[COVID-19] Liệu đàn ông nhiều râu có tăng nguy cơ nhiễm virut corona hơn?

Rate this post

Tác giả: Trần Văn Phúc

>> COVID-19: QUÁ BUỒN CƯỜI!
vi-rút corona rất thích đàn ông nhiều râu
=================================

Vào ngày 26 tháng 2 năm 2020, một số hãng truyền thông Mỹ đưa tin Trung tâm Phòng chống & Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã khuyên đàn ông Mỹ nên coi râu của mình chỉ như lông cừu trên mặt, hãy cạo nó đi hoặc nhổ như nhổ lông vịt, để phòng nCoV bám vào.

CDC sau đó cải chính: loại bỏ râu để đeo khẩu trang cho dễ!

Truyền thông xã hội vẫn tiếp tục bàn tán xôn xao, CDC Hoa Kỳ lại giải thích, đó là một infographic do CDC thiết kế từ năm 2017, đợi đến thời điểm thích hợp sẽ dùng để khuyến cáo người dân nên cạo râu giúp cho việc đeo khẩu trang phòng cúm trở nên thuận tiện.

Lời giải thích này thực sự không mấy thuyết phục.

Thời điểm đó là cuối tháng 2 năm 2020, bệnh dịch COVID-19 đang đe dọa các quốc gia Đông Á, chủ yếu là Trung Quốc, sau đó đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Việt Nam; đều là những quốc gia đàn ông rất ít râu.

Nhưng so với người châu Á của chúng ta, ngoại trừ Trung Đông như Iran râu quá rậm, thì đàn ông châu Âu và Mỹ có mật độ râu dày và dài hơn rất nhiều.

Virus nCoV có vẻ rất thích đàn ông nhiều râu.

Số liệu thống kê COVID-19 tính đến 6:15 ngày 27 tháng 3.

– Mỹ = 83,144 ca (chết: 1,201)
– Trung quốc = 81,285 ca (chết: 3,287)
– Italy = 80,589 ca (chết: 8,215)
– Tây Ban Nha = 57,786 ca (chết: 4,365)
– Đức = 43,938 ca (chết: 267 )
– Iran = 29,406 ca (chết: 2,234)
– Pháp = 29,155 ca (chết: 1,695)
– Hàn Quốc = 9,241 ca (chết: 104)
– Nhật = 1,399 ca (chết: 47)
– Singapore = 683 ca (chết: 2)
– Việt Nam = 153 ca (chết: 0)

Như vậy, các quốc gia châu Âu và Mỹ thêm cả Iran, nơi người dân có nhiều lông và râu hơn, thì tốc độ lây nhiễm bệnh rất nhanh và số người mắc cũng như tử vong cao hơn hẳn; trong khi Đông Á ít lông thì ngược lại.

Tại sao vi-rút corona lại thích đàn ông nhiều râu?

Một nghiên cứu thực nghiệm trên chuột, của Tiến sĩ Channappanavar và cộng sự, về khả năng mẫn cảm của vi-rút SARS-CoV với giới tính đực cái, nghiên cứu này đăng trên Tạp chí Miễn dịch học năm 2017, đã hé mở một phần câu trả lời.

Từ dữ liệu dịch tễ học, đó là hiện tượng trong dịch SARS năm 2003 và MERS-CoV năm 2014 xảy ra nhiều hơn ở đàn ông; để điều tra sự khác biệt về giới tính, nhóm nghiên cứu của Channappanavar đã tiến hành thực nghiệm gây bệnh trên chuột.

Cụ thể, Channappanavar và cộng sự đã phân chuột thành 4 nhóm:

– Nhóm chuột thiếu nhi: 8-9 tuần tuổi.
– Nhóm chuột thanh niên: 5 tháng tuổi.
– Nhóm chuột trung niên: 8-10 tháng tuổi.
– Nhóm chuột ông bà già: 18-20 tháng tuổi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chuột mầm non chưa phân biệt rõ ràng giới tính, rất khó để nhiễm vi-rút corona. Tỉ lệ nhiễm sẽ tăng lên theo tuổi, chuột đực nhiễm nhiều hơn chuột cái, tải lượng vi-rút và mức độ viêm phổi trầm trọng của chuột đực cũng cao hơn nhiều so với chuột cái.

Tiếp theo, nhóm nghiên cứu dùng thuốc ức chế hormone giới tính nữ estrogen và ngược lại kích thích hormone nam tính testosterone, rồi tiến hành cắt buồng trứng ở chuột cái để kiểm tra tín hiệu đáp ứng của estrogen, thì thấy hormone giới tính có ảnh hưởng đến khả năng nhiễm vi-rút corone rất rõ ràng.

Khi dịch viêm phổi Vũ Hán hoành hành ở Trung Quốc từ tháng 12 năm 2019, những báo cáo hàng ngày cho thấy số lượng bệnh nhân nam giới mắc nhiều hơn hẳn so với nữ giới, nhóm của Giáo sư Tả Vi thuộc Bệnh viện Phương Đông kết hợp với Đại học Đồng Tế đã tiến hành công trình nghiên cứu khoa học về hiện tượng này, rồi đăng trên tạp chí bioRxiv vào ngày 26 tháng 1 năm 2020.

SARS-CoV đặc biệt nhạy cảm với thụ thể ACE2.

Thụ thể ACE2 chủ yếu ở các tế bào biểu mô phế nang loại I và loại II (AT1 và AT2). Do đó, các nhà nghiên cứu đã thực hiện giải trình tự RNA đơn bào (scRNA-Seq) trên mô phổi của tám người hiến phổi, trong đó có 2 nam và 6 nữ. Phân tích tổng số 43134 tế bào và thực hiện phân tích cụm. Đối với mỗi cá nhân, chúng được chia thành 8-11 cụm tế bào khác nhau dựa trên các gen đánh dấu.

Kết quả, thụ thể ACE2 chiếm ở nam giới 1,66% trong khi nữ giới chỉ 0,41%. Không dừng lại ở đó, nam giới có 5 loại tế bào khác nhau chứa ACE2, trong khi nữ ít hơn chỉ dao động từ 2-4 loại tế bào.

Kết quả này có sự trùng hợp với hiện tượng đa số bệnh nhân COVID-19 ở Trung Quốc là đàn ông.

Nghiên cứu khác của Trương Minh, phó giáo sư Trung tâm Y học Sinh sản của Bệnh viện Trung Nam thuộc Đại học Vũ Hán, đánh giá về ảnh hưởng của SARS-CoV-2 đến chức năng tuyến sinh dục nam, đăng trên tạp chí MedRxiv ngày 24 tháng 3.

Nghiên cứu này so sánh 81 người đàn ông mắc bệnh COVID-19 đang trong độ tuổi sinh đẻ và 100 người đàn ông khỏe mạnh ở độ tuổi tương đương, kết quả cho thấy hormone LH, FSH và prolactin tăng đáng kể, trong khi tỉ lệ testosterone so với LH lại giảm nhiều.

LH, FSH và prolactin tăng + testosterone giảm = nguy cơ “yếu sinh lí”.

Phó Giáo sư Minh cùng đồng nghiệp tin rằng, mặc dù các thông số tinh dịch mới phản ánh trực tiếp chức năng của tuyến sinh dục, nhưng thay đổi trong các chỉ số trên cũng cung cấp bằng chứng gián tiếp bệnh COVID-19 có thể đã tấn công vào tinh hoàn của đàn ông.

Nước Anh đang rất ái ngại, trong khi Thái tử Charles đang chờ đợi kế vị ngai vàng, thì vi-rút vương miện SARS-CoV-2 đã hỏi thăm hôm 25 tháng 3. Người dân Anh rất tức giận về điều này, sự thực vi-rút vương miện corona đặc biệt yêu thích đàn ông quyền cao, chức trọng, giàu có, phong độ đẹp trai, có nhiểu râu.

Đàn ông việt xấu trai và ít râu nên tỉ lệ mắc COVID-19 = 83:70 (nam/nữ).

P/S: ĐẠI DỊCH COVID-19

Chúng ta đang ở trong thời điểm quan trọng nhất!

Để giành chiến thắng, mỗi người chúng ta phải giữ bình tĩnh trong tâm trí, giữ khoảng cách an toàn 2m trong xã hội, cố gắng ngồi yên một chỗ và thực hành rửa tay bằng xà phòng thường dưới vòi nước chảy 20 giây, nhớ đeo khẩu trang khi tiếp xúc.

Mỗi lúc vào mạng xã hội, hãy tìm kiếm thông tin y tế từ những chuyên gia chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy, đừng tìm lời khuyên từ những chính trị gia bậc thầy thế giới hay những người nổi tiếng, càng không nghe những lời xúi giục tôn giáo đầy dị đoan mê tín.

Sống lạc quan yêu đời, tiếp nhận những thông tin tích cực, loại bỏ những thông tin u ám tiêu cực. Không tạo tin giả, không chia sẻ hay tiếp tay lan truyền tin giả, bởi điều đó vừa làm hại bản thân vừa gây khó khăn cho nhân viên y tế ở tuyến đầu đang rất vất vả để ngăn chặn dịch xâm nhập và bùng phát.

“Không một ai bị bỏ lại phía sau – Without leaving anyone behind!”

Đó là mệnh lệnh từ trái tim.

Tổ quốc chấp nhận đối mặt với khó khăn, đón du học sinh và những người lao động từ vùng dịch về nước, nên việc chỗ này chỗ khác xảy ra ổ dịch là không tránh khỏi. Nhưng khi chúng ta cùng nắm chặt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường là khoa học, là trí tuệ và lòng quyết tâm, thì cả dân tộc sẽ tạo nên sức mạnh vô biên tiến về phía trước, chúng ta sẽ giành chiến thắng chung cuộc.

Thế giới đâu đó có những cơn hoang tưởng COVID-19, nhưng chúng ta dứt khoát không, chúng ta phải tỉnh táo, đồng lòng dốc sức vượt qua cơn sóng thần đại dịch của thế kỉ này, SARS-CoV-2 không thể hù dọa làm cho chúng ta sợ hãi.

Cho đến thời điểm này, chỉ có 153 bệnh nhân mắc COVID-19, chủ yếu là người từ vùng dịch trở về và người nước ngoài, Việt Nam đang phòng chống dịch rất thành công.

“Không một ai bị bỏ lại phía sau – Without leaving anyone behind!”

TÀI LIỆU THAM KHẢO
—————————-

1. Daniel Cassady. CDC warns men about facial hair dangers as coronavirus spreads. New York Post, February 26, 2020

2. Signe Dean. No, The CDC Is Not Telling People to Shave to Avoid The Coronavirus. Sciencealert, February 27, 2020

3. Channappanavar R, Fett C, Mack M, Ten Eyck PP, Meyerholz DK, Perlman S. Sex-Based Differences in Susceptibility to Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus Infection. J Immunol. 2017;198(10):4046–4053. doi:10.4049/jimmunol.1601896

4. Yu Zhao, Zixian Zhao, Yujia Wang, Yueqing Zhou, Yu Ma, Wei Zuo. Single-cell RNA expression profiling of ACE2, the putative receptor of Wuhan 2019-nCov. bioRxiv, January 26, 2020. doi: https://doi.org/10.1101/2020.01.26.919985

5. Ling Ma, Wen Xie, Danyang Li, Lei Shi, Yanhong Mao, Yao Xiong, Yuanzhen Zhang, Ming Zhang. Effect of SARS-CoV-2 infection upon male gonadal function: A single center-based study. medRxiv, March 24, 2020. doi: https://doi.org/10.1101/2020.03.21.20037267

———————————————————————————————————-
🌻Bạn có thể tham gia Nhóm Y Lâm Sàng tại: https://www.facebook.com/groups/858633861249240/
🌻Đọc các bài viết cập nhật mới nhất tại: https://ykhoa.org
🌻Tải tài liệu Y khoa miễn phí tại: https://ykhoa.org/category/tai-lieu
🌻Xem kho video bài giảng tại: https://fb.com/pg/ykhoa.org/videos
🌻Tra cứu Uptodate miễn phí tại: https://ykhoa.org/uptodate
🌻Tham gia cùng làm việc tại địa chỉ: https://forms.gle/cQ5M7AdaesKCTcjt9

Advertisement

Giới thiệu Xuân Hiền

Học Y Đa Khoa tại Đại học Duy Tân " Hãy làm hết mình với hiện tại, hãy tốt hơn mình ở quá khứ và luôn chia sẻ kiến thức bổ ích với mọi người "

Check Also

Tirzepatide hàng tuần cải thiện đáng kể cân nặng và kiểm soát đái tháo đường ở bệnh nhân béo phì và đái tháo đường loại 2.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên đã chứng minh rằng tirzepatide giúp giảm cân và cải …