[COVID-19] Uptodate: Kiểm soát lây nhiễm trong chăm sóc sức khỏe và kiểm soát lây nhiễm tại nhà

Rate this post

Coronavirus disease 2019 (COVID-19): Kiểm soát lây nhiễm trong chăm sóc sức khỏe và kiểm soát lây nhiễm tại nhà
Tác giả:
Tara N Palmore, MD
Biên tập: Daniel J Sexton, MD
Phó biên tập: Jennifer Mitty, MD, MPH, Allyson Bloom, MD

Bản dịch tiếng việt: Dịch chính: Nguyễn Ngọc Hoàng Linh(a). Góp ý: Lương Thành Nguyên(a). Duyệt bài: Thùy Ngân(a), Ykhoa.org

(a): Sinh viên Khoa Y – Đại học Duy Tân

Link bài gốc: https://www.uptodate.com/contents/coronavirus-disease-2019-covid-19-outpatient-evaluation-and-management-in-adults

Bài dịch được thực hiện trong chương trình Tình nguyện Y Khoa hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tháng 8/2020

All topics are updated as new evidence becomes available and our peer review process is complete.
Literature review current through: Jun 2020. | This topic last updated: Jul 29, 2020.

 

GIỚI THIỆU

Vào cuối năm 2019, một chủng virus Corona mới được xác định là nguyên nhân của hàng loạt trường hợp viêm phổi ở Vũ Hán, một thành phố thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc. Nó nhanh chóng lan rộng, khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đây tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vào cuối tháng 1 năm 2020 và định rõ nó là một đại dịch vào tháng 3 năm 2020. [Virus gây nên hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2 (SARS-CoV-2) được định danh là COVID-19, trước đây nó được gọi là 2019-nCoV].

Những hiểu biết về COVID-19 đang ngày càng phát triển và cập nhật. Hướng dẫn tạm thời đã được WHO và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ ban hành.

Chủ đề này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về các vấn đề kiểm soát lây nhiễm khi chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19. Việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm cụ thể được lựa chọn liên quan đến các chuyên ngành cụ thể sẽ được trình bày ở bài khác.

TỔNG QUAN VỀ SỰ LÂY NHIỄM

Nhiều chuyên gia đồng ý rằng lây nhiễm xảy ra chủ yếu qua các giọt bắn (khi virus được giải phóng trong dịch tiết đường hô hấp của người bị nhiễm làm chúng tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc). Sự lây nhiễm cũng xảy ra thông qua việc hít phải các chất tiết khí dung, nó di chuyển xa hơn, lơ lửng trong không khí lâu hơn và chứa các hạt truyền nhiễm nhỏ hơn so với mô tả thông thường cho các giọt bắn đường hô hấp; tuy nhiên, sự góp phần tương đối của sự lây nhiễm này bên ngoài các quá trình tạo khí dung là không chắc chắn. Cũng có thể lây truyền gián tiếp (thứ phát) khi một người nhạy cảm chạm vào bề mặt đã bị nhiễm và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của họ.

Thông tin chi tiết hơn về việc lây nhiễm SARS-CoV-2, bao gồm nguy cơ lây nhiễm không có triệu chứng, được thảo luận trong một chủ đề riêng biệt

KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM TRONG MÔI TRƯỜNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE

Các biện pháp can thiệp kiểm soát lây nhiễm để giảm lây truyền COVID-19 bao gồm kiểm soát toàn bộ các nguồn (ví dụ, che mũi và miệng để giữ dịch tiết hô hấp tránh bay xa), xác định sớm và cách ly bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE) phù hợp khi chăm sóc cho bệnh nhân bị COVID-19 và khử trùng môi trường. Hạn chế sự lây truyền hội chứng suy hô hấp cấp tính coronavirus 2 (SARS-CoV-2) là một phần thiết yếu của chăm sóc ở những bệnh nhân nghi ngờ hoặc ghi nhận bị COVID-19. Trong một báo cáo ban đầu về COVID-19 ở 138 bệnh nhân từ Trung Quốc, người ta ước tính rằng 43% nhiễm trùng mắc phải trong bệnh viện. Tại Tiểu bang Washington, việc sử dụng các quy trình kiểm soát lây nhiễm dưới mức tối ưu đã góp phần lan truyền bệnh cho 81 cư dân, 34 nhân viên và 14 khách trong một cơ sở chăm sóc dài hạn

Các biện pháp cho tất cả bệnh nhân, du khách và nhân viên

Sàng lọc trước và sau khi vào cơ sở chăm sóc sức khỏe

  • Bệnh nhân – Bệnh nhân cần được kiểm tra các biểu hiện lâm sàng phù hợp với COVID-19 (ví dụ: sốt, ho, đau cơ, đau họng, khó thở, anosmia (mất mùi hoàn toàn) / hyposemia (mất mùi 1 phần)) trước khi vào cơ sở chăm sóc sức khỏe. Các biểu hiện lâm sàng của COVID-19 được trình bày chi tiết ở những bài khác.

Tốt nhất, sàng lọc ban đầu nên được thực hiện qua điện thoại trước khi bệnh nhân thực sự đến với cơ sở.

  • Nhiều bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng của COVID-19 có thể được quản lý tại nhà thông qua điều trị từ xa và không cần phải vào cơ sở chăm sóc sức khỏe
  • Đối với những người cần đánh giá bổ sung, hãy giới thiệu họ đến một phòng khám hô hấp chuyên dụng cho đánh giá và quản lý bệnh nhân mắc COVID-19 được cho là tốt hơn.
  • Tuy nhiên, nếu không có phòng khám chuyên dụng hoặc bệnh nhân cần mức độ chăm sóc cao hơn (đối với các triệu chứng liên quan đến COVID-19 hoặc không liên quan đến COVID-19), có thể cần được chuyển đến phòng chăm sóc khẩn cấp hoặc phòng cấp cứu.

Tất cả bệnh nhân cũng nên được kiểm tra các triệu chứng hô hấp khi vào cơ sở chăm sóc sức khỏe. Các khu vực chờ riêng biệt cho bệnh nhân có triệu chứng hô hấp nên được chỉ định, với chỗ ngồi cách nhau sao cho bệnh nhân cách nhau ít nhất sáu feet (hai mét). Sàng lọc khi nhập cảnh cũng sẽ xác định những người ai đảm bảo kiểm soát phòng ngừa lây nhiễm bổ sung.

Để xác định bệnh nhân không có triệu chứng hoặc không có tiền triệu lây nhiễm, nhiều tổ chức cũng đã thực hiện xét nghiệm axit nucleic tổng quát trước khi thực hiện tất cả các thủ thuật không cấp thiết và khi nhập viện. Các bảng hướng dẫn hỗ trợ loại xét nghiệm này, khi tài nguyên cho phép, để giúp hướng dẫn các quyết định cần thiết của các thủ thuật không cấp thiết và đảm bảo sử dụng các biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm thích hợp. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân không có triệu chứng với COVID-19 trước đó đã đáp ứng các tiêu chí ban đầu để ngừng biện pháp phòng ngừa, xét nghiệm lặp lại không được bảo đảm nếu bệnh nhân khởi phát trong vòng ba tháng trước. Thông tin bổ sung về việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm ở bệnh nhân mắc COVID-19 trước đó được tìm thấy dưới đây.

Bệnh nhân không có triệu chứng cũng nên được hỏi về yếu tố phơi nhiễm và không được bảo vệ trước COVID-19 trong vòng 14 ngày qua để phục vụ cho nhu cầu kiểm dịch.

Nếu cần kiểm dịch, bệnh nhân nên được đặt trong phòng riêng và cửa ra vào đóng kín. Nếu điều đó không thể, bệnh nhân nên giữ khoảng cách với người khác ít nhất sáu feet. Thông tin bổ sung về các nguyên tắc, biện pháp kiểm soát phòng ngừa lây nhiễm được thảo luận dưới đây.

  • Người thăm bệnh – Trong đại dịch COVID-19, hầu hết các bệnh viện đã hạn chế người đến thăm trong cơ sở chăm sóc sức khỏe. Người được cho thăm bệnh cũng cần được kiểm tra mức độ phơi nhiễm và các triệu chứng của COVID-19; những người có bằng chứng nhiễm trùng hoặc đã biết phơi nhiễm trong mười bốn ngày qua không được phép vào cơ sở chăm sóc sức khỏe.
  • Nhân viên y tế – Cách tiếp cận sàng lọc nhân viên chăm sóc sức khỏe bước vào môi trường chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào chính sách của tổ chức. Nói chung, nhân viên y tế nên tự theo dõi triệu chứng sốt và các triệu chứng nghi ngờ nhiễm COVID-19 và nên ở nhà nếu họ bị bệnh. Trong một bài báo cáo về 48 nhân viên chăm sóc sức khỏe xác định mắc COVID-19 được xác nhận tại Quận King, Washington, 65 phần trăm được báo cáo là làm việc trong thời gian trung bình hai ngày trong khi có biểu hiện các triệu chứng của COVID-19. Ngoài ra, sàng lọc triệu chứng đơn thuần không xác định được tất cả các trường hợp. Vì vậy, các biện pháp bổ sung, như sử dụng khẩu trang, được khuyến cáo

Nhân viên y tế cũng cần được giáo dục về sự cần thiết trong việc báo cáo tất cả các trường hợp phơi nhiễm không được bảo vệ với COVID-19 (cả trong cộng đồng và tại nơi làm việc) cho đến các nghề nghiệp về dịch vụ liên quan đến y tế để họ có thể xác định cần hạn chế công việc, tự cách ly và kiểm tra

Tổng quan về Sử dụng khẩu trang – Tất cả bệnh nhân và bất kỳ khách đến thăm nào cũng phải mang theo hoặc được phát khẩu trang để đeo khi vào cơ sở chăm sóc sức khỏe (khẩu trang y tế hoặc vải) để kiểm soát nguồn lây. Khách đến thăm nên được yêu cầu đeo khẩu trang trong suốt chuyến thăm của họ. Khi bệnh nhân ở trong một phòng thích hợp (ví dụ, phòng đơn có cửa ra vào đóng kín cho bệnh nhân nghi ngờ COVID-19), họ thường có thể tháo khẩu trang. Tuy nhiên, bệnh nhân nên đeo khẩu trang vào lại để kiểm soát nguồn lây mỗi khi nhân viên y tế vào phòng. Nếu bệnh nhân không thể tự đeo mặt nạ, nhân viên y tế nên đeo khẩu trang cho bệnh nhân khi ở trong phòng. Nếu bệnh nhân không thể hoặc không đeo khẩu trang, nhân viên y tế nên dùng tấm chắn mặt.

Nhân viên y tế cũng nên đeo khẩu trang khi ở trong bệnh viện. Phải sử dụng khẩu trang y tế hoặc mặt nạ phòng độc khi chăm sóc bệnh nhân (mặt nạ phòng độc có van không được khuyến cáo để kiểm soát nguồn lây). Điều này cung cấp cả kiểm soát nguồn lây và bảo vệ hô hấp. Thông tin chi tiết về việc sử dụng khẩu trang và các biện pháp kiểm soát lây nhiễm khác khi chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác nhận bị COVID-19 được thảo luận dưới đây.

Khi nguồn cung bị hạn chế, khẩu trang vải cũng được chấp nhận cho một số nhân viên y tế, nhưng chỉ dành cho những người không tham gia chăm sóc bệnh nhân và cho các nhân viên y tế khi họ không tham gia vào các hoạt động chăm sóc bệnh nhân trực tiếp (ví dụ: khi họ ở trong phòng nghỉ).

Vệ sinh tay phải được thực hiện ngay trước và sau khi tiếp xúc với khẩu trang, kể cả khẩu trang vải. Khẩu trang nên được thay nếu chúng trở nên bẩn, ẩm ướt hoặc gây khó thở. Khăn che mặt phải được giặt thường xuyên (ví dụ, hàng ngày và khi bị bẩn).

Mục tiêu của “universal masking” là giảm lây nhiễm SARS-CoV-2 từ những người mang virus không bị nhiễm bệnh. Sàng lọc triệu chứng đơn thuần có thể không đủ để xác định các cá nhân mắc COVID-19 do việc lây truyền không có tiền triệu và không có triệu chứng có thể xảy ra. Việc sử dụng khẩu trang phổ biến cũng giúp đơn giản hóa việc quản lý phơi nhiễm nếu nhân viên y tế bị mắc COVID-19.

Dữ liệu mới đã chứng minh sự giảm lây nhiễm SARS-CoV-2 ở nhân viên y tế sau khi thực hiện đeo khẩu trang. Trong một báo cáo đánh giá trên gần 10.000 nhân viên chăm sóc sức khỏe từ Massachusetts đã được phân tích SARS-CoV-2 (chủ yếu là do các triệu chứng), tỷ lệ với kết quả xét nghiệm dương tính giảm dần sau khi mang khẩu trang (từ 14,7 đến 11,5% trong 29 ngày), mặc dù sự gia tăng số lượng là các trường hợp trong cộng đồng. Tương tự, trong một nghiên cứu từ Bắc Carolina tỷ lệ mắc phải COVID-19 do chăm sóc y tế đã ổn định sau khi áp dụng “universal masking”, mặc dù tỷ lệ mắc COVID-19 trong cộng đồng ngày càng tăng.

Thông tin bổ sung về việc sử dụng khẩu trang kiểm soát nguồn lây trong cộng đồng được trình bày ở bài khác.

Bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19

Cách tiếp cận đối với hầu hết bệnh nhân – Nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa kiểm soát nhiễm trùng sau đây cho tất cả các bệnh nhân nghi ngờ hoặc được xác nhận COVID-19.

Các loại phòng – Bệnh nhân nên được đặt trong phòng đơn thông thoáng, có cửa ra vào đóng kín và phòng tắm chuyên dụng. Khi điều này là không thể, bệnh nhân được xác định mắc COVID-19 có thể được ở cùng nhau. Bệnh nhân được xác định mắc COVID-19 không nên ở trong phòng áp lực dương.

Phòng cách ly bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp (All; nghĩa là phòng bệnh đơn, áp lực âm) nên được ưu tiên cho bệnh nhân trải qua các thủ thuật tạo khí dung. Thông tin bổ sung về các phòng AII, và phải làm gì khi những thứ này không có sẵn, được tìm thấy bên dưới.

Các loại PPE – Tất cả nhân viên chăm sóc sức khỏe vào phòng bệnh nhân nghi ngờ hoặc được xác định mắc COVID-19 nên mặc phương tiện bảo hộ cá nhân (PPE) để giảm nguy cơ phơi nhiễm.

Tiêu chuẩn PPE cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc được xác nhận bị COVID-19 bao gồm sử dụng áo choàng, găng tay, mặt nạ phòng độc hoặc khẩu trang y tế và kính bảo hộ hoặc mạng che mặt:

  • Áo choàng và găng tay – Nên mặc áo choàng cách ly và găng tay không vô trùng khi vào phòng hoặc khu vực có bệnh nhân. Một số tổ chức yêu cầu mang gấp đôi găng tay đối với nhân viên chăm sóc sức khỏe chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc được xác nhận bị COVID-19 để giảm nguy cơ nhiễm bẩn da khi tháo găng; tuy nhiên, không đủ dữ liệu về việc liệu điều này có làm giảm việc lây nhiễm để hỗ trợ việc sử dụng phương pháp này thường xuyên hay không.
  • Ở các đơn vị COVID-19, áo choàng không cần phải thay đổi thường xuyên giữa các bệnh nhân trừ khi áo choàng bị bẩn hoặc bệnh nhân cần có [biện pháp phòng ngừa tiếp xúc bổ sung] có thể ghi là biện pháp phòng ngừa lây truyền thứ phát (ví dụ, đối với vi khuẩn kháng thuốc), trong trường hợp đó nên sử dụng áo choàng mới.
  • Mặt nạ phòng độc hoặc khẩu trang y tế – Nên dùng mặt nạ phòng độc (ví dụ: N95 hoặc các loại khẩu trang khác có mức độ bảo vệ cao hơn) thay vì đeo khẩu trang trong thủ thuật tạo khí dung và một số loại làm sạch môi trường.

Tuy nhiên, có những hướng dẫn khác nhau về việc ưu tiên cho khẩu trang y tế hoặc mặt nạ phòng độc cho các loại chăm sóc khác. Ví dụ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng khẩu trang y tế, trong khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo sử dụng mặt nạ phòng độc nhưng thừa nhận rằng khẩu trang y tế là một lựa chọn thay thế chấp nhận được khi nguồn cung cấp mặt nạ bị hạn chế. Khẩu trang vải không được coi là PPE và không nên mang khi chăm sóc bệnh nhân. Một cuộc thảo luận về việc sử dụng mở rộng và tái sử dụng khẩu trang và mặt nạ phòng độc khi PPE bị hạn chế được tìm thấy dưới đây.

Không có nghiên cứu so sánh việc sử dụng mặt nạ phòng độc hoặc khẩu trang y tế khi chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc được xác định mắc COVID-19. Chúng tôi đồng ý với các khuyến cáo và đề nghị của CDC sử dụng mặt nạ phòng độc khi chăm sóc cho tất cả các bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 khi nguồn cung cấp cho phép, vì tầm quan trọng tương đối của các phương thức lây nhiễm SARS-CoV-2 là không rõ ràng. Cụ thể, có bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc truyền qua không khí có thể xảy ra, đặc biệt tốc độ cao, các hạt khí dung nhỏ được tạo ra do ho và hắt hơi, với các hạt tồn tại trong không khí lâu hơn và di chuyển xa hơn các giọt bắn hô hấp thông thường.

  • Tuy nhiên, các chuyên gia khác cảm thấy rằng khẩu trang y tế (khi kết hợp với PPE khác bao gồm mạn che mặt và vệ sinh tay) là đủ trong quá trình chăm sóc không tạo khí dung, vì lây truyền giọt bắn có thể là phương thức truyền chính và dữ liệu có sẵn từ bệnh nhân mắc SARS- CoV-2 hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus khác cho thấy khẩu trang N95 không mang lại lợi ích rõ ràng so với khẩu trang y tế trong quá trình chăm sóc thông thường. Ngoài ra, một số báo cáo trong đại dịch COVID-19 cho thấy việc lây truyền bệnh ở nhân viên y tế giảm đáng kể khi có đủ hầu hết các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn, phòng các yếu tố tiếp xúc và giọt bắn kèm theo kính bảo vệ mắt được sử dụng cho hầu hết các bệnh nhân, với khẩu trang N95 dành cho các thủ thuật tạo khí dung. Ví dụ, trong một báo cáo từ một bệnh viện ở Hồng Kông nơi sử dụng mặt nạ phòng độc cho bệnh nhân nghi ngờ COVID-19, khẩu trang y tế được sử dụng cho các bệnh nhân khác và mặt nạ phòng độc được sử dụng cho tất cả các thủ thuật tạo khí dung (bất kể yếu tố nguy cơ xuất hiện ở bệnh nhân), 11 trong số 413 nhân viên chăm sóc sức khỏe (2,7%) chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 đeo khẩu trang y tế thay vì mặt nạ phòng độc để chăm sóc thường xuyên và không gây tiến triển thêm lây nhiễm.
  • Kính bảo vệ mắt hoặc mạn che mặc – Để bảo vệ mắt hoặc mặt, kính bảo hộ hoặc tấm chắn mặt che phía trước và hai bên của khuôn mặt nên được sử dụng; chỉ đeo kính là không đủ. Nếu sử dụng mặt lọc khí  (PAPR), không cần bổ sung bảo vệ mắt

Một số tổ chức cũng yêu cầu bọc giày cho những người chăm sóc bệnh nhân trong phòng điều trị chuyên sâu COVID-19 hoặc phòng chăm sóc đặc biệt. Các báo cáo cho thấy RNA SARS-CoV-2 có thể được phân bố rộng rãi trên các bề mặt, chẳng hạn như sàn nhà, đặc biệt là trong phòng chăm sóc đặc biệt và có thể được tìm thấy trên giày sau khi đặt nội khí quản, nhưng liệu điều này có phản ánh sự nhiễm virus thì chưa được biết đến. Che phủ tóc có thể được sử dụng, nhưng thường không bắt buộc bên ngoài các phòng mổ.

Nhân viên y tế cần đặc biệt chú ý đến quy trình thích hợp của việc mặc vào và tháo PPE và vệ sinh tay để tránh nhiễm khuẩn. CDC đã tạo ra các video trình diễn về việc mặc vào và cởi PPE. Lỗi trong việc cởi PPE rất phổ biến, ngay cả bởi các bác sĩ lâm sàng được đào tạo cũng dễ mắc lỗi và điều này có liên quan đến sự lây nhiễm của nhân viên y tế với mầm bệnh. Điều này có thể dẫn đến lây nhiễm không trực tiếp (gián tiếp). Trong một tổng quan của Cochrane đã đánh giá các phương pháp để tăng cường tuân thủ mặc và cởi PPE, một số biện pháp can thiệp dường như có một số lợi ích trong việc ngăn ngừa lây nhiễm, bao gồm sử dụng các quy trình và đào tạo trực diện từ CDC.

Bằng chứng sẵn có hỗ trợ cho các khuyến cáo PPE này và tỷ lệ lây nhiễm trong các nhân viên y tế dường như tương đồng với những người dân nói chung sử dụng PPE thích hợp. Trong một phân tích tổng hợp các nghiên cứu quan sát đánh giá nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2, SARS-CoV và hội chứng hô hấp cấp Trung Đông (MERS-CoV), sử dụng khẩu trang y tế hoặc mặt nạ phòng độc (tỷ suất chênh được điều chỉnh [OR] 0,15) và kính che mắt (đã điều chỉnh OR 0,22) liên quan đến việc giảm nguy cơ lây nhiễm. Trong một nghiên cứu cho thấy không có bằng chứng về sự lây nhiễm SARS-CoV-2 (dựa trên xét nghiệm axit nucleic và huyết thanh học) trong một nhóm 420 nhân viên chăm sóc sức khỏe được cung cấp PPE thích hợp, tất cả những người này

Vận chuyển bệnh nhân ra ngoài phòng – Bệnh nhân được xác nhận hoặc nghi ngờ COVID-19 nên đeo khẩu trang y tế nếu được vận chuyển ra khỏi phòng (ví dụ, đối với các nghiên cứu không thể thực hiện trong phòng). Nếu hệ thống lều di động có hiệu quả loại bỏ các hạt không khí cao (HEPA) được sử dụng để vận chuyển bệnh nhân mắc COVID-19, bệnh nhân không cần đeo khẩu trang, nhưng nhân viên y tế vận chuyển bệnh nhân nên đeo PPE trong trường hợp hỏng hóc của bộ lọc HEPA được cấp nguồn.

Tiếp cận trong thủ thuật cấp thiết

Thủ thuật/phương pháp điều trị tạo khí dung – Ở những bệnh nhân mắc COVID-19, nên tránh các thủ thuật và phương pháp điều trị tạo khí dung khi có thể để giảm nguy cơ lây nhiễm sang nhân viên y tế.

  • Các thủ thuật có thể tạo khí dung – Ở những bệnh nhân mắc COVID-19, các thủ thuật tạo khí dung được xem là liên quan với sự tăng nguy cơ lây nhiễm thường bao gồm:
    • Nội soi phế quản (bao gồm rửa phế quản, tiểu phế quản)
    • Hồi sức tim phổi
    • Nội soi
    • Thay đổi bộ lọc trên máy thở
    • Oxy lưu lượng cao
    • Thông khí thủ công trước khi đặt nội khí quản
    • Nội soi mũi
    • Thông khí không xâm lấn
    • Mở đường thở
    • Đặt nội khí quản và rút ống nội khí quản
    • Mở khí quản
    • Nội soi trên (bao gồm siêu âm qua thực quản)
    • Đánh giá nuốt

Tuy nhiên, ít có sự đồng thuận về cái gì đã tạo nên khí dung ngoài sự thận trọng, một số hướng dẫn xã hội đã phân loại các loại thủ thuật (ví dụ, một số quy trình nội soi) là thủ thuật tạo khí dung có thể làm tăng nguy cơ của truyền SARS-CoV-2. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm từ các thủ thuật không liên quan trực tiếp đến đường hô hấp là không rõ ràng

  • Các phương pháp điều trị tạo khí dung – Các phương pháp điều trị tạo ra khí dung thường bao gồm thuốc dạng hít, do đó, thuốc hít nên được sử dụng bằng bình hít định liều (metered dose inhaler) khi khả thi, thay vì thông qua máy khí dung (nebulizer), để tránh nguy cơ khí dung SARS-CoV-2 thông qua phương pháp điều trị bằng khí dung (nebulization)

Nếu không thể tránh các thủ thuật tạo khí dung hoặc sử dụng máy phun sương, PPE thích hợp cho nhân viên y tế bao gồm sử dụng N95 hoặc các mặt nạ phòng độc khác (ví dụ: mặt nạ lọc khi [PAPR]) có mức độ bảo vệ cao hơn. Các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm bảo vệ mắt (ví dụ: kính bảo hộ hoặc tấm chắn mặt dùng một lần che phía trước và hai bên mặt), găng tay và áo choàng.

Các thủ thuật tạo khí dung nên được thực hiện trong phòng cách ly bệnh lây nhiễm qua đường thở (AII) bất cứ khi nào có thể. Đây là những phòng đơn ở áp suất âm so với các khu vực xung quanh và với tối thiểu sáu lần thay đổi không khí mỗi giờ (khuyến cáo nên thay đổi không khí 12 lần mỗi giờ để đổi mới hoặc cải tạo). Khi không có phòng AII, có thể đặt thiết bị HEPA di động trong phòng, mặc dù nó không thể thay thế cho việc không có luồng không khí âm. Trong một cơ sở, tán áp lực âm được sử dụng cho bệnh nhân sự dụng máy áp lực dương liên tục (CPAP), canule mũi lưu lượng cao và thông khí không xâm lấn.

Nhân viên y tế và các nhân viên khác (ví dụ: dịch vụ môi trường, bảo trì) không nên vào phòng cho đến khi đủ thời gian sau khi quy trình tạo khí dung hoàn tất để loại bỏ các hạt lây nhiễm. Tốc độ loại bỏ phụ thuộc vào số lượng trao đổi không khí mỗi giờ, như được mô tả trên trang web của CDC.

Lấy mẫu bệnh phẩm cho virus gây bệnh đường hô hấp – Trong môi trường của đại dịch COVID-19, nên lấy mẫu bệnh phẩm đường hô hấp cho virus gây bệnh trong phòng đơn có cửa ra vào đóng kín và mọi người không nên có mặt trong quá trình lấy mẫu. Thu thập mẫu bệnh phẩm mũi họng hoặc vòm họng không được coi là một quy trình tạo khí dung nhưng phải đảm bảo phòng cách ly lây nhiễm không khí.

Khi lấy mẫu bệnh phẩm mũi họng hoặc vòm họng ở bệnh nhân nghi ngờ hoặc được xác nhận bị COVID-19, CDC Hoa Kỳ khuyến cáo rằng nhân viên y tế trong phòng nên đeo N95 hoặc mặt nạ phòng độc cao hơn (hoặc khẩu trang y tế nếu không có mặt nạ phòng độc) để bảo vệ (ví dụ, tấm chắn mặt hoặc kính bảo hộ), găng tay và áo choàng. Như đã lưu ý ở trên, CDC đề nghị sử dụng mặt nạ phòng độc hơn là khẩu trang y tế khi chăm sóc cho tất cả bệnh nhân nghi ngờ hoặc được xác định mắc COVID-19. Tuy nhiên, khi nguồn cung bị hạn chế, nên sử dụng mặt nạ phòng độc cho các thủ thuật tạo khí dung.

Các trung tâm xét nghiệm “drive-up” đã mở rộng như một môi trường tiêu chuẩn để tiến hành xét nghiệm SARS-CoV-2. Họ thấy được lợi ích về lưu thông cao và tiếp xúc tối thiểu với các cá nhân có triệu chứng, vì bệnh nhân vẫn ở trong xe hơi và trải qua quá trình lấy mẫu bởi các nhân viên chăm sóc sức khỏe đang mặc PPE

Bệnh nhân đã phơi nhiễm với COVID-19 – Một số bệnh nhân cần nhập viện vì lý do không liên quan đến COVID-19 có thể đã tiếp xúc gần gũi với người nghi ngờ hoặc được xác định mắc COVID-19, kể cả trong 48 giờ trước khi bệnh nhân đó phát triển các triệu chứng.

Trong môi trường này, các bác sĩ lâm sàng nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm tương tự như các biện pháp được sử dụng cho bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh, như được mô tả ở trên; tuy nhiên, những bệnh nhân này không nên dùng chung phòng với bệnh nhân mắc COVID-19.

Bệnh nhân nên tiếp tục các biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm cụ thể đối với COVID-19 trong thời gian cách ly (14 ngày sau lần tiếp xúc cuối cùng với bệnh nhân).

Một số tổ chức đang xét nghiệm bệnh nhân không có triệu chứng sau khi tiếp xúc. Tuy nhiên, xét nghiệm âm tính không loại trừ sự tiến triển lây nhiễm với SARS-CoV-2, và do đó, các biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm nên được tiếp tục trong suốt thời gian ủ bệnh, mặc dù kết quả âm tính.

Bệnh nhân mắc COVID-19 trước đó – Một số bệnh nhân đã hồi phục với COVID-19 và đã đáp ứng các tiêu chí ban đầu để ngừng biện pháp phòng ngừa nhưng sau đó được tái nhập viện. Thận trọng cho những bệnh nhân như vậy phụ thuộc vào khoảng thời gian kể từ lần bệnh trước đó.

  • Nếu sự khởi phát của bệnh trước đó là trong vòng ba tháng, chúng tôi sử dụng tiếp cận sau đây, phù hợp với hướng dẫn của CDC:
  • Nếu bệnh nhân không có triệu chứng phù hợp với COVID-19, không nên thực hiện lại xét nghiệm SARS-CoV-2, và không cần phải có biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm cụ thể đối với COVID-19. Điều này có nghĩa là các trung tâm chăm sóc sức khỏe không nên thực hiện sàng lọc thường quy các bệnh nhân không có triệu chứng đã bị nhiễm SARS-CoV-2 trong vòng ba tháng qua.
  • Nếu bệnh nhân có các triệu chứng phù hợp với COVID-19, chúng tôi sử dụng các biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm cho bệnh nhân nghi ngờ COVID-19 đang chờ đánh giá ban đầu. Nếu một nguyên nhân khác (ví dụ, cúm) không được xác định, quyết định tiếp tục các biện pháp phòng ngừa này phải được xác định theo từng trường hợp cụ thể. Mặc dù tái nhiễm/tái phát ở bệnh nhân mắc COVID-19 trước đó vẫn chưa được xác định, dữ liệu có giới hạn
  • Nếu sự khởi phát của bệnh trước đó là hơn ba tháng trước, bệnh nhân nên được quản lý tương tự như bệnh nhân không có COVID-19 trước đó.

Bệnh nhân KHÔNG nghi ngờ mắc COVID-19 – Khi lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng đang diễn ra, việc sử dụng một số biện pháp phòng ngừa lây nhiễm tăng cường nhất định khi chăm sóc bệnh nhân không nghi ngờ mắc COVID-19 là hợp lý, ngay cả những người có xét nghiệm âm tính với SARSCoV-2 khi vào cơ sở chăm sóc sức khỏe. Những biện pháp phòng ngừa này bao gồm việc sử dụng:

  • Một khẩu trang y tế khi chăm sóc thường xuyên cho bệnh nhân; điều này góp phần bảo vệ cho nhân viên y tế và cũng được sử dụng để kiểm soát nguồn lây.
  • Mặt nạ phòng độc, thay vì khẩu trang y tế, nên được sử dụng cho các thủ thuật tạo khí dung và thủ thuật phẫu thuật có khả năng lây nhiễm hoặc liên quan đến các vùng giải phẫu nơi tải lượng virus có thể cao hơn, chẳng hạn như mũi, cổ họng, hầu họng và đường hô hấp.
  • Bảo vệ mặt hoặc mắt (kính bảo hộ hoặc tấm chắn mặt), ngoài khẩu trang. Điều này đặc biệt quan trọng khi chăm sóc những bệnh nhân không thể sử dụng mặt nạ khi thực hiện thủ thuật tạo khí dung
  • Găng tay và áo choàng ngoài khẩu trang bảo vệ mặt hoặc mắt khi đánh giá bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp không được chẩn đoán hoặc khi có biện pháp phòng ngừa tiếp xúc.

Ở những nơi có sự lây nhiễm tối thiểu từ cá nhân đếncộng động, việc bảo vệ mặt/mắt và mặt nạ phòng độc cho các thủ thuật tạo khí dung hoặc phẫu thuật nên được xác định bởi từng tổ chức.

Việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa ở những bệnh nhân không nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 được dựa trên mối lo ngại rằng một số bệnh nhân mắc COVID-19 không có triệu chứng và xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) không đáng tin cậy phát hiện SARS-CoV-2 ở tất cả các bệnh nhân. Tuy nhiên, không có dữ liệu hỗ trợ các biện pháp phòng ngừa bổ sung này là cần thiết để giảm nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2, và không rõ liệu SARS-CoV-2 có thể được truyền từ các vị trí không phải của đường hô hấp hay không. Thông tin bổ sung về truyền và chẩn đoán SARS-CoV-2 được trình bày ở bài khác:

Khi PPE bị hạn chế – sự hạn chế phương tiện bảo hộ cá nhân (PPE) gây khó khăn cho việc chăm sóc y tế cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc ghi nhận bị COVID-19 (và các điều kiện truyền bệnh khác) trên toàn thế giới. CDC đã tạo sẵn một bảng tính mà các cơ sở có thể sử dụng để tính “tốc độ tiêu thụ” hoặc tỷ lệ sử dụng trung bình hàng ngày cho PPE, sử dụng thay đổi trong kho.

Tối ưu hóa việc cung cấp PPE – Tại Hoa Kỳ, CDC cung cấp hướng dẫn về tối ưu hóa việc cung cấp PPE khi khối lượng bệnh nhân tăng đột ngột đe dọa đến khả năng sản xuất PPE.

Các chiến lược bao gồm:

  • Hủy bỏ các thủ thuật không cấp thiết hoặc chuyến thăm không khẩn cấp sẽ đảm bảo sử dụng PPE và ưu tiên chăm sóc tại nhà hơn là nhập viện trong một số trường hợp thích hợp.
  • Hạn chế di chuyển ra ngoài phòng bệnh nhân, ưu tiên sử dụng PPE các tình huống nguy cơ cao nhất (ví dụ: thủ thuật tạo khí dung) và chỉ định toàn bộ các đơn vị trong một cơ sở để chăm sóc cho các bệnh nhân đã biết hoặc nghi ngờ mắc COVID-19
  • Giảm thiểu các cuộc gặp mặt trực tiếp với bệnh nhân, có thể được thực hiện bằng cách loại trừ nhân viên và khách đến thăm không cần thiết, hạn chế số người khám bệnh, sử dụng thuốc với khoảng thời gian kéo dài để giảm các cuộc gặp với điều dưỡng và cho phép một số loại tư vấn hoặc các nhân viên chăm sóc (ví dụ, bác sĩ dinh dưỡng) được thực hiện qua điện thoại với bệnh nhân nhập viện. Trong một số cơ sở, bệnh nhân có thể chuyển nhu cầu đến nhân viên chăm sóc bằng máy tính bảng hoặc các giao diện điện tử khác, làm giảm thêm một số tương tác trực tiếp.
  • Sử dụng các lựa chọn thay thế cho N95, chẳng hạn như mặt nạ lọc bụi bán phần và mặt nạ lọc bụi toàn phần có thể tái sử dụng cũng như PAPRs

Mở rộng hoặc hạn chế tái sử dụng PPE là hợp lý trong một số tình huống. Ví dụ, một số bệnh viện khuyến khích người dùng khử trùng, lưu trữ và tái sử dụng tấm chắn mặt trừ khi chúng bị bẩn rõ ràng hoặc không còn dùng được nữa. Khi tấm chắn mặt được sử dụng cho các cuộc gặp gỡ lặp đi lặp lại với các bệnh nhân khác nhau, người sử dụng không nên chạm hoặc gỡ bỏ tấm chắn mặt giữa các lần gặp bệnh nhân. Người sử dụng nên thực hiện vệ sinh tay trước khi tháo tấm chắn mặt và tấm chắn mặt phải được khử trùng bằng sản phẩm được đăng ký của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và được bảo quản trong hộp đựng sạch.

Tương tự, cùng một khẩu trang y tế có thể được sử dụng cho các lần tiếp xúc gần gũi lặp đi lặp lại với một số bệnh nhân khác nhau (giả sử rằng nó không bị hư hại rõ ràng hoặc bị bẩn). Khi chiến lược này được sử dụng, người sử dụng không nên chạm hoặc tháo mặt nạ giữa các lần gặp bệnh nhân, vì bề mặt bên ngoài có lẽ bị nhiễm bẩn. Nếu người sử dụng chạm vào mặt nạ, họ phải thực hiện ngay việc vệ sinh tay. CDC gợi ý rằng khẩu trang có thể được sử dụng trong 8 đến 12 giờ, trong khi đó, khẩu trang y tế của WHO có thể được sử dụng tới sáu giờ khi chăm sóc một nhóm bệnh nhân mắc COVID-19.

Việc sử dụng mở rộng N95 đã được triển khai ở nhiều cơ sở bệnh viện, mặc dù có một số lo ngại rằng mặt nạ phòng độc có thể không cung cấp đủ sự bảo vệ khi sử dụng nhiều lần. Trong một nghiên cứu trên 68 nhân viên chăm sóc sức khỏe, khoảng một phần ba đã thất bại trong một bài kiểm tra được thực hiện bằng cách sử dụng mặt nạ phòng độc trong nhiều thời gian khác nhau; Mặt nạ Duckbill (mặt nạ giống thú mỏ vịt) có nhiều khả năng thất bại so với mặt nạ hình vòm (71 so với 28 phần trăm). Thông tin chi tiết hơn về việc sử dụng mở rộng và tái sử dụng khẩu trang y tế và khẩu trang N95 có thể được tìm thấy trên các trang web của CDC và WHO.

Khử trùng PPE để tái sử dụng – Khử trùng phương tiện bảo hộ cá nhân (PPE) để tái sử dụng, như tấm chắn mặt được chọn và mặt nạ N95, hiện được thực hiện thường xuyên ở nhiều trung tâm y tế. CDC và WHO đã nhấn mạnh một số phương pháp khử trùng mặt nạ phòng độc khi nguồn cung cấp cực kỳ thấp (những tiêu chuẩn khủng hoảng). Bao gồm các:

  • Tia cực tím – Khử trùng bằng tia cực tím (UV) đã được đánh giá trong bối cảnh của đại dịch cúm H1N1; trong các mô hình thí nghiệm, chiếu xạ UV đã được quan sát để làm giảm khả năng tồn tại của H1N1 trên bề mặt của khẩu trang N95 ở liều dưới ngưỡng quan sát được làm suy yếu tính toàn vẹn của mặt nạ phòng độc. Các chủng virus corona cũng có thể bị bất hoạt bởi chiếu xạ UV, nhưng các nghiên cứu tương đương chưa được thực hiện với SARS-CoV-2, và liều lượng cần thiết để làm bất hoạt virus trên bề mặt mặt nạ vẫn chưa được biết. Nebraska Medicine đã thực hiện một quy trình chiếu xạ tia cực tím của mặt nạ N95 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 dựa trên liều thường cần thiết để làm bất hoạt các virus RNA đơn lẻ khác trên bề mặt
  • Hơi hydrogen peroxide – Hệ thống Y tế Đại học Duke và cộng sự đang sử dụng hơi hydrogen peroxide để khử trùng N95. Hơi hydro peroxide đã được quan sát thấy làm bất hoạt các virus không phải chủng virus corona có RNA chuỗi đơn khác trên bề mặt môi trường. Trong một báo cáo, không có ảnh hưởng đến hiệu quả lọc hoặc kiểm tra độ bền còn sử dụng được của khẩu trang N95 được khử trùng bằng hydro peroxide 59% hóa hơi. Tại Hoa Kỳ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp cho việc sử dụng máy khử trùng hydro peroxide hơi nhiệt độ thấp, được sử dụng cho các dụng cụ y tế, để khử độc khẩu trang N95.
  • Nhiệt ẩm – Nhiệt ẩm đã được quan sát thấy làm giảm nồng độ vi-rút cúm H1N1 trên bề mặt khẩu trang N95. Trong nghiên cứu này, nhiệt ẩm được áp dụng bằng cách chuẩn bị một bình chứa có 1L nước máy ở dưới đáy và một giá ngang khô trên mặt nước; thùng chứa được đóng kín và làm ấm trong lò đến 65 ° C / 150 ° F trong ít nhất ba giờ; sau đó nó được mở ra, mặt nạ được đặt trên giá, và thùng chứa được đặt lại và đặt lại vào lò nướng thêm 30 phút nữa. Không có H1N1 còn sót lại được tìm thấy. Thời gian và nhiệt độ tối ưu để làm bất hoạt SARS-CoV-2 là không chắc chắn; Một số nghiên cứu đã quan sát thấy bất hoạt SARS-CoV sau 30 đến 60 phút ở 60 ° C / 140 ° F

Nếu việc khử trùng PPE được thực hiện, nhân viên nên thận trọng không trang điểm, sử dụng kem dưỡng da hoặc dầu cạo râu, hoặc viết lên mặt nạ, vì chúng làm cho việc khử khuẩn khó khăn hoặc không thể thực hiện.

Khử trùng môi trường – Để giúp giảm sự lây lan của COVID-19, các phương pháp kiểm soát nhiễm khuẩn môi trường nên được thực hiện. Tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ, CDC tuyên bố các quy trình làm sạch và khử trùng thường quy là phù hợp với SARS-CoV-2. Nên sử dụng các sản phẩm được Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) phê chuẩn cho các mầm bệnh virus mới; một danh sách các sản phẩm đăng ký bởi EPA có thể được tìm thấy ở đây. Hướng dẫn cụ thể về các biện pháp môi trường, bao gồm cả các biện pháp được sử dụng tại nhà, có sẵn trên các trang web của CDC và WHO.

Nhiều bệnh viện đã thực hiện các quy trình khử trùng và khử trùng môi trường nâng cao cho các phòng được sử dụng bởi các bệnh nhân đã biết hoặc nghi ngờ COVID-19 và cho các khu vực được sử dụng bởi các nhân viên y tế chăm sóc cho các bệnh nhân đó để ngăn ngừa lây truyền thứ phát từ các đồ vật truyền bệnh. Ví dụ, các phương pháp khử trùng bổ sung, chẳng hạn như tia cực tím (UV) và hơi hydro peroxide, được sử dụng trong một số cơ sở để khử trùng các phòng đã ở hoặc được sử dụng cho các thủ thuật tạo khí dung trên bệnh nhân mắc COVID-19. Việc sử dụng thiết bị chiếu tia UV diệt khuẩn (GUV) tại phòng cũng đã được đề xuất; chúng chứa bóng đèn tạo ra bức xạ UV-C có năng lượng cao hơn ánh sáng mặt trời bình thường. Mặc dù GUV đã được sử dụng để giảm lây truyền mầm bệnh trong không khí như bệnh lao, nhưng lợi ích lâm sàng của GUV để giảm lây truyền SARS-CoV-2 vẫn chưa được biết. Cũng có những lo ngại về an toàn, vì đèn chiếu GUV có thể tạo ra phản ứng da giống như bị cháy nắng và tổn thương mắt cũng như tạo ra ozone nếu các biện pháp an toàn nghiêm ngặt không được sử dụng trong lắp đặt và bảo trì.

Nhân viên dịch vụ môi trường đang làm sạch các khu vực có khả năng bị nhiễm SARS-CoV-2 nên được đào tạo để tiến hành làm sạch trong PPE thích hợp. Công nhân phải được kiểm tra và huấn luyện phù hợp để đeo khẩu trang N95 và tấm chắn mặt (hoặc PAPR) khi vệ sinh phòng bệnh nhân đã ở hoặc hoặc đã được sử dụng cho các thủ thuật tạo khí dung trên bệnh nhân mắc COVID -19. Nhân viên dịch vụ môi trường có thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa giọt bắn và tiếp xúc, cộng với phương tiện bảo vệ mắt (khẩu trang phẫu thuật, tấm chắn mặt hoặc kính bảo hộ, áo choàng và găng tay) khi làm sạch các khu vực được sử dụng bởi các nhân viên chăm sóc sức khỏe đang chăm sóc bệnh nhân COVID-19

Tầm quan trọng của khử trùng môi trường đã được minh họa trong một nghiên cứu từ Singapore, trong đó RNA virus được phát hiện trên gần như tất cả các bề mặt được kiểm tra (tay cầm, công tắc đèn, tay vịn và cửa ra vào, cửa bên trong và cửa sổ, bồn cầu, bồn rửa chén) trong phòng cách ly bệnh lây nhiễm qua đường thở của nhân bị COVID-19 có triệu chứng nhẹ trước khi vệ sinh định kỳ. RNA virus không được phát hiện trên các bề mặt tương tự trong phòng của hai bệnh nhân có triệu chứng khác sau khi làm sạch thường quy (với natri dichloroisocyanurat). Đáng chú ý, RNA virus phát hiện không nhất thiết chỉ ra sự hiện diện của virus truyền nhiễm. Vai trò của môi trường trong việc lây nhiễm SARS-CoV-2 được thảo luận ở bài khác

KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM TẠI NHÀ

Theo dõi tại nhà thích hợp cho những bệnh nhân có những triệu chứng nhẹ, có thể cách ly đầy đủ trong môi trường ngoại trú.

Theo dõi những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ nên bao gồm các hướng dẫn về cách ngăn ngừa lây truyền cho người khác.

Cách ly tại nhà –  Bệnh nhân ngoại trú nghi ngờ hoặc được xác nhận COVID-19 (bao gồm cả những người đang chờ kết quả xét nghiệm) nên ở nhà và cố gắng tách mình khỏi những người và động vật khác trong gia đình. Họ cũng nên tránh việc có khách đến thăm.

Bệnh nhân nên đeo khẩu trang nếu họ phải ở trong cùng phòng hoặc xe với người khác để kiếm soát nguồn bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo khẩu trang y tế; tuy nhiên, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tuyên bố có thể sử dụng khẩu trang vải để có thể ưu tiên khẩu trang y tế cho nhân viên chăm sóc sức khỏe. Thông tin chi tiết về việc sử dụng khẩu trang vải có thể được tìm thấy trên trang web của CDC.  WHO cũng đã ban hành các tiêu chuẩn cho các thành phần lý tưởng của một mặt nạ vải để tối ưu hóa khả năng chống nước và hiệu quả lọc.

WHO khuyến cáo rằng những người chăm sóc và những người có chung không gian sống với những người bị mắc hoặc nghi ngờ bị COVID 19 đeo khẩu trang y tế khi họ ở chung phòng với bệnh nhân. Khi mà khẩu trang y tế không có sẵn thì những hộ gia đình thường sử dụng vải để che phủ, nhưng không rõ liệu khẩu trang vải có thể cung cấp sự bảo vệ cho những người chăm sóc các bệnh nhân bị mắc hoặc nghi ngờ bị COVID 19 trong nhà hay không.

Các bước khác để giảm lây nhiễm trong nhà bao gồm:

  • Hạn chế số lượng người chăm sóc và, nếu có thể, sử dụng những người chăm sóc không có yếu tố nguy cơ phát triển bệnh nặng.
  • Có thể cho bệnh nhân sử dụng 1 phòng ngủ hoặc 1 phòng tắm nếu điều kiện cho phép.
  • Giảm thiểu tiếp xúc của bệnh nhân với không gian chung và đảm bảo không gian chung trong nhà có luồng không khí tốt, như máy điều hòa không khí hoặc cửa sổ mở. Khi không thể chia sẻ không gian chung, bệnh nhân và người chăm sóc nên cố gắng cách nhau sáu feet (hai mét), nếu có thể, và nên sử dụng khẩu trang.
  • Đảm bảo người chăm sóc thực hiện vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc môi trường trực tiếp của họ. Ngoài ra, người chăm sóc nên đeo găng tay khi chạm vào máu, phân hoặc dịch cơ thể của bệnh nhân, chẳng hạn như nước bọt, đờm, chất nhầy mũi, chất nôn và nước tiểu.
  • Giáo dục những người chăm sóc về cách cẩn thận khi đeo và tháo PPE. Ví dụ, người chăm sóc trước tiên nên tháo và vứt bỏ găng tay, sau đó rửa tay ngay bằng xà phòng với nước hoặc nước rửa tay có cồn. Sau đó, phải tháo khẩu trang (nếu được sử dụng) và người chăm sóc nên thực hiện lại vệ sinh tay.
  • Hướng dẫn các thành viên trong gia đình tránhdùng chung bát đĩa, ly uống nước, cốc, dụng cụ ăn uống, khăn tắm, bộ đồ giường hoặc các vật dụng khác với bệnh nhân. Sau khi bệnh nhân sử dụng những vật dụng này, chúng cần được rửa kỹ; găng tay dùng một lần nên được đeo khi sử dụng các vật dụng này. Ngoài ra, nhiệt kế không nên được chia sẻ, hoặc nên được khử trùng triệt để trước khi sử dụng bởi các thành viên khác trong gia đình.

Đối với những người điều trị bằng khí dung, cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ truyền khí dung cho người khác. Ví dụ, máy khí dung nên được sử dụng ở nơi tránh/giảm thiểu tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình và nên được sử dụng ở nơi không khí không được lưu thông vào nhà (ví dụ: hiên, hiên hoặc nhà để xe). Đối với bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ, việc sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) cũng có thể dẫn đến vi rút trong khí dung và quyết định sử dụng CPAP trong quá trình lây nhiễm phải được xác định theo từng trường hợp cụ thể.

Các hành vi can thiệp nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp kiểm soát lây nhiễm tại nhà và đưa ra các chiến lược để vượt qua các rào cản có thể nâng cao tuân thủ các biện pháp phòng ngừa này.

Có thể tìm thấy các khuyến cáo chi tiết hơn về quản lý tại nhà của bệnh nhân mắc COVID-19 trên các trang web của WHO và CDC.

Khử trùng – Khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào cũng rất quan trọng. Trong nhà, các bề mặt cảm ứng cao nên được làm sạch và khử trùng hàng ngày. Chúng bao gồm bàn, ghế cứng, tay nắm cửa, công tắc đèn, điều khiển từ xa, tay cầm, bàn, nhà vệ sinh và bồn rửa. Để khử trùng, dung dịch thuốc tẩy gia dụng pha loãng, dung dịch cồn với ít nhất 70% cồn và chất khử trùng hộ gia đình phổ biến nhất được đăng ký bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường được cho là có hiệu quả. Thông tin chi tiết hơn về cách làm sạch và khử trùng, bao gồm hướng dẫn cho bệnh nhân, được tìm thấy trên các trang web của CDC và WHO.

NGỪNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

Có thể thông báo cho bệnh nhân ngừng các biện pháp phòng ngừa kiểm soát nhiễm virus ở bệnh nhân mắc COVID 19 bằng 2 phương pháp là dựa trên các xét nghiệm và không dựa trên các xét nghiệm. Nếu không cần dựa trên các xét nghệm cho phép ngừng các biện pháp phòng ngừa dựa trên sự cải thiện các triệu chứng và/hoặc khoảng thời gian cụ thể, trong khi dựa vào kết quả xét nghiệm yêu cầu hai xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược âm tính đối với hội chứng suy hô hấp cấp nặng 2 (SARS-CoV-2) trên các mẫu hô hấp tuần tự được thu thập cách nhau ≥24 giờ.

Nếu bệnh nhân sẵn sàng được xuất viện về nhà trước khi đáp ứng các tiêu chí để ngừng các biện pháp phòng ngừa, họ có thể được gửi về nhà với các hướng dẫn để tự cách ly cho đến khi đáp ứng các tiêu chí.

Sau khi ngưng các biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm/cách ly tại nhà, bệnh nhân vẫn nên tiếp tục tuân theo các khuyến cáo về sức khỏe cộng đồng để đeo khăn che mặt trong môi trường công cộng.

Những quyết định đặc biệt cho nhân viên chăm sóc sức khỏe được tìm thấy dưới đây.

Quyết định khi nào nên xét nghiệm và khi nào không cần – Đối với hầu hết bệnh nhân mắc COVID-19, nên sử dụng biện pháp không dựa trên xét nghiệm để xác định khi nào có thể ngừng các biện pháp phòng ngừa. Cách tiếp cận này được hỗ trợ bởi cả Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Các chiến lược không dựa trên xét nghiệm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và sự hiện diện của một số điều kiện cơ bản.

Quyết định sử dụng xét nghiệm phải được xác định theo từng trường hợp cụ thể. Xét nghiệm có thể hợp lý đối với một số bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng hoặc nếu điều đó sẽ dẫn đến thời gian ngừng sử dụng biện pháp phòng ngừa ngắn hơn so với tiêu chí dựa trên triệu chứng sẽ cho phép.

Biện pháp không dựa trên xét nghiệm dựa trên bằng chứng cho thấy việc lây truyền rất có thể xảy ra trong giai đoạn đầu của nhiễm virus và việc phân lập virus truyền nhiễm hơn 10 ngày sau khi khởi phát bệnh là hiếm ở những bệnh nhân đã cải thiện sau khi không nhiễm virus.  Tuy nhiên, mã gene bị hạn chế và sự phục hồi của virus có khả năng sao chép trong thời gian dài hơn sau khi khởi phát triệu chứng đôi khi được mô tả, chủ yếu ở những bệnh nhân mắc bệnh nặng hoặc ở những người bị suy giảm miễn dịch nặng.

Trước đây, các biện pháp dựa trên xét nghiệm được sử dụng thường xuyên để ngừng các biện pháp cách ly; tuy nhiên, một số bệnh nhân đã thử nghiệm phản ứng chuỗi polymerase dương tính (PCR) liên tục cho SARS-CoV-2 trong nhiều tuần sau khi các triệu chứng đã bình phục và điều này có thể kéo dài một cách không cần thiết các biện pháp phòng ngừa và cách ly kiểm soát nhiễm trùng.

Bệnh nhân xác định mắc COVID 19

Các chiến lược không dựa trên xét nghiệm

Bệnh nhân mắc bệnh không nặng –  Đối với bệnh nhân mắc bệnh không nặng, quyết định ngừng biện pháp phòng ngừa phụ thuộc vào sự hiện diện của các triệu chứng và mức độ suy giảm miễn dịch.

  • Bệnh nhân suy giảm miễn dịch tiên phát- Đối với bệnh nhân mắc bệnh từ nhẹ đến trung bình (ví dụ, các dấu hiệu và triệu chứng của COVID-19 không bị thiếu oxy [độ bão hòa oxy ≥94%]), CDC tuyên bố rằng biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cụ thể đối với COVID-19/ sẽ không được cách ly tại nhà khi đáp ứng các tiêu chí sau:
  • Ít nhất 10 ngày đã trôi qua kể từ khi các triệu chứng xuất hiện  
  • Ít nhất một ngày (24 giờ) trôi qua kể từ khi hết sốt mà không sử dụng thuốc hạ sốt  
  • Có sự cải thiện các triệu chứng (ví dụ, ho, cơn khó thở ngắn).

Một số bệnh nhân đã nhiễm SARS-CoV-2 trong phòng thí nghiệm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Đối với những bệnh nhân này, có thể ngừng các biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm cụ thể đối với COVID-19/ cách ly tại nhà khi ít nhất 10 ngày trôi qua kể từ ngày xét nghiệm COVID-19 dương tính đầu tiên của họ, miễn là không có bằng chứng về biểu hiện bệnh sau đó. Nếu các triệu chứng phát triển, thì nên có các biện pháp đặc hiệu dựa trên triệu chứng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tán thành việc sử dụng các chiến lược không dựa trên xét nghiệm tương tự để chấm dứt phòng ngừa/cách ly, nhưng đối với bệnh nhân có triệu chứng, họ đề nghị bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng đường hô hấp ít nhất 3 ngày

  • Bệnh nhân suy giảm miễn dịchthứ phát- Các biện pháp không dựa trên xét nghiệm cũng có thể được sử dụng cho hầu hết các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch với bệnh không nặng, như mô tả ở trên. Tuy nhiên, đối với những người có suy giảm miễn dịch đáng kể (ví dụ, những bệnh nhân bị ung thư nhận đang điều trị hoá trị, bệnh nhân bị nhiễm HIV và một số lượng CD4 <200 tế bào / microL, kết hợp rối loạn suy giảm miễn dịch tiên phát, uống thuốc prednisone> 20 mg / ngày trong hơn 14 ngày), CDC khuyến nghị rằng khoảng thời gian từ khi khởi phát triệu chứng đến khi ngừng sử dụng các biện pháp phòng ngừa kiểm soát nhiễm trùng cụ thể đối với COVID-19 nên được kéo dài. Những bệnh nhân này có thể ngừng các biện pháp phòng ngừa khi các tiêu chí sau được đáp ứng:
  • Ít nhất 20 ngày đã trôi qua kể từ khi các triệu chứng xuất hiện 
  • Ít nhất một ngày (24 giờ) trôi qua kể từ khi hết sốt mà không sử dụng thuốc hạ sốt  
  • Có sự cải thiện các triệu chứng (ví dụ, ho, cơn khó thở ngắn).

Tương tự, những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng đã nhiễm SARS-CoV-2 được xác nhận trong phòng thí nghiệm mà không có bất kỳ triệu chứng nào nên tiếp tục biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm cụ thể đối với COVID-19 cho đến khi ít nhất 20 ngày kể từ ngày đầu tiên xét nghiệm COVID-19 dương tính, miễn là không có bằng chứng của biểu hiện bệnh sau đó. Nếu các triệu chứng phát triển, các biện pháp đặc hiệu sử được sử dụng dựa trên triệu chứng của họ.

Bệnh nhân mắc bệnh nặng hoặc nguy kịch –  Bệnh nhân mắc bệnh nặng hoặc nguy kịch (ví dụ, độ bão hòa oxy <94%, cần thở oxy hoặc hỗ trợ thở máy) có thể ngừng biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm cụ thể đối với COVID-19 khi đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Ít nhất 20 ngày đã trôi qua kể từ khi các triệu chứng xuất hiện 
  • Ít nhất một ngày (24 giờ) trôi qua kể từ khi hết sốt mà không sử dụng thuốc hạ sốt 
  • Có sự cải thiện các triệu chứng (ví dụ, ho, khó thở)
  • Các tiêu chí này giống nhau cho tất cả các bệnh nhân, bất kể các điều kiện cơ bản (ví dụ: mức độ suy giảm miễn dịch)

Chiến lược dựa trên xét nghiệm –  Nếu chiến lược dựa trên xét nghiệm được sử dụng, bệnh nhân có triệu chứng có thể ngừng các biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm cụ thể đối với COVID-19 trong môi trường chăm sóc sức khỏe khi có:

  • Sốt lui mà không cần dùng thuốc hạ sốt 
  • Cải thiện triệu chứng (ví dụ ho, cơn khó thở ngắn)  
  • Kết quả âm tính của xét nghiệm phân tử đối với SARS-CoV-2 từ ít nhất hai mẫu bệnh phẩm hô hấp liên tiếp được thu thập cách nhau ≥24 giờ (tổng cộng hai mẫu âm tính). Tại Hoa Kỳ, đây phải là một thử nghiệm được cho phép sử dụng khẩn cấp của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.

 

Bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng cũng yêu cầu kết quả âm tính của xét nghiệm phân lập virus từ ít nhất hai mẫu bệnh phẩm hô hấp liên tiếp được thu thập cách nhau ≥24 giờ (tổng cộng hai mẫu âm tính).

Không có hướng dẫn rõ ràng về việc khi nào nên thực hiện kiểm tra lặp lại. Thời gian phụ thuộc một phần vào lý do tại sao chiến lược dựa trên xét nghiệm đang được sử dụng. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm đầu tiên là dương tính, chúng tôi phải đợi 72 giờ trước khi có được thử nghiệm thứ hai. Khi xét nghiệm đầu tiên âm tính, thử nghiệm thứ hai sẽ được lấy sau 24 giờ.

Chúng tôi sử dụng cùng một cách tiếp cận để ngừng các biện pháp phòng ngừa khi sử dụng chiến lược dựa trên xét nghiệm ở những bệnh nhân đang được chăm sóc tại nhà, mặc dù CDC không chỉ định cải thiện sốt và triệu chứng khi sử dụng chiến lược này ngoài cài đặt chăm sóc sức khỏe.

Khi chiến lược dựa trên xét nghiệm được sử dụng, một số bệnh nhân có thể đã xét nghiệm PCR dương tính liên tục cho SARS-CoV-2 trong nhiều tuần sau khi giải quyết các triệu chứng. Điều này có thể đặt ra các câu hỏi chưa được giải quyết trong cơ sở chăm sóc sức khỏe, vì lo ngại rằng bệnh nhân vẫn có thể bị lây nhiễm có thể dẫn đến các biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm tiếp tục và có thể trì hoãn thêm các thủ tục hoặc xét nghiệm quan trọng. Không có cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa khi điều này xảy ra, vì nuôi cấy virus, tiêu chuẩn vàng để xác định mức độ lây nhiễm, không có sẵn thường xuyên. Tuy nhiên, dữ liệu có sẵn cho thấy sự rụng RNA virus kéo dài sau khi giải quyết triệu chứng không liên quan rõ ràng với nhiễm trùng kéo dài, đặc biệt ở những người mắc bệnh nhẹ đến trung bình. Đây là lý do tại sao các phương pháp điều trị dựa trên triệu chứng và thời gian để ngừng sử dụng được khuyến cáo cho hầu hết bệnh nhân.

Đã có sự quan tâm trong việc sử dụng ngưỡng chu kỳ (Ct) để giúp hướng dẫn các quyết định liên quan đến nhiễm trùng ở bệnh nhân có xét nghiệm dương tính liên tục; Ct càng cao, các bản sao RNA càng ít. Trong một nghiên cứu, sự lây nhiễm không được quan sát thấy ở những bệnh nhân có triệu chứng có ý nghĩa hơn tám ngày và giá trị Ct> 24 . Mặc dù Ct có thể được đưa vào quá trình ra quyết định khi đánh giá một bệnh nhân có xét nghiệm PCR dương tính liên tục, nhưng các xét nghiệm này chưa được chuẩn hóa và kết quả có thể thay đổi theo các xét nghiệm khác nhau.

Cũng đã có sự quan tâm đến việc liệu sự phát triển của kháng thể có tương quan với hoạt động của bệnh hay không. Tuy nhiên, tương tự như Ct, không có đủ dữ liệu để sử dụng thông tin này để hướng dẫn các quyết định tại thời điểm này.

 

Các trường hợp nghi ngờ có xét nghiệm ban đầu âm tính –  Ở một số bệnh nhân, xét nghiệm ban đầu là âm tính, nhưng vẫn còn nghi ngờ về COVID-19. Trong trường hợp này, nên thực hiện xét nghiệm thứ hai và các biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm phải được tiếp tục trong khi chờ kết quả. Khi hai xét nghiệm âm tính, các biện pháp phòng ngừa đối với COVID-19 thường có thể bị ngừng lại; tuy nhiên, nếu mối lo ngại về COVID-19 vẫn còn cao, chẳng hạn như một bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng phù hợp và tiếp xúc với một người đã biết hoặc nghi ngờ COVID-19, thì nên tiếp tục các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho đến khi tiêu chí ngừng sử dụng chiến lược dựa trên triệu chứng được đáp ứng.

Các giá trị chính xác và dự đoán của xét nghiệm SARS-CoV-2 chưa được đánh giá một cách có hệ thống và một xét nghiệm âm tính duy nhất có thể không đủ loại trừ chẩn đoán. Ngoài ra, chất lượng của mẫu bệnh phẩm mũi họng có thể khác nhau. Thông tin bổ sung về xét nghiệm chẩn đoán được trình bày ở bài khác.

Các trường hợp nghi ngờ khi xét nghiệm không được thực hiện –  Trong một số trường hợp, xét nghiệm COVID-19 có thể không phát hiện được, đặc biệt đối với những người có bệnh tương thích nhưng bệnh nhẹ không đủ tiêu chuẩn nhập viện. Ở những nơi lây truyền SARS-CoV-2 trong cộng đồng phổ biến, những bệnh nhân này thường được điều trị theo quy định đối với COVID-19 (ví dụ, cách ly tại nhà, chăm sóc hỗ trợ) và quyết định ngừng sử dụng các biện pháp phòng ngừa dựa trên truyền bệnh chiến lược được mô tả ở trên.

TƯ VẤN BỔ SUNG

Nhân viên y tế trở lại làm việc

Sau khi phơi nhiễm với những bệnh nhân nghi ngờ hoặc bị mắc COVID 19-Đối với nhân viên chăm sóc sức khỏe đã tiếp xúc với COVID-19, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã cung cấp hướng dẫn về hạn chế và theo dõi công việc . Cách tiếp cận phụ thuộc vào thời gian và mức độ phơi nhiễm, loại phương tiện bảo hộ cá nhân (PPE) được nhà cung cấp sử dụng, liệu bệnh nhân có đeo khẩu trang hay không và liệu thủ thuật tạo khí dung có được thực hiện hay không. Một số tổ chức có thể chọn kiểm tra nhân viên chăm sóc sức khỏe không có triệu chứng sau khi tiếp xúc để giúp xác định những người bị lây nhiễm không có triệu chứng /không có tiền triệu. Tuy nhiên, kiểm tra không được sử dụng để xác định các hạn chế công việc và không có hướng dẫn rõ ràng về việc khi nào nên thực hiện kiểm tra này.

Sau khi bị mắc COVID 19 –  Đối với nhân viên chăm sóc sức khỏe được xác nhận hoặc nghi ngờ bị COVID-19, các quyết định về việc trở lại làm việc nên được đưa ra trong bối cảnh hoàn cảnh địa phương (ví dụ, có sẵn xét nghiệm, thiếu hụt nhân sự). Các chiến lược không dựa trên xét nghiệm thường được khuyến cáo. Thông tin chi tiết hơn về các tiêu chí để trở lại làm việc, cũng như trở lại thực tiễn công việc và hạn chế công việc, được tìm thấy trên trang web của CDC

Các cơ sở chăm sóc dài hạn –  Tương tự như các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác, nên sử dụng một số biện pháp nhất định cho tất cả bệnh nhân, khách đến thăm và nhà cung cấp khi vào cơ sở. Chúng bao gồm sàng lọc triệu chứng và sử dụng khẩu trang cho mọi người vào cơ sở, bất kể các triệu chứng nào. Ngoài ra, nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn, phòng ngừa  tiếp xúc và giọt bắn, cũng như biện pháp bảo vệ mắt cho bất kỳ bệnh nhân nào bị nhiễm trùng đường hô hấp không được chẩn đoán . Một cuộc thảo luận chi tiết hơn về các biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm có thể được tìm thấy ở trên.

Các chiến lược bổ sung để giảm nguy cơ nhiễm COVID-19 tại các cơ sở chăm sóc dài hạn bao gồm hạn chế khách đến thăm trừ trường hợp hiếm gặp (ví dụ: tình huống chăm sóc đặc biệt), đo nhiệt độ của nhân viên và sàng lọc họ hàng ngày trước khi vào cơ sở, ngừng sử dụng của các phòng ăn chung và hủy bỏ tất cả các hoạt động của nhóm, và theo dõi tình trạng lâm sàng và các dấu hiệu quan trọng của tất cả nhân viên nội trú ít nhất ba lần trong khoảng thời gian 24 giờ, bao gồm các phép đo nhiệt độ hàng ngày. Do người lớn tuổi mắc COVID-19 có thể không biểu hiện các triệu chứng điển hình (ví dụ như sốt hoặc triệu chứng hô hấp), CDC khuyến nghị rằng nhiệt độ> 100,0 ° F, cũng như sự hiện diện của các triệu chứng không điển hình, chẳng hạn như tình trạng bất ổn, chóng mặt mới hoặc tiêu chảy, phải được phân lập kịp thời và đánh giá thêm về COVID-19 .

CDC cũng khuyến cáo các viện dưỡng lão sử dụng chiến lược xét nghiệm axit nucleic thường xuyên để phòng ngừa và xác định ổ dịch; điều này bao gồm xét nghiệm cơ bản cho tất cả cư dân, sàng lọc hàng tuần các nhân viên chăm sóc sức khỏe không có triệu chứng và xét nghiệm bất cứ ai bị sốt hoặc các triệu chứng liên quan khác trên sàng lọc hàng ngày. Kiểm tra thường xuyên hơn đối với tất cả người dân và nhân viên y tế được bảo đảm khi bất kỳ trường hợp mới được xác nhận nào được xác định tại cơ sở (ví dụ: cứ sau 3 đến 7 ngày cho đến khi không có trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 mới nào được xác định trong ít nhất 14 ngày). Xác định sớm COVID-19 tại các cơ sở chăm sóc dài hạn là rất quan trọng vì sự lây lan nhanh chóng liên quan đến tỷ lệ tử vong trong trường hợp cao đã được báo cáo nhiều lần. Đề xuất thử nghiệm chi tiết hơn cho cư dân và nhân viên có thể được tìm thấy trên trang web của CDC.

Khi dịch bệnh đã xảy ra, cơ sở nên xác định một khu vực để chăm sóc cho những người dân nghi ngờ hoặc được xác định mắc COVID-19, và nhân viên chuyên trách chỉ được chỉ định làm việc tại khu vực đó trong cơ sở. Bạn cùng phòng đã tiếp xúc nhưng không có triệu chứng không nên được đặt với bạn cùng phòng khác cho đến 14 ngày sau khi phơi nhiễm, giả sử họ không phát triển triệu chứng hoặc đã có xét nghiệm dương tính. Nếu cơ sở có phòng cách ly bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp (ví dụ, phòng đơn bệnh nhân, phòng áp suất âm), họ nên được ưu tiên cho những bệnh nhân cần thủ thuật tạo khí dung (ví dụ, bệnh nhân mở khí quản cần điều trị bằng máy phun sương). Khi điều này là không thể, nên sử dụng một phòng riêng, với bộ lọc không khí hạt hiệu quả cao (HEPA) di động, nếu có.

Trong một số trường hợp, một bệnh nhân có thể vào một cơ sở sau khi nhập viện vì COVID-19. Các biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm đối với COVID-19 vẫn được yêu cầu nếu bệnh nhân được xuất viện trước khi các tiêu chí ngừng sử dụng được đáp ứng, như mô tả ở trên.

Ngay cả khi các tiêu chí trước đó để ngừng các biện pháp phòng ngừa được đáp ứng, những người có triệu chứng dai dẳng (ví dụ như ho) nên được đặt trong một phòng, hạn chế vào phòng của họ càng nhiều càng tốt và đeo khẩu trang khi có người khác xung quanh cho đến khi tất cả các triệu chứng hoàn toàn giải quyết hoặc về trạng thái bình thường. Việc sử dụng khẩu trang cho người dân không có triệu chứng nên được xác định bởi chính sách của nhà nước và tổ chức.

Lọc máu –  Tương tự như các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác, các trung tâm lọc máu nên xác định bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp (ví dụ sốt, ho) trước khi vào khu vực điều trị. Nếu một bệnh nhân nghi ngờ nhiễm trùng khi họ đến, họ nên được đặt trong một phòng riêng. Nếu điều đó là không thể, họ nên đeo mặt nạ và cách nhau ít nhất sáu feet (hai mét) với bệnh nhân gần nhất. Nhân viên nên mặc PPE như mô tả ở trên. Một cuộc thảo luận chi tiết hơn về kiểm soát nhiễm trùng trong các trung tâm lọc máu được trình bày trong một đánh giá chủ đề riêng biệt.

Vai trò của xét nghiệm huyết thanh học  –  Các xét nghiệm huyết thanh học, ngay khi thường có sẵn và được đánh giá đầy đủ và xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase âm tính (PCR), có thể xác định bệnh nhân mắc bệnh kéo dài (ví dụ: hơn 14 ngày cũng như những người bị nhiễm trùng trước đó. Tuy nhiên, các xét nghiệm này không hữu ích để đánh giá sự hiện diện của nhiễm trùng ở bệnh nhân bị phơi nhiễm và cho đến khi độ nhạy và độ đặc hiệu của chúng được đánh giá thêm, chúng không nên được sử dụng để xác định việc sử dụng các biện pháp phòng  ngừa kiểm soát lây nhiễm. Thông tin bổ sung về xét nghiệm huyết thanh được trình bày ở bài  khác.

Ngăn ngừa nhiễm trùng trong cộng đồng – Để giảm nguy cơ lây truyền trong cộng đồng, các cá nhân nên được thực hành vệ sinh tay thường xuyên và kỹ càng, cũng như vệ sinh đường hô hấp (ví dụ, che miệng khi ho) và tránh tiếp xúc gần với người bệnh, nếu có thể. Ngoài ra, cư dân nên chào hỏi nhau mà không tiếp xúc, tránh bắt tay và tránh tụ tập thành nhóm. Nếu có sự lây truyền cộng đồng của hội chứng hô hấp cấp nặng 2 (SARS-CoV-2), người dân nên được khuyến khích thực hành cách ly xã hội bằng cách ở nhà càng nhiều càng tốt và duy trì khoảng cách sáu feet (hai mét) so với những người khác khi họ phải rời khỏi nhà. Ở nhiều địa điểm, tấm che mặt được khuyên dùng trong môi trường công cộng. Các biện pháp bổ sung được thảo luận chi tiết trong một đánh giá chủ đề riêng biệt.

LIÊN KẾT HƯỚNG DẪN XÃ HỘI

Liên kết đến các hướng dẫn do xã hội và chính phủ tài trợ từ các quốc gia và khu vực được chọn trên thế giới được cung cấp riêng (See “Society guideline links: Coronavirus disease 2019 (COVID-19) – International public health and government guidelines”

Advertisement
 and “Society guideline links: Coronavirus disease 2019 (COVID-19) – Guidelines for specialty care” and “Society guideline links: Coronavirus disease 2019 (COVID-19) – Resources for patients”.)

THÔNG TIN CHO BỆNH NHÂN

UpToDate cung cấp hai loại tài liệu giáo dục bệnh nhân là “Cơ bản” và “Ngoài những điều cơ bản”. Các phần giáo dục bệnh nhân cơ bản được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, ở cấp độ đọc từ 5 đến 6 và họ trả lời bốn hoặc năm câu hỏi chính mà bệnh nhân có thể có về một bệnh nhất định. Những bài viết này là tốt nhất cho những bệnh nhân muốn có một cái nhìn tổng quan và những người thích các tài liệu ngắn, dễ đọc. Ngoài các phần cơ bản giáo dục bệnh nhân dài hơn, tinh vi hơn và chi tiết hơn. Những bài viết này được viết ở cấp độ đọc từ 10 đến 12 và tốt nhất cho những bệnh nhân muốn có thông tin chuyên sâu và thoải mái với một số thuật ngữ y khoa.

Dưới đây là các bài viết giáo dục bệnh nhân có liên quan đến chủ đề này. Chúng tôi khuyến khích bạn in hoặc gửi e-mail những chủ đề này cho bệnh nhân của bạn. (Bạn cũng có thể tìm các bài báo giáo dục bệnh nhân về nhiều chủ đề khác nhau bằng cách tìm kiếm trên “thông tin bệnh nhân” và từ khóa quan tâm.)

TÓM TẮT VÀ KHUYẾN CÁO

Vào cuối năm 2019, một chủng virus Corona mới được xác định là nguyên nhân của hàng loạt trường hợp viêm phổi ở Vũ Hán, một thành phố thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc. Nó nhanh chóng lan rộng, khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đây tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vào cuối tháng 1 năm 2020 và định rõ nó là một đại dịch vào tháng 3 năm 2020. Virus gây nên hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2 (SARS-CoV-2) được định danh là COVID-19, trước đây nó được gọi là 2019-nCoV.

Hạn chế lây nhiễm SARS-CoV-2 là một phần quan trọng trong chăm sóc ở những bệnh nhân nghi ngờ hoặc ghi nhận bị COVID-19. Điều này bao gồm kiểm soát toàn bộ nguồn lây (ví dụ, che mũi và miệng để ngăn không cho dịch tiết đường hô hấp bay xa), xác định sớm và cách ly bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh, sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) phù hợp khi chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 và khử trùng môi trường.

Sự lây lan từ người sang người của SARS-CoV-2 được cho là xảy ra chủ yếu qua các giọt bắn đường hô hấp, giống như sự lây lan của bệnh cúm. Tuy nhiên, với sự không chắc chắn hiện tại liên quan đến các cơ chế lây nhiễm SARS-CoV-2, các biện pháp phòng ngừa trên không được khuyến cáo trong một số cơ sở nhất định. Vì vậy, ở những bệnh nhân nhập viện, nên sử dụng các loại biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm sau đây cho những người nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19

  • Bệnh nhân tốt nhất nên được đặt trong một phòng đơn có cửa ra vào đóng kín và phòng tắm chuyên dụng; tuy nhiên, khi điều này là không thể, những bệnh nhân đã được xác định mắc COVID-19 có thể ở cùng với nhau. Phòng cách ly bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp (nghĩa là phòng áp suất âm một bệnh nhân) nên được ưu tiên cho bệnh nhân trải qua các thủ thuật tạo khí dung.
  • Tất cả nhân viên chăm sóc sức khỏe vào phòng bệnh nhân nghi ngờ hoặc được xác định mắc COVID-19 nên mặc đồ bảo hộ cá nhân (PPE) để giảm nguy cơ phơi nhiễm. Điều này bao gồm việc sử dụng áo choàng, găng tay, mặt nạ phòng độc hoặc khẩu trang y tế, phương tiện bảo vệ mắt hoặc mặt. Để bảo vệ đường hô hấp, nên sử dụng khẩu trang N95 cho tất cả các thủ thuật tạo khí dung. Khi nguồn cung cấp cho phép, chúng tôi đề xuất khẩu trang N95 thay vì mặt nạ y tế khi chăm sóc cho tất cả các bệnh nhân nghi ngờ hoặc được xác định mắc COVID-19 (Độ 2C). Khẩu trang y tế là một sự thay thế chấp nhận được cho các thủ thuật không tạo khí dung khi PPE bị hạn chế. Cách tiếp cận này phù hợp với các khuyến cáo từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.
  • Nhân viên y tế cần đặc biệt chú ý đến quy trình mặc và cởi bỏ PPE hợp lý để tránh nhiễm bẩn.
  • Đối với một số bệnh nhân nhập viện, sự nghi ngờ về COVID-19 vẫn còn cao mặc dù xét nghiệm âm tính ban đầu. Trong các trường hợp như vậy, các biện pháp phòng ngừa dựa trên sự lây nhiễm COVID-19 cần được tiếp tục chờ xét nghiệm bổ sung. Trong các vùng lưu hành dịch, các biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm được tăng cường (ví dụ, mặt nạ phòng độc cho thủ thuật tạo khí dung, tấm chắn mặt), ngoài ra “universal masking” là hợp lý để sử dụng cho tất cả bệnh nhân bất kể nghi ngờ cá nhân mắc COVID-19.
  • Khi khả năng sản xuất PPE bị hạn chế, các chiến lược để bảo toàn nguồn cung bao gồm hủy các thủ tục hoặc chuyến thăm không cấp thiết sẽ đảm bảo sử dụng PPE và ưu tiên sử dụng PPE nhất định cho các tình huống rủi ro cao nhất. Tái sử dụng thận trọng kéo dài hoặc hạn chế PPE và khử trùng PPE để tái sử dụng cũng có thể được xem xét trong các tình huống chọn lọc.
  • Để giúp giảm sự lây lan của COVID-19, các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn môi trường nên được thực hiện ở cả cơ sở chăm sóc sức khỏe và tại nhà. Sản phẩm được bảo vệ bởi EPA cho mầm bệnh virus mới nên được sử dụng; một danh sách các sản phẩm đã đăng ký EPA có thể được tìm thấy ở đây.
  • Bệnh nhân ngoại trú nghi ngờ hoặc được xác nhận bị COVID-19 (bao gồm cả những người đang chờ kết quả xét nghiệm) không cần nhập viện nên ở nhà và cách ly với những người và động vật khác trong nhà. Các chiến lược khác để giúp ngăn ngừa lây nhiễm trong gia đình bao gồm sử dụng khăn che mặt, không dùng chung các vật dụng như bát đĩa, khăn tắm và khăn trải giường và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào.
  • Ở hầu hết bệnh nhân mắc COVID-19, nên sử dụng các chiến lược không dựa trên xét nghiệm để thông báo khi có thể ngừng các biện pháp phòng ngừa kiểm soát nhiễm trùng. Các tiêu chí cụ thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và sự hiện diện của một số điều kiện cơ bản. Các chiến lược dựa trên thử nghiệm cũng có thể được sử dụng để ngừng các biện pháp phòng ngừa quyết định tự chọn; tuy nhiên, quyết định sử dụng phương pháp này nên được cá nhân hóa, vì một số bệnh nhân đã thử nghiệm phản ứng chuỗi polymerase dương tính (PCR) liên tục cho SARS-CoV-2.
  • Nếu bệnh nhân đã sẵn sàng để được xuất viện về nhà trước khi đáp ứng các tiêu chí để ngừng các biện pháp phòng ngừa, họ có thể được gửi về nhà với các hướng dẫn để tự cách ly cho đến khi các tiêu chí được đáp ứng. Sau khi ngưng các biện pháp phòng ngừa kiểm soát nhiễm trùng/cách ly tại nhà, bệnh nhân vẫn nên tiếp tục tuân theo các khuyến cáo về sức khỏe cộng đồng để đeo khăn che mặt, khẩu trang trong môi trường công cộng.
  • Cân nhắc kiểm soát lây nhiễm cho nhân viên y tế và các cơ sở chăm sóc sức khỏe dài hạn đã được thảo luận ở trên

 

REFERENCES

  1. Centers for Disease Control and Prevention. 2019 Novel coronavirus, Wuhan, China. Information for Healthcare Professionals. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-nCoV/hcp/index.html (Accessed on February 14, 2020).
  2. World Health Organization. Novel Coronavirus (2019-nCoV) technical guidance. https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/technical-guidance (Accessed on February 14, 2020).
  3. Centers for Disease Control and Prevention. Interim Infection Prevention and Control Recommendations for Patients with Confirmed 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV) or Patients Under Investigation for 2019-nCoV in Healthcare Settings. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-nCoV/hcp/infection-control.html (Accessed on July 02, 2020).
  4. World Health Organization. Infection prevention and control during health care when novel coronavirus (nCoV) infection is suspected. January 25, 2020. https://www.who.int/publications-detail/infection-prevention-and-control-during-health-care-when-novel-coronavirus-(ncov)-infection-is-suspected-20200125 (Accessed on June 30, 2020).
  5. Infectious Diseases Society of America guidelines on infection prevention for health care personnel caring for patients with suspected or known COVID-19. https://www.idsociety.org/globalassets/idsa/practice-guidelines/covid-19/infection-prevention/idsa-covid-19-guideline_ip_version-1.0.pdf (Accessed on April 29, 2020).
  6. World Health Organization. Transmission of SARS-CoV-2: Implications for infection prevention precautions. https://www.who.int/publications/i/item/modes-of-transmission-of-virus-causing-covid-19-implications-for-ipc-precaution-recommendations (Accessed on July 10, 2020).
  7. Wang D, Hu B, Hu C, et al. Clinical Characteristics of 138 Hospitalized Patients With 2019 Novel Coronavirus-Infected Pneumonia in Wuhan, China. JAMA 2020.
  8. McMichael TM, Clark S, Pogosjans S, et al. COVID-19 in a Long-Term Care Facility – King County, Washington, February 27-March 9, 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2020; 69:339.
  9. Infectious Diseases Society of America. COVID-19 Prioritization of Diagnostic Testing. https://www.idsociety.org/globalassets/idsa/public-health/covid-19-prioritization-of-dx-testing.pdf (Accessed on March 22, 2020).
  10. United States Centers for Disease Control and Prevention. Duration of isolation and precautions for adults with COVID-19. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/duration-isolation.html (Accessed on July 24, 2020).
  11. Chow EJ, Schwartz NG, Tobolowsky FA, et al. Symptom Screening at Illness Onset of Health Care Personnel With SARS-CoV-2 Infection in King County, Washington. JAMA 2020.
  12. United Stated Centers for Disease Control and Prevention. Outpatient and ambulatory care settings: Responding to community transmission of COVID-19 in the United States. Available at: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/ambulatory-care-settings.html (Accessed on April 16, 2020).
  13. World Health Organization. Advice on the use of masks in the context of COVID-19. https://www.who.int/publications/i/item/advice-on-the-use-of-masks-in-the-community-during-home-care-and-in-healthcare-settings-in-the-context-of-the-novel-coronavirus-(2019-ncov)-outbreak (Accessed on June 08, 2020).
  14. United States Centers for Disease Control and Prevention. Use of cloth face coverings to help slow the spread of COVID-19. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/prevent-getting-sick/diy-cloth-face-coverings.html (Accessed on June 09, 2020).
  15. Klompas M, Morris CA, Sinclair J, et al. Universal Masking in Hospitals in the Covid-19 Era. N Engl J Med 2020; 382:e63.
  16. Leung NHL, Chu DKW, Shiu EYC, et al.. Respiratory virus shedding in exhaled breath and efficacy of face masks. Nat Med 2020.
  17. Wei WE, Li Z, Chiew CJ, et al. Presymptomatic Transmission of SARS-CoV-2 – Singapore, January 23-March 16, 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2020; 69:411.
  18. Arons MM, Hatfield KM, Reddy SC, et al. Presymptomatic SARS-CoV-2 Infections and Transmission in a Skilled Nursing Facility. N Engl J Med 2020; 382:2081.
  19. United States Centers for Disease Control and Prevention. Interim US guidance for risk assessment and work restrictions for healthcare personnel with potential exposure to COVID-19. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/guidance-risk-assesment-hcp.html (Accessed on May 30, 2020).
  20. Seidelman J, Lewis S, Advani S, et al. Universal Masking is an Effective Strategy to Flatten the SARS-2-CoV Healthcare Worker Epidemiologic Curve. Infect Control Hosp Epidemiol 2020; :1.
  21. Wang X, Ferro EG, Zhou G, et al. Association Between Universal Masking in a Health Care System and SARS-CoV-2 Positivity Among Health Care Workers. JAMA 2020.
  22. Bahl P, Doolan C, de Silva C, et al. Airborne or droplet precautions for health workers treating COVID-19? J Infect Dis 2020.
  23. Bartoszko JJ, Farooqi MAM, Alhazzani W, Loeb M. Medical masks vs N95 respirators for preventing COVID-19 in healthcare workers: A systematic review and meta-analysis of randomized trials. Influenza Other Respir Viruses 2020; 14:365.
  24. Offeddu V, Yung CF, Low MSF, Tam CC. Effectiveness of Masks and Respirators Against Respiratory Infections in Healthcare Workers: A Systematic Review and Meta-Analysis. Clin Infect Dis 2017; 65:1934.
  25. Cheng VCC, Wong SC, Chen JHK, et al. Escalating infection control response to the rapidly evolving epidemiology of the coronavirus disease 2019 (COVID-19) due to SARS-CoV-2 in Hong Kong. Infect Control Hosp Epidemiol 2020; 41:493.
  26. Wong SCY, Kwong RT, Wu TC, et al. Risk of nosocomial transmission of coronavirus disease 2019: an experience in a general ward setting in Hong Kong. J Hosp Infect 2020; 105:119.
  27. Ng K, Poon BH, Kiat Puar TH, et al. COVID-19 and the Risk to Health Care Workers: A Case Report. Ann Intern Med 2020; 172:766.
  28. Zhan M, Qin Y, Xue X, Zhu S. Death from Covid-19 of 23 Health Care Workers in China. N Engl J Med 2020; 382:2267.
  29. Guo ZD, Wang ZY, Zhang SF, et al. Aerosol and Surface Distribution of Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2 in Hospital Wards, Wuhan, China, 2020. Emerg Infect Dis 2020; 26:1583.
  30. Feldman O, Meir M, Shavit D, et al. Exposure to a Surrogate Measure of Contamination From Simulated Patients by Emergency Department Personnel Wearing Personal Protective Equipment. JAMA 2020.
  31. Okamoto K, Rhee Y, Schoeny M, et al. Impact of doffing errors on healthcare worker self-contamination when caring for patients on contact precautions. Infect Control Hosp Epidemiol 2019; 40:559.
  32. Verbeek JH, Rajamaki B, Ijaz S, et al. Personal protective equipment for preventing highly infectious diseases due to exposure to contaminated body fluids in healthcare staff. Cochrane Database Syst Rev 2020; 4:CD011621.
  33. Chou R, Dana T, Buckley DI, et al. Epidemiology of and Risk Factors for Coronavirus Infection in Health Care Workers: A Living Rapid Review. Ann Intern Med 2020; 173:120.
  34. Chu DK, Akl EA, Duda S, et al. Physical distancing, face masks, and eye protection to prevent person-to-person transmission of SARS-CoV-2 and COVID-19: a systematic review and meta-analysis. Lancet 2020.
  35. Liu M, Cheng SZ, Xu KW, et al. Use of personal protective equipment against coronavirus disease 2019 by healthcare professionals in Wuhan, China: cross sectional study. BMJ 2020; 369:m2195.
  36. Steensels D, Oris E, Coninx L, et al. Hospital-Wide SARS-CoV-2 Antibody Screening in 3056 Staff in a Tertiary Center in Belgium. JAMA 2020.
  37. Chou R, Dana T, Jungbauer R, et al. Masks for Prevention of Respiratory Virus Infections, Including SARS-CoV-2, in Health Care and Community Settings: A Living Rapid Review. Ann Intern Med 2020.
  38. Hunter E, Price DA, Murphy E, et al. First experience of COVID-19 screening of health-care workers in England. Lancet 2020; 395:e77.
  39. Treibel et al. COVID-19: PCR screening of asymptomatic health-care workers at London hospital. https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)31100-4 (Accessed on May 08, 2020).
  40. Nagler AR, Goldberg ER, Aguero-Rosenfeld ME, et al. Early Results from SARS-CoV-2 PCR testing of Healthcare Workers at an Academic Medical Center in New York City. Clin Infect Dis 2020.
  41. Francis N, Dort J, Cho E, et al. SAGES and EAES recommendations for minimally invasive surgery during COVID-19 pandemic. Surg Endosc 2020; 34:2327.
  42. Available at: https://www.aagl.org/news/covid-19-joint-statement-on-minimally-invasive-gynecologic-surgery/ AAGL. COVID-19: Joint statement on minimally invasive gynecologic surgery. (Accessed on June 08, 2020).
  43. Adir Y, Segol O, Kompaniets D, et al. COVID-19: minimising risk to healthcare workers during aerosol-producing respiratory therapy using an innovative constant flow canopy. Eur Respir J 2020; 55.
  44. United States Centers for Disease Control and Prevention. Guidelines for Environmental Infection Control in Health-Care Facilities. https://www.cdc.gov/infectioncontrol/guidelines/environmental/appendix/air.html#tableb1 (Accessed on April 15, 2020).
  45. United States Centers for Disease Control and Prevention. Healthcare infection prevention and control FAQs. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/infection-control-faq.html (Accessed on June 10, 2020).
  46. United States Centers for Disease Control and Prevention (CDC). Strategies for Optimizing the Supply of PPE. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/ppe-strategy/index.html (Accessed on March 25, 2020).
  47. Pompeii LA, Kraft CS, Brownsword EA, et al. Training and Fit Testing of Health Care Personnel for Reusable Elastomeric Half-Mask Respirators Compared With Disposable N95 Respirators. JAMA 2020.
  48. United States Centers for Disease Control and Prevention. Elastomeric Respirators: Strategies During Conventional and Surge Demand Situations. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/elastomeric-respirators-strategy/index.html (Accessed on April 29, 2020).
  49. United States Centers for Disease Control and Prevention. Considerations for Optimizing the Supply of Powered Air-Purifying Respirators (PAPRs). https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/ppe-strategy/powered-air-purifying-respirators-strategy.html (Accessed on April 29, 2020).
  50. Unites States Centers for Disease Control.Strategies for Optimizing the Supply of Facemasks https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/ppe-strategy/face-masks.html (Accessed on March 27, 2020).
  51. World Health Organization. Rational use of personal protective equipment for coronavirus disease (COVID-19) and considerations during severe shortages. https://www.who.int/publications-detail/rational-use-of-personal-protective-equipment-for-coronavirus-disease-(covid-19)-and-considerations-during-severe-shortages (Accessed on April 07, 2020).
  52. Degesys NF, Wang RC, Kwan E, et al. Correlation Between N95 Extended Use and Reuse and Fit Failure in an Emergency Department. JAMA 2020.
  53. United States Centers for Disease Control and Prevention. Optimizing the supply of N95 respirators. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/respirators-strategy/index.html (Accessed on April 17, 2020).
  54. US Food and Drug Administration: FDA reissues EUAs revising which types of respirators can be decontaminated for use. https://www.fda.gov/news-events/press-announcements/coronavirus-covid-19-update-fda-reissues-emergency-use-authorizations-revising-which-types (Accessed on June 08, 2020).
  55. Cai C, Floyd EL. Effects of Sterilization With Hydrogen Peroxide and Chlorine Dioxide on the Filtration Efficiency of N95, KN95, and Surgical Face Masks. JAMA Netw Open 2020; 3:e2012099.
  56. Centers for Disease Control and Prevention. Decontamination and Reuse of Filtering Facepiece Respirators using Contingency and Crisis Capacity Strategie https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/ppe-strategy/decontamination-reuse-respirators.html (Accessed on April 02, 2020).
  57. Lindsley WG, Martin SB Jr, Thewlis RE, et al. Effects of Ultraviolet Germicidal Irradiation (UVGI) on N95 Respirator Filtration Performance and Structural Integrity. J Occup Environ Hyg 2015; 12:509.
  58. Heimbuch BK, Wallace WH, Kinney K, et al. A pandemic influenza preparedness study: use of energetic methods to decontaminate filtering facepiece respirators contaminated with H1N1 aerosols and droplets. Am J Infect Control 2011; 39:e1.
  59. Mills D, Harnish DA, Lawrence C, et al. Ultraviolet germicidal irradiation of influenza-contaminated N95 filtering facepiece respirators. Am J Infect Control 2018; 46:e49.
  60. Lowe JJ, Paladino KD, Farke JD, et al. N95 Filtering Facepiece Respirator Ultraviolet Germicidal Irradiation (UVGI) Process for Decontamination and Reuse https://www.nebraskamed.com/sites/default/files/documents/covid-19/n-95-decon-process.pdf?date=03252020 (Accessed on March 25, 2020).
  61. https://www.safety.duke.edu/sites/www.safety.duke.edu/files/N95%20Decontamination%20Procedure.pdf (Accessed on March 27, 2020).
  62. Holmdahl T, Walder M, Uzcátegui N, et al. Hydrogen Peroxide Vapor Decontamination in a Patient Room Using Feline Calicivirus and Murine Norovirus as Surrogate Markers for Human Norovirus. Infect Control Hosp Epidemiol 2016; 37:561.
  63. Rudnick SN, McDevitt JJ, First MW, Spengler JD. Inactivating influenza viruses on surfaces using hydrogen peroxide or triethylene glycol at low vapor concentrations. Am J Infect Control 2009; 37:813.
  64. Jatta M, Kiefer C, Patolia H, et al. N95 Reprocessing by Low Temperature Sterilization with 59% Vaporized Hydrogen Peroxide during the 2020 COVID-19 Pandemic. Am J Infect Control 2020.
  65. US Food and Drug Administration. Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Update. May 13, 2020. https://www.fda.gov/media/137984/download (Accessed on May 15, 2020).
  66. United States Centers for Disease Control and Prevention. Decontamination and Reuse of Filtering Facepiece Respirators. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/ppe-strategy/decontamination-reuse-respirators.html (Accessed on April 04, 2020).
  67. Kariwa H, Fujii N, Takashima I. Inactivation of SARS coronavirus by means of povidone-iodine, physical conditions and chemical reagents. Dermatology 2006; 212 Suppl 1:119.
  68. Yunoki M, Urayama T, Yamamoto I, et al. Heat sensitivity of a SARS-associated coronavirus introduced into plasma products. Vox Sang 2004; 87:302.
  69. Duan SM, Zhao XS, Wen RF, et al. Stability of SARS coronavirus in human specimens and environment and its sensitivity to heating and UV irradiation. Biomed Environ Sci 2003; 16:246.
  70. World Health Organization. Home care for patients with suspected novel coronavirus (nCoV) infection presenting with mild symptoms and management of contacts. Updated February 4, 2020. https://www.who.int/publications-detail/home-care-for-patients-with-suspected-novel-coronavirus-(ncov)-infection-presenting-with-mild-symptoms-and-management-of-contacts (Accessed on February 14, 2020).
  71. Centers for Disease Control and Prevention. Interim guidance for persons who may have 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV) to prevent spread in homes and residential communities. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/guidance-prevent-spread.html#First_heading (Accessed on February 06, 2020).
  72. Kampf G, Todt D, Pfaender S, Steinmann E. Persistence of coronaviruses on inanimate surfaces and their inactivation with biocidal agents. J Hosp Infect 2020; 104:246.
  73. Nardell EA, Nathavitharana RR. Airborne Spread of SARS-CoV-2 and a Potential Role for Air Disinfection. JAMA 2020.
  74. Mphaphlele M, Dharmadhikari AS, Jensen PA, et al. Institutional Tuberculosis Transmission. Controlled Trial of Upper Room Ultraviolet Air Disinfection: A Basis for New Dosing Guidelines. Am J Respir Crit Care Med 2015; 192:477.
  75. Global lighting association. Position Statement on Germicidal UV-C Irradiation. https://www.globallightingassociation.org/images/files/publications/GLA_UV-C_Safety_Position_Statement.pdf (Accessed on June 08, 2020).
  76. Ong SWX, Tan YK, Chia PY, et al. Air, Surface Environmental, and Personal Protective Equipment Contamination by Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2 (SARS-CoV-2) From a Symptomatic Patient. JAMA 2020.
  77. Centers for Disease Control and Prevention. Interim Clinical Guidance for Management of Patients with Confirmed 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV) Infection, Updated February 12, 2020. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/clinical-guidance-management-patients.html (Accessed on February 14, 2020).
  78. World Health Organization. Novel Coronavirus (2019-nCoV) technical guidance: Patient management. https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/technical-guidance/patient-management (Accessed on February 02, 2020).
  79. United States Centers for Disease Control and Prevention. If you have animals. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/daily-life-coping/animals.html (Accessed on April 05, 2020).
  80. First Reported Cases of SARS-CoV-2 Infection in Companion Animals — New York, March–April 2020 http://dx.doi.org/10.15585/mmwr.mm6923e3 (Accessed on June 09, 2020).
  81. Home care for patients with suspected novel coronavirus (nCoV) infection presenting with mild symptoms and management of contacts. https://www.who.int/publications-detail/home-care-for-patients-with-suspected-novel-coronavirus-(ncov)-infection-presenting-with-mild-symptoms-and-management-of-contacts (Accessed on March 22, 2020).
  82. United States Centers for Disease Control and Prevention. Caring for someone at home https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/if-you-are-sick/care-for-someone.html (Accessed on April 10, 2020).
  83. United States Centers for Diseae Control and Prevention. Cleaning and disinfection for households. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/prevent-getting-sick/cleaning-disinfection.html.
  84. World Health Organization. Advice on the use of masks in the context of COVID-19. https://www.who.int/publications-detail/advice-on-the-use-of-masks-in-the-community-during-home-care-and-in-healthcare-settings-in-the-context-of-the-novel-coronavirus-(2019-ncov)-outbreak (Accessed on April 10, 2020).
  85. United States Centers for Disease Control and Prevention. Clinical questions about COVID-19: questions and answers. Patients with asthma. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/faq.html (Accessed on June 01, 2020).
  86. American Academy of Sleep Medicine. COVID-19: FAQs for sleep clinicians. https://aasm.org/covid-19-resources/covid-19-faq (Accessed on June 01, 2020).
  87. Little P, Read RC, Amlôt R, et al. Reducing risks from coronavirus transmission in the home-the role of viral load. BMJ 2020; 369:m1728.
  88. Centers for Disease Control and Prevention. Interim Guidance for Implementing Home Care of People Not Requiring Hospitalization for 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV). Updated Janury 31, 2020. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/guidance-home-care.html (Accessed on February 04, 2020).
  89. United States Centers for Disease Control. Clean and Disinfect. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/prepare/cleaning-disinfection.html (Accessed on May 28, 2020).
  90. United States Centers for Disease Control and Prevention. Discontinuation of isolation for persons with COVID -19 not in healthcare settings. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/disposition-in-home-patients.html (Accessed on July 24, 2020).
  91. United States Centers for Disease Control and Prevention. Discontinuation of transmission-based precautions and disposition of patients with COVID-19 in healthcare settings (Interim Guidance) https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/disposition-hospitalized-patients.html (Accessed on July 24, 2020).
  92. World Health Organization. Criteria for releasing COVID-19 patients from isolation. https://www.who.int/publications/i/item/criteria-for-releasing-covid-19-patients-from-isolation (Accessed on June 19, 2020).
  93. Bullard J, Dust K, Funk D, et al. Predicting infectious SARS-CoV-2 from diagnostic samples. Clin Infect Dis 2020.
  94. Mermel LA. Disposition of patients with coronavirus disease 2019 (COVID-19) whose respiratory specimens remain positive for severe acute respiratory coronavirus virus 2 (SARS-CoV-2) by polymerase chain reaction assay (PCR). Infect Control Hosp Epidemiol 2020; :1.
  95. United States Centers for Diseae Control and Prevention. Interim guidance on testing healthcare personnel for SARS-CoV-2 https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/testing-healthcare-personnel.html (Accessed on July 09, 2020).
  96. Centers for Disease Control and Prevention. Criteria for Return to Work for Healthcare Personnel with Confirmed or Suspected COVID-19 (Interim Guidance) https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/healthcare-facilities/hcp-return-work.html (Accessed on May 01, 2020).
  97. Centers for Disease Control and Prevention. Strategies to Prevent the Spread of COVID-19 in Long-Term Care Facilities (LTCF). https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/healthcare-facilities/prevent-spread-in-long-term-care-facilities.html (Accessed on March 08, 2020).
  98. US Centers for Disease Control and Prevention. Preventing the Spread of COVID-19 in Retirement Communities and Independent Living Facilities (Interim Guidance). https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/community/retirement/guidance-retirement-response.html (Accessed on March 27, 2020).
  99. US Centers for Disease Control and Prevention. Preparing for COVID-19: Long-term Care Facilities, Nursing Homes https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/healthcare-facilities/prevent-spread-in-long-term-care-facilities.html (Accessed on March 27, 2020).
  100. D’Adamo H, Yoshikawa T, Ouslander JG. Coronavirus Disease 2019 in Geriatrics and Long-Term Care: The ABCDs of COVID-19. J Am Geriatr Soc 2020; 68:912.
  101. Centers for Disease Control and Prevention. Testing Guidance for Nursing Homes. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/nursing-homes-testing.html (Accessed on July 01, 2020).
  102. Nursing Home Reopening Recommendations for State and Local Officials. https://www.cms.gov/files/document/nursing-home-reopening-recommendations-state-and-local-officials.pdf (Accessed on May 21, 2020).
  103. McMichael TM, Currie DW, Clark S, et al. Epidemiology of Covid-19 in a Long-Term Care Facility in King County, Washington. N Engl J Med 2020; 382:2005.
  104. Sanchez GV, Biedron C, Fink LR, et al. Initial and Repeated Point Prevalence Surveys to Inform SARS-CoV-2 Infection Prevention in 26 Skilled Nursing Facilities – Detroit, Michigan, March-May 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2020; 69:882.

 

 

 

Giới thiệu Huỳnh Lê Thái Bão

BS Huỳnh Lê Thái Bão sáng lập ykhoa.org với mong muốn mang lại những cases lâm sàng, kiến thức và tin tức bổ ích đến với sinh viên y khoa và cộng đồng. Liên hệ Facebook: https://www.facebook.com/huynhlethaibao

Check Also

Tirzepatide hàng tuần cải thiện đáng kể cân nặng và kiểm soát đái tháo đường ở bệnh nhân béo phì và đái tháo đường loại 2.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên đã chứng minh rằng tirzepatide giúp giảm cân và cải …