[Case lâm sàng 204] Sốt tinh hồng nhiệt

Rate this post

Questions

Một bà mẹ mang đứa con trai 7 tuổi của mình vào khoa cấp cứu vì đứa bé đau họng và sốt. Triệu chứng xuất hiện trong 3-4 ngày nay. Hiện tại trẻ phát ban và mẹ của cậu bé nghĩ rằng lưỡi của cậu bé đỏ hơn bình thường. Cậu bé không ho, không buồn nôn, không tiêu chảy hoặc tiểu khó. Chủng ngừa vaccine được thực hiện đầy đủ. Không du lịch gần đây, đứa trẻ ăn không ngon miệng nhưng vẫn uống bình thường. Gần đây không đau ốm gì.

Thăm khám lâm sàng: phát triển vận động bình thường. Sinh hiệu ổn, ngoại trừ có sốt. Ghi nhận tình trạng ban dạng sẩn mịn lan tỏa có cảm giác như giấy nhám, và nhạt đi khi ấn mạnh. Ghi nhận hạch phía trước cổ ở hai bên. Amiđan khẩu cái biểu hiện sưng, xuất huyết xuất tiết, Lưỡi đỏ với gai lưỡi dạng nhú là chủ yếu. Tim phổi chưa ghi nhận bất thường. Thăm khám khác bình thường.


1.Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt một tình trạng ban hoặc viêm mạch (exanthems or vasculitis)?
2. Các biến chứng và di chứng có thể xảy ra đối với bệnh lý này?

Answers

Trẻ này mắc sốt tinh hồng nhiệt – scarlet fever, với nguyên nhân là nhiễm liên cầu tan máu beta nhóm A – group A beta hemolytic streptococcus nhưng cũng có thể gây ra bởi tụ cầu vàng. Sốt tinh hồng nhiệt có thể phải chẩn đoán với bệnh Kawasaki khi mà không có biểu hiện các triệu chứng ở mắt và  phù ở ngoại biên. Ban cũng có thể ở dạng tróc vảy trong suốt thời kỳ của bệnh lý. Đường Pastia –  Pastia’s lines là dấu hiệu của nhiễm liên cầu, cũng có thể hình thành ở nếp lằn da – skin creases. Epstein – Barr virus là một tác nhân có khả năng “bắt chước” liên cầu cũng có thể gây ra sốt, mệt mỏi, ban dạng sẩn. Liên cầu nhóm A nhạy với penicillin, do đó đây là liệu pháp đầu tay; dị ứng với penicillin có thể được điều trị bằng clindamycin hoặc azithromycin.


Hầu hết các trường hợp sốt tinh hồng nhiệt sẽ tự khỏi mà không có biến chứng với điều trị thích hợp. Tuy nhiên, một số type huyết thanh của liên cầu nhóm A là rheumatogenic và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như thấp tim và viêm cầu thận. Các biến chứng khác bao gồm có abscess quanh amygdal, viêm phổi, nhiễm trùng máu – septicemia, hoặc viêm màng não.

Keywords:

infectious disease, dermatology, rash, fever.

Bibliography

Dinkla K, Rohde M, Jansen WT, Kaplan EL, Chhatwal GS,Streptococcus pyogenes isolates aggregate collagen. J Clin Invest 2003;111(12):1905–12.

Hoffman RJ, Wang VJ, Scarfone R. Fleisher & Ludwig’s 5- Minute Pediatric Emergency Medicine Consult. Philadelphia: Wolters Kluwer Health/Lippincott Williams & Wilkins, 2012.

Pichichero ME. Complications of streptococcal tonsillopharyngitis. http://www.uptodate.com/contents/ complications-of-streptococcal tonsillopharyngitis.Accessed April 28, 2016.

Zitelli BJ, Davis HW. Atlas of Pediatric Physical Diagnosis. 4th ed. St. Louis, MO: Mosby, 2002

Nguồn ” Pediatric Emergency Medicine ( Second edition ) ” _ EDITED BY ALISA MCQUEEN S. MARGARET PAIK

Tham khảo dịch của ” Trần Khánh Luân , sinh viên Y5 Đa Khoa Trương Đại Học Y Dược Huế “

 

 

 

 

 

 

 

 

Advertisement

Giới thiệu thanngocthao

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …