non WB: ở mức 0% trọng lượng cơ thể; chân thậm chí không thể chạm được mặt đất và không thể chịu bất kỳ trọng lượng nào. Trong giai đoạn này cần phải sử dụng nạn – crutches hay các dụng cụ hỗ trợ khác để di chuyển.
  • Chịu sức nặng tối thiểu – minimal WB or touch down weight bearing or toe touch weight bearing: có thể đặt chân hoặc ngón chân xuống sàn nhà nhưng không chịu được sức nặng.
  • Chịu sức nặng một phần – partial WB: chân có thể chịu được một trọng lượng nhỏ, dần dần tăng lên 50% trọng lượng cơ thể; trong giai đoạn này bệnh nhân có thể đứng mà không cần sự hỗ trợ nhưng vẫn chưa thể đi lại.
  • Advertisement
  • Chịu sức nặng theo khả năng – WB as tolerated: thường có chịu được sức nặng từ 50‐ 100% trọng lượng cơ thể
  • Chịu sức nặng hoàn toàn – total WB: hiện tại có thể chịu hoàn toàn trọng lượng cơ thể và duy trì được dáng đi bình thường.

Keywords: orthopedics, extremity injury, blunt trauma

Bibliography:

Melvin JS, Mehta S. Patellar fractures in adults. J Am Acad Orthop Surg April 2011;19(4):198–207.

Scolaro J, Bernstein J, Ahn J. Patellar fractures. Clin Orthop Relat Res April 2011;469(4):1213–5.

Nguồn “Pediatric Emergency Medicine (Second edition)”  – Edited by  ALISA MCQUEEN & S. MARGARET PAIK

Tham khảo bản dịch của ” Trần Khánh Luân, sinh viên Y5 Đa Khoa trường Đại Học Y Dược Huế ” 

Xem tất cả case lâm sàng tại: https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/ca-lam-sang/

Giới thiệu VanHoa

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …