Khi thú cưng mắc Covid-19
BS.Huynh Wynn Tran
=========
# Cọp tại New York mắc Covid-19
– Tuần trước, một cô cọp 4 tuổi tại vườn thú Bronx, New York được chẩn đoán mắc bệnh Covid-19, do có những triệu chứng biếng ăn và hô hấp (1). Lưu ý là cô cọp này được chẩn đoán bằng test đặc biệt, không phải loại test mà chúng ta dùng ở người. Người ta vẫn chưa biết cô cọp này đã bị lây Covid-19 bằng cách nào nhưng có một thực tế là virus Sars-Cov-2 có thể nhiễm vào các loại thú vật tại Mỹ. Cô cọp này, cùng vài con sư tử và cọp khác, đã được uống thuốc kháng viêm, đang có dấu hiệu phục hồi tốt.
# Các con vật khác cũng bị nhiễm, mèo dễ bị nhiễm nhất trong khi chó ít hơn
– Nghiên cứu gần chi tiết đây nhất về thú vật nhiễm Covid-19 đến từ Trung Quốc (2), dựa trên các thí nghiệm cấy virus trực tiếp vào động vật tại Vũ Hán. Các chuyên viên lấy virus cấy vào các con vật như chồn, chó, mèo, heo, gà, vịt, sau đó mổ xác lấy mẫu vi phẩm xem lượng virus Sars-Cov-2 tại các cơ quan nội tạng.
– Nghiên cứu này cho thấy mèo và chồn dễ bị nhiễm bệnh Covid-19 trong khi chó, heo, vịt ít có khả năng nhiễm hơn. Một bài báo từ Hong Kong chỉ ra một chú chó 17 tuoi nhiễm Covid-19 đã chết sau khi cách ly (3). Chú chó này bị mắc bệnh vào tháng 2 và sau đó phải vào cách ly.
# Thú nuôi có thể truyền nhiễm lại cho người?
– Đây là một câu hỏi quan trọng do ngày càng có nhiều bằng chứng Covid-19 có thể lây đến thú nuôi. Cho đến nay, CDC cho rằng rủi ro để thú cưng truyền nhiễm bệnh lại cho người là thấp (4). Các nghiên cứu thú cưng nhiễm bệnh cho đến giờ là từ ngoài nước Mỹ (như Trung Quốc) nơi có tâm dịch phát ra. Tuy nhiên, New York và Hoa Kỳ bây giờ đang là tâm dịch của bệnh Covid, nơi có mật độ virus Sars-Cov-2 rất nhiều. Vì vậy, không có gì lạ khi các thú cưng sẽ được phát hiện nhiễm Covid-19 tại Mỹ. Câu chuyện chú cọp mắc bệnh tại tâm dịch New York cho thấy rủi ro này là cao.
# Chúng ta nên làm gì với thú cưng?
– Nếu quý vị có mèo trong nhà và nhà có người nghi nhiễm Covid-19 thì quý vị nên giữ mèo trong nhà, đừng cho chạy ra ngoài, theo khuyến cáo của giám đốc hội thú Y Anh Quốc (5). Điểm nguy hiểm nhất là thú nuôi có thể là vật trung gian để lây nhiễm virus Sars-Cov-2 từ người này qua người khác. Các nghiên cứu đã chứng minh virus Sars-Cov-2 có thể tồn tại bên ngoài lâu, đặc biệt là trên lông thú.
– Hội Thú Y Hoa Kỳ (AVMA) cho rằng hiện nay, ít có bằng chứng hoặc không có bằng chứng cho việc chó và mèo sau khi nhiểm virus Sars-Cov-2 có triệu chứng, trở nên bệnh, và lây cho thú nuôi khác hay người (6).
– Cách ngăn ngừa bệnh hiện nay vẫn được khuyến cáo khi tiếp xúc với thú nuôi như rửa sạch trước và sau khi tiếp xúc, hạn chế tiếp xúc với thú nuôi lạ, và giữ vệ sinh cho thú cưng.
p/s: hình chụp chú chó Cookie năm 2018.
Link tham khảo: