Question
Một trẻ trong độ tuổi mới biết đi, không có tiền sử y khoa gì đáng kể, trong khi ở với mẹ bé với thời tiết lạnh thì bị mất găng tay. Găng tay bị rơi mất và mẹ bé không để ý đến điều này trong vài phút. Vài giờ sau, mẹ bé ghi nhận sưng các ngón tay và mang bé vào khoa cấp cứu.
Trên thăm khám, sinh hiệu bình thường. Trẻ tinh, và biểu hiện bàn tay như hình dưới, sau khi sưởi ấm tích cực ở bàn tay:
⇒ Câu hỏi đặt ra:
1. Hãy trình bày các khuyến cáo đối với việc tái sưởi ấm tình trạng bỏng lạnh – frostbite ở các đầu chi?
2. Ngoài ra, cần cân nhắc điều trị gì thêm đối với các trường hợp cấp và khi nào chỉ định can thiệp phẫu thuật?
Answers
Ở bệnh nhi bị bỏng lạnh. Tổn thương mô ở bỏng lạnh do hai cơ chế – (a) tổn thương trực tiếp vào tế bào do sự hình thành tinh thể băng ngoại bào – ice crystal formation kèm với tổn thương màng tế bào làm cho tế bào bị mất nước và (b) thiếu máu nuôi dưỡng lớp biểu bị như là một hệ quả của đáp ứng các trung gian viêm, gây tổn thương tế bào màng trong, và tạo huyết khối gây ra tình trạng huyết khối vi mạch và các mô bị ảnh hưởng do tình trạng thiếu oxy nuôi dưỡng.
Bỏng lạnh có thể chia làm 4 mức độ:
Độ 1 – một vùng da đỏ lên có cảm giác tê cóng với một mảng trắng ở trung tâm
Độ 2 – bỏng rộp với dịch trong suốt hoặc màu trắng sữa xung quanh nền da đỏ.
Độ 3 – bỏng rộp xuất huyết phía trên vùng da không có tuần hoàn mạch máu kèm phù nặng
Độ 4 – mô vùng bỏng cứng, màu xanh – xám và không còn cảm giác.
Độ 1 và độ 2 ở mức độ nông với chăm sóc thích hợp có thể hồi phục mà không kèm mất vùng mô bị bỏng, trong khi đó ở độ 3 và 4 thì tổn thương ít có khả năng hồi phục tốt.
Điều trị đối với bỏng lạnh bao gồm có tránh làm ấm (như sử dụng túi chườm ấm, lửa hoặc lò sưởi) hoặc tiếp xúc với nguồn lạnh tại vùng bị ảnh hưởng
và tránh các chấn thương cơ học tác động lên vùng da bị ảnh hưởng. Trong khoa cấp cứu, nhanh chóng ngâm tay (chân) bị bỏng lạnh vào nước ấm kém với một thuốc kháng sinh nhẹ (như povidone – iodine hoặc chlorhexidine ở nhiệt độ từ 38 – 40 độ C. Nên ngâm cho đến khi cảm giác cóng lạnh hết hoàn toàn,
thường là từ 15-30 phút. Cần sử dụng thêm opiates để cho người bệnh thoải mái trong suốt quá trình ngâm ấm cho bệnh nhi. NSAIDs (thường là ibuprofen) nên được cho ngay ban đầu để kiểm soát cơn đau và hạn chế phản ứng viêm. Dự phòng bằng kháng sinh vẫn còn đang tranh cái và không được khuyến cáo là một cách tiếp cận chuẩn.
Có một bằng chứng độc lập cho rằng sử dụng hoạt hóa plasminogen mô – tissue plasminogen activator (TPA) có thể giảm tổn thương mô hiệu quả và giảm đáng kể tần suất phải cắt cụt chi ở các trường hợp bỏng lạnh nặng.
TPA nên được cân nhắc trong các trường hợp bỏng lạnh nặng, xảy ra trong vòng 24h, chưa trải qua chu trình tan băng – đóng băng – freeze thaw cycle
, và không có chống chỉ định khác của TPA (ví dụ như chảy máu, suy giảm thần kinh). Các trung tâm điều trị không có TPA nên cân nhắc chuyển bệnh nhânđến các chuyên khoa có khả năng điều trị.
Cắt cụt chi sớm nên tránh trừ khi có tình trạng nhiễm trùng rầm rộ hoặc hoại thư ướt – wet gangrene. Nhìn chung, hầu hết các khuyến cáo đều cho phép bảo tồn toàn bộ mô (thi thoảng với thời gian từ 1-3 tháng) trước khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần mô bị nhiễm trùng – debridement hoặc là cắt cụt – amputation. MRI và scan xương có thể tiên lượng khả năng bảo tồn của chi và có thể sử dụng trong việc lên kế hoạch phẫu thuật.
Keywords: environmental injures, hand injury, medications, dermatology
Bibliography
Handford C, Thomas O, Imray CH. Frostbite. Emerg Med Clin N Am 2017;35:281–99.
Hutchison RL. Frostbite of the hand. J Hand Surg Am 2014;39:1863–8
Nguồn “Pediatric Emergency Medicine (Second edition)” – Edited by ALISA MCQUEEN & S. MARGARET PAIK
Tham khảo bản dịch của ” Trần Khánh Luân, sinh viên Y5 Đa Khoa trường Đại Học Y Dược Huế ”
Xem tất cả case lâm sàng tại: https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/ca-lam-sang/