Xem toàn bộ điểm tại link dưới này
Tuyển sinh – tuyển sinh! Chúng ta đã sai !?
+ Nhiều chuyên gia tham gia lọc ảo về phàn nàn rằng rất nhiều thí sinh không biết đánh nguyện vọng. Một số thí sinh dù điểm khá cao nhưng đánh tùm lum về nguyện vọng xét tuyển theo số điểm của mình: Lựa chọn 1, 2, 3 đang nghiêng về bác sĩ đa khoa, dược học. Nguyện vọng 4, 5, 6 , 7 tự dưng nghiêng về các ngành kỹ thuật của Bách khoa, sư phạm kỹ thuật, quốc tế…Và cuối cùng là nguyện vọng về các ngành quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng.
+ Cảm giác nhiều thí sinh cứ thấy ngành hót, trường hót là chọn. Nhiều em điểm cao khối xét tuyển nhưng điểm Anh Văn và Văn rất thấp ( từ 1.75-2.5 điểm) vẫn chọn những ngành học nóng, yêu cầu cao về tiếng Anh. Chắc chắn những thí sinh này nếu đậu cũng sẽ rất khó khăn cho việc phát triển nghề nghiệp sau này…Phần lớn các trường có ngành hót có tỉ lệ chọi 1/9-10, thậm chí cá biệt một vài ngành hót tỉ lệ chọi 1/50-70 em thực sự là một cú sốc cho các trường khi tham gia lọc ảo.
+ Nhiều trường tốp dưới đã vét hết thí sinh bằng học bạ cho nên nhiều trường tốp trên cũng nhức răng, đau ca tút vì ngành hót thì thí sinh giỏi nó đi du học nhiều, ngành học hàn lâm, khó kiếm việc làm lại ít thí sinh lựa chọn.
+ Không ít trường đại học ít hoặc không có thí sinh đăng ký NV1 vào trường. Một số chuyên gia tuyển sinh cho biết một vài trường điểm chuẩn hệ cao đẳng sẽ cao hơn rất, rất nhiều điểm chuẩn hệ đại học ở nhiều trường khác.
Riêng tôi, một người quan tâm và theo dõi giáo dục nhiều năm cũng nhận thấy rằng: nhiều ngành học thiên về nghiên cứu khoa học, mang tính hàn lâm luôn đòi hỏi cao chất lượng đầu vào đang tuyển sinh hết sức èo uột vì ít người đăng ký. Nhìn xa, đây thực sự là vấn đề đáng báo động. Lại nữa, cái kiểu tuyển sinh như thế này thì những người giỏi tập trung hết vào một lĩnh vực, trong khi tất cả các ngành nghề đều cần những người giỏi tâm huyết.
Mở quá nhiều trường đại học. Các trường đại học đua nhau đa ngành, đa nghề…Hậu quả đã nhãn tiền….. Dẫu biết, gióng một hồi chuông nữa cũng chỉ là đá ném ao bèo