[COVID-19] CÁCH LY XÃ HỘI

Rate this post

Cách ly xã hội

Bs. Trần Văn Phúc

 

SARS-CoV-2…

Vi-rút quá hoàn hảo trong một xã hội rủi ro, Thế vận hội Tokyo đã bị hoãn lại, hơn 1/3 dân số toàn cầu bị khóa chặt, phong tỏa hoặc cách li xã hội không phải là thuật ngữ được các chuyên gia y tế công cộng sử dụng, nhưng khi thế giới toàn cầu hóa bị lắc lư và không biết đi về đâu, thì mỗi quốc gia phải chọn lấy một biện pháp để làm chậm lại sự lây lan của vi-rút.

Phong tỏa = lockdown
Cách li xã hội = social isolation
Giãn cách vật lí = physical distancing
Giãn cách không gian = spatial distancing
Giãn cách xã hội = social distancing

Việt Nam chọn “cách li xã hội – social isolation” nhưng thực chất chúng ta đang áp dụng “giãn cách xã hội – social distancing” ở mức cao hơn, triệt để hơn, nghiêm túc hơn so với các quốc gia khác.

GIÃN CÁCH XÃ HỘI là gì?
————————

Giãn cách xã hội được hiểu là tập hợp những biện pháp để giảm tần số và khoảng cách tiếp xúc gần giữa người với người ở bên ngoài xã hội, nhằm giảm nguy cơ lây truyền bệnh.

Hiểu theo cách đơn giản, giãn cách xã hội là làm thế nào để bạn giữ được khoảng cách an toàn với những người khác bên ngoài ngôi nhà của mình.

Một thế kỉ trước, khi đại dịch cúm năm 1918 cướp đi sinh mạng của 50 triệu người trên toàn thế giới, các chuyên gia đã tập hợp nhau lại để tìm cách đối phó với kẻ thù nhỏ bé vô hình này. Thời điểm đó, có 2 thành phố của Mỹ đã hành xử theo 2 lối trái ngược nhau hoàn toàn, đó là Philadelphia và Saint Louis.

Với thành phố Philadelphia, các quan chức đã hạ thấp mối đe dọa của đại dịch cúm, thậm chí họ còn tổ chức các cuộc tuần hành nhiều người, điển hình là cuộc diễu hành với tên gọi “Cho vay Tự do – Liberty Loan” đã thu hút hàng vạn công chúng tham gia. Ngay sau đó, các bệnh viện ở Philadelphia đổ gãy, nhà xác không đủ sức chứa tử thi, hơn 2600 người chết trong vòng 1 tuần.

Cùng thời điểm đó, thành phố St. Louis đã thực hiện giãn cách xã hội, đóng cửa tất cả các trường học, thư viện, tòa án, nhà thờ, các hoạt động vui chơi giải trí, hạn chế số người trên các phương tiện giao thông công cộng, kiểm soát chặt chẽ chế độ làm việc ở các công sở. Kết quả là số người mắc cúm ở St. Louis rất thấp và cũng không có tử vong.

Ngay lập tức Philadelphia phải làm theo St.Louis: nhưng kết thúc đại dịch, tỉ lệ người chết ở Philadelphia là 748 trên 100.000 dân, gấp hơn hai lần so với St. Louis là 358 trên 100.000 dân; đó là cái giá phải trả cho quyết định thả lỏng xã hội trong vòng 1 tuần lễ.

Lịch sử đã cung cấp cho chúng ta rất nhiều bài học, nó như cuốn sách giúp chúng ta biết cách đối phó với đại dịch COVID-19, mà bài học về giãn cách xã hội (social distancing) là vô cùng quan trọng, hơn lúc nào hết chúng ta phải tìm hiểu kĩ bài học này.

CÁC BIỆN PHÁP GIÃN CÁCH XÃ HỘI bao gồm?
———————————————

– Giữ khoảng cách xã hội tối thiểu 2m với người xung quanh.
– Đóng cửa trường học.
– Đóng cửa nơi làm việc.
– Hủy bỏ các cuộc tụ họp đông người.
– Hạn chế đi lại.
– Tự che chắn (như đeo khẩu trang, không ôm hôn hay bắt tay)
– Cách li người bệnh và người có nguy cơ.

CỞ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÃN CÁCH XÃ HỘI là gì?
——————————————————-

Từ góc độ dịch tễ học, mục tiêu của giãn cách xã hội là giảm hệ số lây nhiễm R0, từ đó giảm tốc độ lây truyền và có thể ngăn chặn dịch.

Ví dụ hệ số lây nhiễm R0 = 4 và thời gian ủ bệnh trung bình = 3 ngày. Nếu thả nổi không có biện pháp kiểm soát, từ 1 ca bệnh ban đầu, sau 3 ngày sẽ có thêm 4 người bị lây nhiễm, 6 ngày sẽ có hơn 42 người nhiễm, nửa tháng sau sẽ có 1.280 người nhiễm, nhưng sau một tháng con số có thể lên tới hơn 1,3 triệu người mắc bệnh.

Ngày 23 tháng 1 năm 2020: cả Mỹ & Việt Nam cùng có bệnh nhân COVID-19 đầu tiên, nhưng Việt Nam đã triển khai từng biện pháp giãn cách xã hội từ rất sớm, đến ngày 1 tháng 4 thực hiện cách li xã hội cả đất nước.

– Ngày 10 tháng 4: Mỹ có 502.318 ca mắc & 18.725 tử vong.
– Ngày 10 tháng 4: Việt Nam có 257 ca mắc & 0 tử vong.

Trong mô hình toán học giãn cách xã hội, gọi f là tỉ lệ dân số tham gia thực hiện giãn cách xã hội, a là tỉ lệ phần trăm tiếp xúc đã giảm xuống, R là hệ số lây nhiễm đã được giảm xuống; thì công thức cơ bản là.

R = [1 – (1-aᴧ2)f]R0

Ví dụ, khoảng f = 1/10 dân số thực hiện giãn cách, giảm tiếp xúc a = 80%, thì hệ số lây nhiễm R0 = 4 sẽ giảm xuống R = [1 – (1-0,8×0,8)x0,1]x4 = 3,28 và như vậy sẽ cần thời gian dài để giảm hệ số lây nhiễm xuống dưới 1.

Nhưng nếu f = 9/10 dân số thực hiện giãn cách, giảm tiếp xúc a = 80%, thì hệ số lây nhiễm R0 = 4 sẽ được giảm xuống R = [1 – (1-0,8×0,8)x0,9]x4 = 2,7 sẽ cần thời gian ngắn hơn rất nhiều để giảm hệ số lây nhiễm xuống dưới 1 và dịch được dập.

Nếu f = 95% dân số tuân thủ giãn cách xã hội, giảm tiếp xúc 90% với những người bên ngoài ngôi nhà của mình, thì hệ số lây nhiễm từ R0=4 sẽ được giảm xuống là R = [1 – (1-0,9×0,9)x0,95]x4 = 0,922 < 1. Khi hệ số lây nhiễm R < 1 thì dịch coi như đã được khống chế và tự hết dần trong một thời gian rất ngắn.

Nghiên cứu của Joel K Kelso, xây dựng mô hình thực nghiệm với dân số khoảng 30 ngàn người, thực hiện 4 biện pháp giãn cách xác hội (đóng cửa trường học, đóng cửa nơi làm việc, hạn chế đi lại, cách li người có triệu chứng bệnh).

– Nếu R0 = 1,5 thì sau 6 tuần giãn cách giảm số người nhiễm từ 33% xuống còn 10%.

– Nếu R0 = 2,5 thì sau 14 ngày giãn cách cũng giảm số người nhiễm xuống còn 10%; nhưng nếu chậm trễ giãn cách sẽ có mức tăng sau 2 tuần là 7%, sau 3 tuần là 21%, sau 4 tuần là 45%.

– Nếu R0 = 3,5 thì sau khi thực hiện giãn cách 2 tuần sẽ giảm lây nhiễm từ 73% xuống còn 16%; nhưng nếu chậm trễ giãn cách 1 tuần sẽ tăng 19%, chậm 2 tầng sẽ tăng 35%, chậm 3 tuần sẽ tăng 65%.

Giãn cách xã hội nên được thực hiện sớm, mà bài học trong đại dịch cúm 1918, thành phố Philadelphia chậm trễ 1 tuần đã phải trả giá bằng 2600 người tử vong.

Nhưng giãn cách xã hội trong thời gian bao lâu luôn là câu hỏi khó để trả lời. Cũng trong đại dịch cúm 1918, thành phố St. Louis thực hiện giãn cách từ tháng 9 năm 1918 đến tháng 2 năm 1919 đã rất thành công, ở đỉnh dịch tỉ lệ tử vong của St. Louis chỉ bằng 1/8 so với Philadelphia.

Thật tiếc, sau tháng 2 năm 1919 đại dịch giảm xuống và St. Louis đã khôi phục các biện pháp giãn cách xã hội, ngay lập tức tỉ lệ lây nhiễm và tử vong tăng rất nhanh, chính quyền thành phố phải quay lại các biện pháp giãn cách.

Lới lỏng hay tiếp tục giãn cách xã hội: câu trả lời nằm ở các mô hình toán học!

ĐÓNG CỬA TRƯỜNG HỌC
———————————–

Với hệ thống giáo dục, đóng cửa trường học là biện pháp rất quan trọng để ngăn chặn tốc độ lây nhiễm của dịch bệnh.

Nhưng mỗi học sinh luôn đi kèm với phụ huynh, nên việc đóng cửa trường học sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các mặt của đời sống xã hội và kinh tế, bởi vậy mà các biện pháp kiểm soát thay thế sẽ được nghiên cứu, xây dựng mô hình toán học cụ thể, sao cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế.

– Giới hạn số học sinh trong mỗi lớp học: Để đảm bảo khoảng các tối thiểu 2m, thông thường lớp học giới hạn từ 20-35 học sinh, khi chia nhỏ lớp có thể tổ chức học so le.

– Hạn chế đi lại: Cần thiết hạn chế đi lại trong sân trường, đi lại giữa các lớp, đi lại trong phòng ăn trưa.

– Giao thông: Hủy đưa đón bằng xe buýt, khuyến khí học sinh không sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

– Cách li cụm nhỏ: Cần xác định cụm học sinh có nguy cơ cao để cách li, có chính sách cách li bảo vệ cụm học sinh dễ lây nhiễm.

– Tránh tụ tập đông học sinh: Thực hiện ăn trưa tại lớp học, không tụ tập ăn trưa, hủy tập thể dục, đóng cửa sân chơi, đóng cửa khu vực công cộng.

– Giảm thời gian tương tác: Hủy bỏ giao lưu ngoài trường, hủy bỏ đi thực địa, hủy bỏ hoạt động ngoại khóa.

– Triển khai một số môn học trực tuyến, một số môn học từ xa.

– Duy trì học ngắn 4 ngày thay vì 5 ngày.

– Đóng cửa lớp học.

Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến các nội dung giãn cách trong nhà trường. Ví dụ nghiên cứu của Sugisaki và cộng sự với dịch cúm mùa ở Nhật Bản, nếu lớp vắng mặt trên 10% học sinh sau 2 ngày sẽ đóng cửa. Nghiên cứu của Lofgren về chiến lược chuẩn bị đại dịch cho các trường học, thì đóng cửa sân chơi hay các khu vực chung khác khi có tới 5% học sinh xuất hiện triệu chứng bệnh. Nghiên cứu của Cooley cho thấy, với dịch bệnh như cúm lợn năm 2009, việc tăng thêm 3 ngày nghỉ cuối tuần đã mang lại hiệu quả đáng kể làm giảm mức độ lây lan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
=================

Giãn cách xã hội
——-

1. Bootsma MCJ, Ferguson NM: The effect of public health measures on the 1918 influenza pandemic in U.S. cities. PNAS. 2007, 104: 7588-7593. 10.1073/pnas.0611071104.

2. Becker, Niels (2015). Modeling to Inform Infectious Disease Control. CRC Press. p. 104. ISBN 978-1-49873107-2.

3. Joel K Kelso, George J Milne, Heath Kelly. Simulation suggests that rapid activation of social distancing can arrest epidemic development due to a novel strain of influenza. BMC Public Health volume 9, Article number: 117 (2009)

4. Caley P, Philp DJ, McCracken K: Quantifying social distancing arising from pandemic influenza. J R Soc Interface. 2007, 5: 631-639. 10.1098/rsif.2007.1197.

5. Aledort JE, Lurie N, Wasserman J, Bozzette SA: Non-pharmaceutical public health interventions for pandemic influenza: an evaluation of the evidence base. BMC Public Health. 2007, 7: 208-10.1186/1471-2458-7-208.

6. Colizza V, Barrat A, Barthelemy M, Valleron A-J, Vespignani A: Modeling the Worldwide Spread of Pandemic Influenza: Baseline Case and Containment Interventions. PLoS Medicine. 2007, 4 (1): e16-10.1371/journal.pmed.0040013.

7. Markel H, Lipman HB, Navarro JA, Sloan A, Michalsen JR, Stern AM, Cetron MS: Nonpharmaceutical Interventions Implemented by US Cities During the 1918–1919 Influenza Pandemic. JAMA. 2007, 298 (6): 644-654. 10.1001/jama.298.6.644.

Giãn cách giáo dục
——-
1. Qualls N, Levitt A, Kanade N, et al. Community mitigation guidelines to prevent pandemic influenza – United States, 2017. MMWR Recommendations and reports : Morbidity and mortality weekly report Recommendations and reports. 2017;66(1):1–34. doi: 10.15585/mmwr.rr6601a1. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

2. Earn DJ, He D, Loeb MB, Fonseca K, Lee BE, Dushoff J. Effects of school closure on incidence of pandemic influenza in Alberta, Canada. Ann Intern Med. 2012;156(3):173–181. doi: 10.7326/0003-4819-156-3-201202070-00005. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

3. Bootsma MC, Ferguson NM. The effect of public health measures on the 1918 influenza pandemic in U.S. cities. Proc Natl Acad Sci U S A. 2007;104(18):7588–7593. doi: 10.1073/pnas.0611071104. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

4. He D, Dushoff J, Eftimie R, Earn DJ. Patterns of spread of influenza a in Canada. Proceedings Biological sciences. 2013;280(1770):20131174. doi: 10.1098/rspb.2013.1174. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

5. Glatman-Freedman A, Portelli I, Jacobs SK, et al. Attack rates assessment of the 2009 pandemic H1N1 influenza a in children and their contacts: a systematic review and meta-analysis. PLoS One. 2012;7(11):e50228. doi: 10.1371/journal.pone.0050228. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

6. Cox CM, Blanton L, Dhara R, Brammer L, Finelli L. 2009 pandemic influenza a (H1N1) deaths among children–United States, 2009-2010. Clin Infect Dis. 2011;52(Suppl 1):S69–S74. doi: 10.1093/cid/ciq011. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

7. Centers for Disease Control and Prevention. 2017 community strategy for pandemic influenza mitigation in the United States: pre-pandemic planning guidelines for the use of nonpharmaceutical interventions. MMWR. 2017.

8. Chao DL, Halloran ME, Longini IM., Jr School opening dates predict pandemic influenza a(H1N1) outbreaks in the United States. J Infect Dis. 2010;202(6):877–880. doi: 10.1086/655810. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

9. Gog JR, Ballesteros S, Viboud C, et al. Spatial transmission of 2009 pandemic influenza in the US. PLoS Comput Biol. 2014;10(6):e1003635. doi: 10.1371/journal.pcbi.1003635. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

10. Jackson C, Mangtani P, Hawker J, Olowokure B, Vynnycky E. The effects of school closures on influenza outbreaks and pandemics: systematic review of simulation studies. PLoS One. 2014;9(5):e97297. doi: 10.1371/journal.pone.0097297. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

11. Jackson C, Vynnycky E, Hawker J, Olowokure B, Mangtani P. School closures and influenza: systematic review of epidemiological studies. BMJ Open. 2013;3(2) [PMC free article] [PubMed]

12. Rashid H, Ridda I, King C, et al. Evidence compendium and advice on social distancing and other related measures for response to an influenza pandemic. Paediatr Respir Rev. 2015;16(2):119–126. [PubMed] [Google Scholar]

13. McGiboney G, Fretwell Q. Pandemic Planning for Schools. In. American School Board Journal. Jun2007, Vol 194 Issue 6, p46–47. 2p. 1 Color Photograph.. Vol 1942007:46–47.

14. Ash K. E-Learning’s Potential Scrutinized In Flu Crisis. In: Education Week, vol. 282009. p. 1–13.

15. Shi J, Njai R, Wells E, et al. Knowledge, attitudes, and practices of nonpharmaceutical interventions following school dismissals during the 2009 influenza a H1N1 pandemic in Michigan, United States. PLoS One. 2014;9(4):e94290. doi: 10.1371/journal.pone.0094290. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

16. Miller JR, Short VL, Wu HM, et al. Use of nonpharmaceutical interventions to reduce transmission of 2009 pandemic influenza a (pH1N1) in Pennsylvania public schools. J. Sch. Health. 2013;83(4):281–289. doi: 10.1111/josh.12028. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

17. Nasrullah M, Breiding MJ, Smith W, et al. Response to 2009 pandemic influenza a H1N1 among public schools of Georgia, United States–fall 2009. International journal of infectious diseases : IJID : official publication of the International Society for Infectious Diseases. 2012;16(5):e382–e390. doi: 10.1016/j.ijid.2012.01.010. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

18. Rebmann T, Elliott MB, Swick Z, Reddick D. US school morbidity and mortality, mandatory vaccination, institution closure, and interventions implemented during the 2009 influenza a H1N1 pandemic. Biosecurity and bioterrorism : biodefense strategy, practice, and science. 2013;11(1):41–48. doi: 10.1089/bsp.2012.0050. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

19. Dooyema CA, Copeland D, Sinclair JR, et al. Factors influencing school closure and dismissal decisions: influenza a (H1N1), Michigan 2009. J. Sch. Health. 2014;84(1):56–62. doi: 10.1111/josh.12113. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

20. Ridenhour BJ, Braun A, Teyrasse T, Goldsman D. Controlling the spread of disease in schools. PLoS One. 2011;6(12):e29640. doi: 10.1371/journal.pone.0029640. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

21. Centers for Disease Control and Prevention. Interim Pre-pandemic Planning Guidance: Community Strategy for Pandemic Influenza Mitigation in the United States. 2007; https://stacks.cdc.gov/view/cdc/11425.

22. Centers for Disease Control and Prevention. CDC guidance for state and local public health officials and school administrators for school (K-12) responses to influenza during the 2009–2010 school year. 2010; http://www.cdc.gov/h1n1flu/schools/schoolguidance.htm. Accessed 7-20-16.

23. Kansas Department of Health and Environment. Kansas Pandemic Influenza Preparedness and Response Plan. 2016; http://www.kdheks.gov/cphp/download/KS_PF_Plan.pdf. Accessed 3-20-17.

24. State of Maine Department of Health and Human Services. Pandemic Influenza Operations Plan. 2013; http://www.maine.gov/…/…/documents/piop/BasePlanv1-4F8-21-13. pdf. Accessed 3-20-17.

25. Nevada State Health Division Department of Health and Human Services. PANDEMIC INFLUENZA PREPAREDNESS AND RESPONSE PLAN. 2007; https://publicintelligence.net/nevada-pandemic-influeza-pr…/. Accessed 3-20-17.

26. North Dakota Department of Health. North Dakota Pandemic Influenza Preparedness and Response Plan. 2010; https://www.health.nd.gov/…/_nd-pandemic-influenza-plan-ann…. Accessed 3-20-17.

27. Rhode Island Department of Health. Pandemic Influenza Plan. 2006; http://www.library.state.ri.us/…/DOH/flu/pandemicfluplan.pdf. Accessed 3-20-17.

28. South Carolina Emergency Management Division. South Carolina Emergency Operations Plan: Pandemic Influenza Annex. 2014; http://www.scemd.org/…/State_Pandemic_Influenza_Plan_-_July….

29. State of Wyoming Department of Health. Public Health Pandemic Influenza Response Plan. 2013; https://health.wyo.gov/…/22-17256_WDHPandemicInfluenzaPlan8…. Accessed 3-20-17.

30. Hawaii Department of Health. PANDEMIC INFLUENZA PREPAREDNESS & RESPONSE PLAN. 2008; http://helsenet.info/pdf/Influenza/28.pdf, 3–20-17.

31. Adalja AA, Crooke PS, Hotchkiss JR. Influenza transmission in preschools: modulation by contact landscapes and interventions. Mathematical modelling of natural phenomena. 2010;5(3):3–14. doi: 10.1051/mmnp/20105301. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

32. Fumanelli L, Ajelli M, Merler S, Ferguson NM, Cauchemez S. Model-based comprehensive analysis of school closure policies for mitigating influenza epidemics and pandemics. PLoS Comput Biol. 2016;12(1):e1004681. doi: 10.1371/journal.pcbi.1004681. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

33. Gemmetto V, Barrat A, Cattuto C. Mitigation of infectious disease at school: targeted class closure vs school closure. BMC Infect Dis. 2014;14:695. doi: 10.1186/s12879-014-0695-9. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

34. Lofgren E, Rogers J, Senese M. Pandemic preparedness strategies for school systems: is closure really the only way? Ann Zool Fenn. 2008;45(5):449–458. doi: 10.5735/086.045.0508. [CrossRef] [Google Scholar]

35. Cooley P, Bartsch S, Brown S, Wheaton W, Wagener D, Lee B. Weekends as social distancing and their effect on the spread of influenza. Computational and Mathematical Organization Theory. 2016;22(1)

36. Guidance for K-12 Administrators’ Responses to Influenza. In: Education Digest, vol. 752009. p. 8–12.

37. Stehle J, Voirin N, Barrat A, et al. High-resolution measurements of face-to-face contact patterns in a primary school. PLoS One. 2011;6(8):e23176. doi: 10.1371/journal.pone.0023176. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

38. Sugisaki K, Seki N, Tanabe N, et al. Effective school actions for mitigating seasonal influenza outbreaks in Niigata, Japan. PLoS One. 2013;8(9):e74716. doi: 10.1371/journal.pone.0074716. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

39. Alabama State Department of Education. Guidance for Local Education Agency Pandemic Preparedness Response (Suggested). 2014; 18. Available at: https://www.alsde.edu/…/Commu…/Pandemic_Flu_Preparation.pdf…. Accessed 3-1-17.

40. State of Alaska Division of Public Health. Infectious Disease Management: Guidelines for Alaska Schools. 2013; 179. Available at: http://dhss.alaska.gov/…/InfectiousDiseaseManagementGuideli…. Accessed 3–1-17.

41. State of Arizona Department of Education. Guidance to Schools on Pandemic Preparedness. 2009; 10. Available at: https://www.azed.gov/wp-con…/uploads/…/Pandemic_Guidance.pdf. Accessed 3-1-17.

42. Arkansas Department of Health. Arkansas Influenza Pandemic Response Plan. 2014; 154. Available at: http://www.healthy.arkansas.gov/…/CountyPlanningGuidance.pdf, 3–1-17.

43. California Department of Education. Pandemic Flu Checklist for Local Educational Agencies in California 2014. Accessed 3–1-17.

44. Colorado Department of Public health and Environment. Pandemic Influenza Action Plan for Schools. 2009; 7. Available at: https://www.colorado.gov/…/OEPR_Pandemic-Influenza-Action-P…. Accessed 3-1-17.

45. Connecticut State Department of Education. Clinical Procedure Guidelines for Connecticut School Nurses. 2012; 124. Available at: http://www.sde.ct.gov/…/clinical_gu…/clinical_guidelines.pdf.

46. District of Columbia. Introduction School Emergency Response Plan and Management Guide. 2010; 562. Available at: http://esa.dc.gov/…/school_emergency_response_plan-1-5-10.p…. Accessed 3–1-17.

47. Delaware Department of Education. Emergency Preparedness Guidelines and Checklist For Emergency Prepardness Coordinators in Local Educational Agencies. 11. Available at: http://www.doe.k12.de.us/…/Domain/156/EmerPrepGuideCheck.pdf. Accessed 3-1-17.

48. Richard Woods. Pandemic Influenza Planning: Information for Georgia Public School Districts. 89. Available at: https://www.gadoe.org/…/Georgia%20DOE%20Information%20for%2…. Accessed 3–1-17.

49. Idaho Department of Health and Welfare. IDAHO PANDEMIC INFLUENZA RESPONSE. 2006; https://adacounty.id.gov/…/Ac…/Doc/PDF/idpandemicfluplan.pdf. Accessed 3-11-17.

50. Illinois So. School Guidance During an nfluenza Pandemic. 2006; 59. Available at: http://www.idph.state.il.us/…/scho…/school_pan_flu_guide.pdf. Accessed 3–1-17.

51. Adams JM, Duwve J, Pontones P. Communicable Disease Reference Guide for Scools, vol. 2015. 2015th ed. p. 126. Available at: http://www.in.gov/…/Communicable_Disease_Reference_Guide_fo…

52. Iowa Department of Public Health. Guidelines for the Management of Chronic Conditions in Iowa Schools 2012; 21. Available at: https://www.educateiowa.gov/…/1314_sn_GuideforMgmntofChroni…. Accessed 3-1-17.

53. State of Louisiana Department of Health and Hospitals. Pandemic Influenza Guidance Annex 8: Containment and Mitigation. 2011; 38. Available at: http://new.dhh.louisiana.gov/…/ContainmentMitigation_Pandem…. Accessed 3-1-17.

54. Maryland State Department of Education. Management of Communicable Diseases In a School Setting. 2002; 13. Available at: http://archives.marylandpublicschools.org/…/CommunicableDis…. Accessed 3-1-17.

55. Oakland Country Michigan Health Division. Pandemic Planning Workbook: With Supporting Resources. 2006; 86. Available at: http://mdch.train.org/…/educat…/Pandemic%20Workbook_PDF2.pdf. Accessed 3–1-17.

56. State of Mississippii. Mississippi Pandemic Influenza Incident Annex 2013; 427. Available at: http://msdh.ms.gov/msdhsite/_static/resources/2944.pdf. Accessed 3–1-17.

57. Missouri Department of Health and Senior Services. Prevention and Control of Communicable Diseases. 247. Available at: http://health.mo.gov/…/PreventionandControlofCommunicableDi…. Accessed 3-1-17.

58. Montana Office of Public Instruction. Pandemic Flu: School Preparation Guide. 2007; http://opi.mt.gov/pdf/health/PandemicFlu.pdf. Accessed 3-1-17.

59. Services NDoHaH. Nebraska Emergency Guidelines for Schools. 2012; 71. Available at: http://dhhs.ne.gov/…/NE%20Emergency%20Guidelines%20for%20Sc…. Accessed 3–1-17.

60. New Hampshire Department of Health and Human Services. NH Pandemic Influenza Communication and Coordination Plan for Educational and Child Care Settings. 2008; 10. Available at: http://education.nh.gov/…/school_hea…/documents/pandemic.pdf. Accessed 3-1-17.

61. New Jersey Department of Health. NJDOH Pandemic Influenza Plan. 2015; 257. Available at: http://www.nj.gov/…/er/documents/pandemic_influenza_plan.pdf. Accessed 3-1-17.

62. New Mexico Public Education Department. Preparing for Pandemic Flu in New Mexico Schools: Information for Educators and Community Members. 2007; http://www.ped.state.nm.us/…/Preparing%20for%20Flu%20in%20N…. Accessed 3-1-17.

63. New York Sate Department of Health. Pandemic Flu Action Kit. 2007; 67. Available at: https://www.health.ny.gov/…/pandemic_influenza_school_toolk…. Accessed 3-1-17.

64. North Carolina Department of Health and Human Services. North Carolina’s Operational Plan for Pandemic Influenza Preparedness. http://www.nchealthyschools.org/…/pandem…/ncpandemicplan.pdf. Accessed 3-1-17.

65. Ohio Department of Education. School Closure Guidance. 2009; 29. Available at: https://www.odh.ohio.gov/…/sch…/influenzaschoolguidance.pdf…. Accessed 3-1-17.

66. Oklahoma State Department of Health. Oklahoma Emergency Gudelines For Schools. 95. Available at: https://www.ok.gov/…/New%20Emergency%20Guidelines%20for%20S…. Accessed 3-1-17.

67. State of Oregon. Pandemic Influenza: Emergency Management Plan. 2008; 256. Available at: https://public.health.oregon.gov/…/Influenza/Documents/panf…. Accessed 3–1-17.

68. Pennsylvania Department of Health. Pennsylvania Departmebt of Health: Guidance for School (K-12) Responses to Influenzaa During the 2009–2010 School Year. 2009; 8. Available at: http://www.health.state.pa.us/…/padoh_guidance_for_schools_…. Accessed 3-1-17.

69. Tennessee Office of School Safety and Learning Support. Pandemic Influenza Preparedness: A Planning guide for Tennessee School Districts. 2009; 92. Available at: http://tennessee.gov/…/attachments/csh_pandemic_flu_prep.pdf. Accessed 3-1-17.

70. Texas Association of School Boards. Responding to the Risk of Infectious Disease in Public Schools. 2014; 21. Available at: https://www.nsba.org/…/TASB_Infectious_Disease_Q%26Q_Oct14.…. Accessed 3-1-17.

71. Utah Department of Health. School Pandemic Influenza Preparedness Guidelines. 2006; http://pandemicflu.utah.gov/…/Utah%20School%20Pandemic%20In…. Accessed 3-1-17.

72. Vermont Agency of Human Services. Pandemic Influenza School Action Guidance. 2008; http://healthvermont.gov/…/docum…/schoolactionguide_sec3.pdf. Accessed 2-10-17.

73. Virginia Department of Education. Pandemic Influenza Plan: Guidelines for Virgina Public Schools. 2008; 50. Available at: http://www.doe.virginia.gov/…/pandemic_flu_plan_guidelines.…. Accessed 3-1-17.

74. Office of Superintendent of Public Instruction. Infectious Disease Control Guide for School Staff. 2014; 236. Available at: http://www.k12.wa.us/…/pu…/InfectiousDiseaseControlGuide.pdf. Accessed 3-1-17.

75. West Virginia Department of Education. WVDE Pandemic Influenza Plan. Accessed 3-1-17.
76. Wisconsin Department of Public Instruction. School District Influenza Plan. 2009; Accessed 3-1-17.

 

Xin cảm ơn bài chia sẻ của Bs. Trần Văn Phúc!

Advertisement

Giới thiệu Lê Minh Thư

Check Also

Tirzepatide hàng tuần cải thiện đáng kể cân nặng và kiểm soát đái tháo đường ở bệnh nhân béo phì và đái tháo đường loại 2.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên đã chứng minh rằng tirzepatide giúp giảm cân và cải …