[COVID-19] Fakenews và các huyền thoại đang lan tràn về Virus Corona

Rate this post

CÁC HUYỀN THOẠI ĐANG LAN TRÀN VỀ VIRUS CORONA

VietMD Community

=========

BS Robert Legare Atmar, chuyên khoa bệnh truyền nhiễm của Baylor College of Medicine đã phân tích các tin giả khoa học đang lan truyền trên mạng:
-TIN ĐỒN 1: “ Phải uống nước ít nhất mỗi 15 phút để rửa sạch họng và nuốt vào dạ dầy, môi trường acid của dạ dầy sẽ tiêu diệt nó. Bằng không, virus sẽ vào cuống phổi và phổi”.
SỰ THẬT: Không có bằng chứng về hiệu quả của phương pháp nầy cho tất cả các virus lây qua đường hô hấp. Ngay như nó có hiệu quả đi chăng nữa, thì nó chỉ “súc sạch” miệng, trong khi virus đi qua cả đường mũi và miệng.
-TIN ĐỒN 2: “Súc miệng bằng nước muối ấm sẽ trừ được virus”
SỰ THẬT: Dựa trên các kiến thức về virus đường hô hấp, nước muối không tác dụng.
-TIN ĐỒN 3: “Hít thật sâu và nín thở trong 10 giây, nếu bạn chịu được, không khó chịu, không ngột ngạt, thì chứng tỏ phổi không bị xơ, có nghĩa là không có nhiễm trùng”
SỰ THẬT: Nhịn thở được trong 10 không có nghĩa là người ấy loại trừ được bị nhiễm do virus. Ngược lại không nhịn thở được trong 10 giây có thể là do bệnh hô hấp khác không liên quan gì đến virus corona (thí dụ hen suyển, bệnh phế quản v.v…)
-TIN ĐỒN 4: “Nếu có chảy nước mũi, thì đó là cảm lạnh, vì virus corona làm ho khan, không chảy nước mũi”
SỰ THẬT: Điều này không hoàn toàn đúng, một số viêm phổi do virus corona vẫn có thể có nhiều dịch tiết, ho có đàm nhớt (productive, wet cough)
-TIN ĐỒN 5: “Virus corona sẽ làm đau cổ họng, rồi đi xuống khí quản và vào phổi”
SỰ THẬT: Không hoàn toàn chính xác. Thời gian và dấu hiệu bị mắc bệnh thay đổi theo từng trường hợp. Không phải người bệnh nào cũng đau họng.
-TIN ĐỒN 6:
Advertisement
“Người mắc bệnh sẽ bị nghẹt mũi và có cảm giác ngộp như chết đuối”
SỰ THẬT: Nhiều bệnh nhân corona hoàn toàn không bị nghẹt mũi.
-TIN ĐỒN 7: “Khi bệnh nhân corona vào viện thì phổi của họ đã hóa xơ”
SỰ THẬT: Phổi bị xơ hóa chỉ ở một số nhỏ người bệnh. 80% bệnh nhân chỉ có các triệu chứng nhẹ.
Nếu bạn nghe một tin, cần kiểm chứng thực hư với cơ sở y tế phụ trách chống dịch hơn là phát tán một cách vô tư.
Nguồn:

 

 

 

 

 

 

 

 

Giới thiệu Tina

Tên thật: Đinh Thị Thúy Quỳnh Sinh viên Y Khoa Trường Đại Học Duy Tân

Check Also

Retatrutide liên quan đến điều chỉnh đường huyết và giảm cân hiệu quả trong đái tháo đường típ 2

Giới thiệu: Nghiên cứu ngẫu nhiên kiểm soát nhằm đánh giá sự an toàn và …