1. Tổng quát
Chẩn đoán học trong Y học cổ truyền có nhiều bước, bước đầu tiên là người thầy thuốc phải thu thập, khai thác những triệu chứng chủ quan và khách quan từ người bệnh và thăm khám lâm sàng. Để thực hiện mục tiêu này, trong Y học cổ truyền sử dụng bốn phương pháp thu thập triệu chứng làm cơ sở cho chẩn đoán, gọi tắt là tứ chẩn. Tứ chẩn bốn phương pháp người thầy thuốc sử dụng. Nhìn (Vọng chẩn), nghe và ngửi (Văn chẩn), hỏi (Vấn chẩn) và xem mạch sờ nắn, thăm khám (Thiết chẩn). Thông qua Tứ chẩn người thầy thuốc tìm hiểu diễn biến, hiện trạng, tiền sử, tiên lượng của bệnh tật,… để căn cứ vào đó để phân tích, tổng hợp, lý giải nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh (biện chứng) theo quy nạp bát cương, theo hội chứng bệnh lý của khí huyết, kinh lạc, tạng phủ hay hội chứng lục kinh, vệ khí dinh huyết, tâm tiêu… tùy theo từng loại bệnh tật và từ những cơ sở này đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, thông qua diều trị với phương pháp dùng thuốc hay không dùng thuốc hoặc phối hộp cả hai.
2. Tứ chẩn
2.1 Hỏi bệnh ( Vấn chẩn)
Tứ chẩn là khâu quan trọng nhất trong Tứ chẩn. Thông qua hỏi bệnh một cách tỉ mỉ, người thầy thuốc thường có khái niệm tương đối về bệnh tật. Nội dung của vấn chẩn trong Y học cổ truyền tương đối gần với Y học hiện đại, bao gồm những phần liên quan chủ yếu tới bệnh tật như: thời gian phát bệnh, nguyên nhân, quá trình diễn tiến của bệnh tật, tình hình chẩn đoán và điều trị trước đó, bệnh sử gia đình, bản thân, tập quán sinh hoạt và môi trường sống của người bênh. Nhưng riêng khai thác về mặt Y học cổ truyền còn mang những nét đặc thù riêng như khi vấn chẩn sẽ hỏi về hàn, nhiệt mồ hôi, đầu thân ngực bụng, hỏi về ăn uống, đại tiểu tiện ,….
2.2 Nhìn – Quan sát ( Vọng chẩn)
Vọng chẩn là thông qua quan sát sắc mặt về tinh thần, sắc thái, tình trạng … của người bệnh, để tìm hiểu về tình trạng chung của cơ thể. Thông qua quan sát sự biến đổi của lưỡi… để giúp thêm một bước về phân tích tính chất của bệnh tật. Đối với trẻ em dưới 3 tuổi, còn cần phải quan sát chỉ tay, để giúp hỗ trợ cho chẩn đoán.
2.3 Văn chẩn
Là phương pháp thăm khám bao gồm nghe âm thanh và ngửi khí vị …
Nghe âm thanh là nghe tiếng nói, tiếng thở, tiếng ho, nấc, ợ,… của người bênh để chẩn đoán bệnh thuộc lý hay biểu, là hư hay thực và vận dụng bát cương để chẩn đoán.
Ngửi vị khí bao gồm có ngửi vị khí thân thể, khoang miệng và các chất thải tiết,…
2.4 Thiết chẩn
Là phương pháp thăm khám bằng sờ nắn trong Y học cổ truyền. Sờ vùng ngực bụng để tìm mềm, cứng, có hay không có các khối, phù nề,… Sờ nắn tứ chi và các khớp để xem có hay không có gãy xương, các khớp có sưng, nóng, đỏ hay biến dạng không ? Sờ dọc đường kinh mạch đẻ tìm hiểu xem ó hay không có phản ứng bệnh lý. Sờ vùng bụng trong đông y còn gọi là Phúc chẩn.
Nguồn: Lý luận Y học cổ truyền ( Bộ Y Tế)