[SÁT CÁNH CÙNG Y BÉ 2019] Kinh nghiệm Răng Hàm Mặt năm 2 – Y Huế

Rate this post

XEM TOÀN BỘ CHƯƠNG TRÌNH TẠI

https://ykhoa.org/sat-canh-cung-y-be-2019/

 

Xin chào chác bạn, dưới đây là những kinh nghiệm mình có được sau khi kết thúc năm 2, có tham khảo thêm từ những người bạn, có thể là không nhiều nhưng cũng mong giúp được các bạn đỡ bỡ ngỡ hơn. Về tài liệu em xin phép có lấy từ nguồn tài liệu của mấy anh chị năm trên ạ.

Kì I: Chủ yếu là các môn cơ sở, kiến thức ngành.

Học kì này có khá nhiều môn vừa lý thuyết vừa thực hành, do đó các bạn cần phân bố thời gian hợp lý vì gần cuối kì lịch thực hành các môn có thể sát nhau, nhiều khi thi thực hành 3, 4 môn trong một tuần kèm học lý thuyết nên khá áp lực. Kèm theo đó là thời gian từ thi thực hành đến thi lý thuyết khá ngắn, nên các bạn hãy ôn thực hành kèm lý thuyết luôn, tránh để dồn tới cuối kì ôn sẽ không kịp nhé!

  1. Sinh lý

Đây là môn khó khăn nhất trong kì này. Thật ra sinh lý là một môn học khá thú vị, tạo được nhiều hứng thú cho sinh viên nhưng lại ít bạn đạt điểm cao học phần này do nó khá là khó. Kiến thức có liên quan với nhau từ bài này qua bài khác, nhiều thứ khó nhớ và cũng khá khó để hiểu rõ bản chất của nó. Là một môn bạn cần chú trọng đầu tư thời gian và sức lực nhất.  Môn sẽ gồm học phần lý thuyết và thực hành.

Trước mỗi bài thực hành bạn nên đọc ki lý thuyết trước kẻo bị lạc lõng và mơ hồ, chú ý và ghi chép những gì giảng viên giảng và nhấn mạnh. Thi thực hành theo hình thức chạy trạm, bên cạnh tiếng gõ chạy trạm của giải phẫu thì tiếng kẻng trong chạy trạm sinh lý cũng là một nỗi ám ảnh của khá nhiều sinh viên. Thông thường thi thực hành sẽ có 10 trạm, mỗi trạm 2 phút, trong đó có 2-3 trạm vấn đáp, 2 trạm làm thực hành (vd: mổ ếch,…), 2 trạm xem kính hiển vi và còn lại là câu hỏi lý thuyết. Điều quan trọng nhất trong thi thực hành đó là tâm lý, ngoài đọc chắc kiến thức thì tâm lý phải thật sự vững nếu không mọi thứ bạn có nó sẽ gần như bay ra hết khỏi đầu, đặc biệt là khi bạn đối mặt trả lời vấn đáp với giáo viên.

Thi kết thúc học phần với hình thức trắc nghiệm 100 câu 60 phút. Kiến thức sẽ bao trùm toàn bộ các chương bạn đã học, đa số sẽ là kiến thức trong sách nhưng có tầm 30% câu hỏi mang tính liên hệ lâm sàng và suy luận logic hơn. Nên tuyệt đối bạn không nên học tủ, có thể tham khảo tài liệu và đề từ những năm trước để nắm được cách ra đề.

 

  1. Hóa sinh

Đây là môn nặng gánh thứ 2 của kì sau sinh lý, là một môn dài, khó thuộc, khó nhớ và cũng rất là khó hiểu, có lẽ môn này sẽ có lợi thế hơn với những bạn nào có đam mê với hóa học từ trước. Môn này cũng sẽ gồm lý thuyết và thực hành. Thi thực hành qua mới được quyền thi lý thuyết.

Bài kiểm tra đơn vị học trình môn này sẽ gồm 20 câu trắc nghiệm thời / 10 phút.

Thi thực hành thì cũng không quá khó. Chủ yếu tập trung vào thao tác trong thực hành, gồm có 2  trạm, mỗi trạm 30p, 1 định tính và 1 định lượng. Phần định tính các bạn sẽ làm thí nghiệm định tính các thành phần có trong nước tiểu, trước khi vào thi nhớ nghe kĩ lời dặn của giảng viên và chú ý sắp xếp thời gian và thứ tự làm các thí nghiệm. Phần đinh lượng chủ yếu thử thách độ chính xác trong sử dụng pipet của các bạn nên cố gắng cẩn trọng và tỉ mỉ.

Bài thi kết thúc học phần cũng 100 câu/ 60 phút. Đề cuối kì sẽ khá là khó, có tầm 10 câu trong đề liên liên hệ với lâm sàng, kiến thức trong đề bao trùm khá rộng. Nên là bạn nên học kĩ trong sách, làm thêm tập trắc nghiệm từng chương của bộ môn cũng như tham khảo thêm đề cương và trắc nghiệm của những năm trước.

 

  1. Vi sinh

Đây là môn 3 tín cuối cùng trong kì này. Một học phần không khó hiểu nhưng lại rất dài nên bạn sẽ cực kì khó để có thể thuộc được hết tất cả tên và tính chât của các loài virus hay vi khuẩn. Do đó bên cạnh sách giáo khoa thì tập trắc nghiệm của bộ môn và đề của năm trước chính là những công cụ hữu hiệu  để bạn có thể vượt qua được môn học này.

Đây là môn thi thực hành nhẹ nhàng nhất, chạy trạm mỗi trạm 5 phút bao gồm trạm kháng sinh đồ là đo mức độ nhạy cảm chỉ cần dùng thước để đo và dò chính xác tên kháng sinh và tên vi khuẩn, trạm kính hiển vi nhìn và ghi rõ tiêu bản gì, trạm các phản ứng sinh hóa thì bạn cần xem phản ứng trong các ống nghiệm dương hay âm tính.

Thi lý thuyết 100 câu sẽ có 20 câu điền khuyết mỗi câu 2 ý và 60 câu trắc nghiệm. Đa số đề sẽ nàm trong tập trắc nghiệm của bộ môn và tham khảo đề của những năm trước bạn nhé!

 

  1. Điều dưỡng cơ bản

Một bộ môn 2 tín đầu tiên, cá nhân mình thấy đây là môn học khá hữu ích và thú vị, sẽ áp dụng khá nhiều khi bạn đi lâm sàng sau này. Là môn học gắn kiền với thực tiễn nên khá là dễ nhớ.

Về thi thực hành, hình thức thi chạy trạm, 6 trạm đúng sai và 4 trạm điền khuyết,  bạn cần nắm chắc các kiến thức chính của mỗi bài thực hành ví dụ như thứ tự các bước, dụng cụ cần sử dụng, đăc biệt là các lưu ý mà giáo viên có nhắc nhở. Một môn lượng kiến thức không nhiều nhưng thi thực hành lại gây hoang mang cho khá nhiều bạn vì trong quá trình thi sẽ có khá nhiều cú lừa, nhìn vậy chứ chưa chắc đã phải vậy đâu nha. Mỗi trạm 1 phút nên thời gian cho bạn vừa quan sát vừa suy nghĩ là khá ngắn, tuyệt đối là đừng đụng vào mô hình câu hỏi và nếu có trạm nào cưa kịp làm thì hãy để dành nó cho trạm dễ hơn và thừa thời gian.

Thi kết thúc học phần là thi trắc nghiệm 80 câu 50 phút. Vì cuốn sách cũng không quá dày nên việc bạn nắm kiến thức chính của học phần này là không khó, ngoài ra bạn nên thử sức và tham khảo với những bộ tài liệu của năm lớn để lại nhé!

  1. DD vệ sinh an toàn thực phẩm

Là môn học bổ trợ, nhưng để vượt qua nó cũng không phải dễ dàng nhé, đặc biệt là với kì thi thực hành. Nhưng bí kíp thần thánh có lẽ là tập trắc nghiệm của bộ môn nha.

Thi thực hành gồm 10 trạm, mỗi trạm 2 phút, có những câu 2 phút là quá ngắn cho bạn hoàn thành được tất cả các bước tính toán và suy nghĩ, nhưng cũng có những câu bạn thừa thời gian, do đó bạn nên phân bố thời gian hợp lý. Nhớ đọc thật kỹ đề, đặc biệt là mấy câu tính toán, sẽ có khá nhiều cú lừa nhé, học hết tất cả những gì có tỏng cuốn sách thực hành và nên tập tính toán trước ở nhà để quen hơn.

Thi lý thuyết 80 câu 50 phút, nhớ học kỹ tập trắc nghiệm của bộ môn và tham khảo thêm đề của những năm trước nhé!

  1. Tâm lý y học

Là môn học duy nhất không có thi thực hành. Ngoài đọc sách giáo khoa các bạn không thể thiếu được tập trắc nghiệm của bộ môn nhé. Nên đọc đề kĩ, cẩn trọng vì bạn sẽ rất dễ chọn sai, nhiều câu hỏi cũng như câu trả lười tương tự nhau làm bạn khá hoang mang trong quá trình làm bài.

 

 

Kì II: Học kì này sẽ bao gồm lý thuyết, thực hành và lâm sàng

Kì II là kì học đầu tiên các bạn làm quen với lâm sàng, nên sẽ có nhiều bạn chưa quen. Các bạn hãy chuẩn bị cho 1 tháng lâm sàng, chiều lý thuyết và tối trực nhé. Thời gian lâm sàng không nhiều, chủ yếu là để các bạn làm quen mà thôi. Chú ý tác phong khi đi lâm sàng: áo blouse, bảng tên, giày dép. Trực thì mỗi đêm sẽ có 2 người trực, làm một bệnh án. Trong quá trình đi lâm sàng sẽ có một buổi học làm bệnh án, nhớ ghi chép kĩ và làm bênh án đầy đủ, đừng lười nhé.

  1. Sinh lý bệnh- Miễn dịch

Đây là học phần nặng kí nhất trong kì học này, các bạn nên đầu tư thời gian nhiều hơn. Học phần sẽ gồm lý thuyết và thực hành. Trong quá trình học bạn nên chụp lại slide của giảng viên, và học kĩ trong sách. Trước mỗi bài thực hành nên học kĩ lý thuyết từ trước và làm báo cáo thực hành xong sẽ nộp lại cho bộ môn nên trước khi nộp hãy nhớ chụp lại bản báo cáo thực hành của mình nhé.

Thi thực hành và kiểm tra học trình sẽ thi chung trong 1 buổi.  Mỗi bài thi sẽ gồm 10 câu trắc nghiệm. Để làm tốt bài thi thực hành bạn nên học kĩ sách thực hành và những bản báo cáo mà bạn đã chụp lại. Câu hỏi sẽ hỏi khá sâu, bạn có thể tham khảo thêm đề những năm trước.

Thi kết thúc học phần sẽ là 100 câu 60 phút. Đề sẽ chia 2 phần 55 câu miễn dịch và 45 câu sinh lý bệnh. Kiến thức sẽ trải dài gần như toàn bộ tất cả các phần và các bài trong sách, bạn nên học kĩ, đừng bỏ sót bất kì phần nào dù là nhỏ nhất. Các bạn nên tham khảo đề những năm trước để lại, nhưng đừng phụ thuộc nhé!

 

  1. Kí sinh trùng

Môn học 3 tín thứ 2 của kì học. Học phần sẽ gồm lý thuyết và thực hành. Sách khá dày và khó nhớ, bạn nên vừa học kiến thức vừa làm thêm quyển trắc nghiệm từng chương của bộ môn nhé.

Thi thực hành sẽ hơi áp lực một xí, lượng kiến thức bạn cần nhớ khá nhiều. Thi theo hình thức chạy trạm, 20 trạm mỗi trạm 1 phút. Sẽ có khoảng  12 trạm kính hiển vi, 8 câu còn lại là lý thuyết, gồm 2 câu điền khuyết, 2 câu hỏi tự luận và 4 câu trắc nghiệm 5 chọn 1. Do hình thức thi đa dạng nên bạn phải học thuộc gần như toàn bộ những gì có trong sách thực hành, chú ý không nên bỏ sót bởi đề sẽ ra khá sâu đấy nhé mấy bạn. Các bạn có thể tham khảo thêm bộ 200 câu hỏi ôn thi thực hành kí sinh trùng nhé.

Thi kết thúc học phần sẽ là 100 câu trắc nghiệm 60 phút làm bài. Đề thi sẽ gồm 10 câu điền khuyết và 90 câu trắc nghiệm. Trong phần trắc nghiệm sẽ có tầm 10 câu lâm sàng thực tế, nên bạn hãy học thật kĩ đặc điểm kí sinh và triệu chứng thực thể để có thể làm tốt nhé. Ngoài cuốn trắc nghiệm từng chương của bộ môn bạn nên tham khảo thêm đề của những năm trước để lại, để xem hình thức và cách ra đề.

 

  1. Nội cơ sở

Môn học gồm học phần lý thuyết và lâm sàng. Là môn đầu tiên bạn đi lâm sàng, sẽ đi lâm sàng 2 tuần tại khoa nội tổng hợp và nội tim mạch bệnh viện trường, mỗi khoa 1 tuần. Do thời gian đi lâm sàng của chúng ta khá ngắn, không đươc dài như y đa khoa, do đó trước khi đi lâm sàng bạn nên ôn thật kĩ lý thuyết có trong sách, đi theo học hỏi cách thăm khám từ mấy anh chị năm trên, vì thầy cô sẽ không có thời gian để chỉ dẫn mấy bạn cụ thể, hãy học hỏi nhiều nhất có thể từ mấy anh chị năm trên. Thời gian thực tập 1 tuần bạn không thể đòi hỏi bản thân quá nhiều thứ nhưng ít nhất bạn cũng nên biết cách thăm khám, hỏi bệnh, và làm bệnh án nhé. Khi giao ban bạn nên tất cả những gì bạn có thể nghe và thấy, rất hữu ích cho bạn sau này. Thi lâm sàng theo hình thức tự luận, tùy giáo viên ra đề mà hình thức đề có thể khác nhau. Tụi mình là là một BS nội trú khoa nội tim mạch ra đề, là một case lâm sàng điển hình của suy tim, có 4 câu hỏi tự luận kèm theo.

Thi kết thúc học phần gồm 60 câu trắc nghiệm với thời gian 40 phút, kiến thức thầy cô ra khá sâu và rộng, ngoài cày hết trong SGK bạn cần học kĩ tất cả những gì mình đã ghi lại được khi đi lâm sàng. Đọc sách và làm đề có gì không hiểu thì nhắn hỏi mấy anh chị đa khoa năm trên, môn này muốn làm được các bạn cần hiểu trước đã.

Advertisement

 

  1. Ngoại cơ sở

Môn học thứ 2 đi lâm sàng. Sau khi học xong lý thuyết hãy chuẩn bị hành trang sẵn sàng nhất về kiến thức để hoàn thành tốt 2 tuần tiếp theo ở khoa ngoại bệnh viện trung ương. Điều đầu tiên trước khi đi lâm sàng ngoại đó là chia bắt thăm chọn khoa. Sẽ có 3 nhóm đi 3 mảng khác nhau gồm: ngoại thần kinh- chấn thương chỉnh hình, ngoại nhi-cấp cứu bụng, ngoại tiêu hóa- tim mạch. Điều đầu tiên khi đi lâm sàng là bạn cần tìm ra khoa của mình nằm ở khu vực nào, một bênh viện rộng như viện trung ương thì để tìm ra khoa mình đi không phải là điều dễ dàng. Lâm sàng nội và ngoại cũng giống nhau, cố gắng học hỏi được nhiều nhất có thể và ghi chép đầy đủ.

Thi lâm sàng mỗi khoa một đề riêng, và đa số là các tình huống lâm sàng thực tế, mỗi đề sẽ có tầm 3 đến 4 câu hỏi tự luận liên quan tới case lâm sàng phía trên. Do đó ôn lý thuyết đi lâm sàng ngoại thì bạn sẽ nhẹ nhàng hơn vì chỉ ôn phần kiến thức khoa mình đi chứ không nhất thiết ôn toàn bộ như khi đi nội.

Thi kết thúc sẽ gồm 60 câu trắc nghiệm 40 phút. Đề thi ngoại sẽ ít liên quan với lâm sàng hơn, nên học sách giáo khoa và tham khảo đề những năm trước là ổn rồi nè.

  1. TTDGSK-DSH

Đây là môn học bổ trợ, gồm 2 mảng Truyền thông giáo dục sức khỏe và dân số học, học phần chỉ gồm lý thuyết và không có thực hành. Học phần này do 2 bộ môn đảm nhiệm nên thi giữa học trình sẽ có 2 bài, một bài trắc nghiệm 20 câu của truyền thông và một bài tự luận của dân số.

Thi kết thúc học trình sẽ gồm 80 câu 50 phút, 40 câu truyền thông và 40 câu dân số. Để làm phần truyền thông bạn đọc sách giáp khoa, làm tập trắc nghiệm từng bài và tham khảo đề cũ còn dân số bạn cần đọc kĩ sách, không bỏ sót kể cả những gì nhỏ nhất và học luôn cả những bài không có trong chương trình học, hãy cố gắng đọc và nhớ được nhiều nhất có thể nhé.

  1. Tiếng anh chuyên ngành

Đối với nhiều bạn thì tiếng anh nghe có vẻ thật xa vời, nhưng mà đây là một trong những môn 3 chỉ để kéo điểm. Lớp mình là thầy Quang dạy. Thầy dạy chậm mà chắc, ghi lại tất cả từ vựng cả chuyên ngành lẫn liên hệ thực tế. Môn này thực sự không khó, nhưng phải chăm học từ vựng. Đối với các bạn đã bỏ bê tiếng anh từ cấp 3 thì trước hết cần phải ôn lại toàn bộ những điểm ngữ pháp quan trọng bởi vì đề sẽ thiên về phần này. Môn này nên học dần dần bởi vì để đến gần thi thì khó mà đua cho kịp. Bạn chỉ cần mỗi ngày dành ra tầm 20 phút để xem lại cả ngữ pháp lẫn từ vựng, đến gần ngày thi làm đề những năm trước là ok. Tuy nhiên, mình khuyên mọi người nên học thật chắc tiếng anh bởi vì nó có lợi về dài. Sau này lên những năm trên, thầy cô sẽ đưa ra những tài liệu nước ngoài để các bạn học, dịch và những tài liệu này thường dễ hiểu hơn với sách trường mình. Ngoài ra còn hay có các đoàn nước ngoài về thăm, đây là cơ hội tốt để giao lưu học tập và mở rộng.

 

 

Giới thiệu Trần Thị Hạnh Dung

Check Also

[Y khoa] Danh sách các trường y toàn cầu

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG Y TOÀN CẦU World Directory of Medical Schools Những ngày gần …