[COVID-19] Nhóm máu có giúp bệnh nhân Covid-19?

Rate this post

Nhóm máu có giúp bệnh nhân Covid-19?

BS. HUYNH WYNN TRAN
==========
1. Nhóm máu là gì?
– Có khoảng 34 loại nhóm máu được biết đến trong tổ chức truyền máu quốc tế (1). Chúng ta thường nghe về phân nhóm máu ABO vì đây là một trong những phân nhóm máu thường gặp nhất.
– Trong nhóm máu ABO, máu loại A là máu có kháng thể Anti-B trong máu, nhóm máu B là nhóm có kháng thể Anti-A, và nhóm máu AB là nhóm không có kháng thể nào, nhóm O là nhóm có cả hai kháng thể A và B (xem hình). Nhóm máu O là nhóm cho được tất cả mọi người (universal donor) do không có kháng nguyên nào trên bề mặt hồng cầu trong khi nhóm máu AB là nhóm nhận được tất cả (universal recipient).

2. Vì sao nhóm máu có thể ảnh hưởng đến khả năng nhiễm bệnh
– Từ lâu các nghiên cứu đã chỉ ra hệ miễn dịch thu được, gồm các kháng thể đặc hiệu là một phần quan trọng chiến đấu chống nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus. Các nghiên cứu chỉ ra tuỳ theo nhóm máu (và vì vậy, tùy theo loại kháng thể) mà mỗi nhóm máu có khả năng chống nhiễm trùng khác nhau. Với mỗi loại nhóm máu trong số 34 loại nhóm thì có các kháng thể khác nhau, vì vậy mức độ miễn dịch lại càng khác nhau.
– Nghiên cứu từ Đài Loan cho thấy bệnh nhân nhóm máu O dễ mắc bệnh viêm bao tử do vi khuẩn H. Pylori hơn so với các nhóm khác (2), trong khi một nghiên cứu tổng hợp khác chỉ ra nhóm máu A và AB có thể dễ nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em (3), gồm tăng 55% rủi ro của nhiễm vi khuẩn E.Coli (p=0.009) và tăng 131% rủi ro nhiễm vi khuẩn Salmonella (p=0.007)
– Một điểm quan trọng cần hiểu là sức bảo vệ bệnh của các kháng thể nhóm máu tùy thuộc vào nồng độ của kháng thể này trong máu (titer), như số lượng binh sĩ của một quân đội. Tuỳ theo sắc tộc thì sự phân bố của các nhóm máu cũng khác nhau. Ví dụ người Mỹ gốc Âu có 40% nhóm máu loại A, 45% O trong khi Mỹ gốc Phi chỉ có 27% A và 49% O. Người châu Phi có tỉ lệ phần trăm nhóm máu O cao nhất 67% (1).

3. Nhóm máu có thực sự ảnh hưởng đến khả năng nhiễm bệnh Covid-19?
– Nghiên cứu từ Trung Quốc trên 2,173 người mắc bệnh Covid-19 từ 3 bệnh viện khác nhau cho thấy người có máu loại A có thể thêm rủi ro mắc bệnh Covid-19 so với các loại khác không phải là A (4). Theo nghiên cứu này thì tại thành phố Vũ Hán, phân loại máu như sau: A = 31%, B = 24%, AB= 9%, và O = 34%. Trong khi số người mắc bệnh Covid-19 là các nhóm máu A = 38% (tăng 8%), B = 26% (tăng 2%), AB = 10 % (tăng 1), O = 25% (giảm 11%).
– Về mặt thống kê, các con số phần trăm khác biệt trên có ý nghĩa khi trị số p <0.01 của loại A và loại O vả chỉ số rủi ro OR (Odd Ratio) cho mắc bệnh Covid-19 của máu loại A là 1.279 (95% CI 1.136-1.440) và loại O là 0.680 (95% CI 0.599-0.771)
– Năm 2005, một nghiên cứu đang trên JAMA từ Hong Kong về nhóm máu với các bệnh nhân nhiễm bệnh SARS cũng cho kết quả tương tự (5), khi nhóm máu O ít có rủi ro nhiễm bệnh SARS so với các nhóm khác. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, nhóm máu B dễ bị mắc virus Sars-Cov-1 hơn. Nghiên cứu tổng hợp khác cũng khẳng định nhóm máu O ít rủi ro nhất trong khả năng mắc bệnh coronavirus (6)

Advertisement

# Tóm lại:
– Nhóm máu có thể liên quan đến khả năng miễn dịch, tuỳ theo loại virus và vi khuẩn
– Có 34 nhóm máu khác nhau, chia nhỏ ra các loại khác nhau, với các khả năng miễn dịch khác nhau
– Nghiên cứu gần đây từ Vũ Hán cho thấy máu loại A có thể tăng rủi ro mắc Covid-19 so với các loại khác, máu loại O có thể tăng khả năng miễn dịch. Tuy nhiên sự thay đổi này không thật sự nhiều và chúng ta cần có thêm dữ liệu để xác định lý thuyết này. Bài nghiên cứu này cũng chưa được peer-reviewed, nghĩa là cần sự bình duyệt của các tổ chức chuyên môn.
Dr. Wynn Tran, Los Angeles, USA

Tham khảo:
1.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4475644/#B1
2. https://www.jstage.jst.go.jp/…/51/1/51_1…/_article/-char/ja/
3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/4933519/
4. https://www.medrxiv.org/…/10…/2020.03.11.20031096v2.full.pdf
5. https://jamanetwork.com/journals/jama/fullarticle/200582
6. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18818423/

 

 

 

 

 

 

Giới thiệu Tina

Tên thật: Đinh Thị Thúy Quỳnh Sinh viên Y Khoa Trường Đại Học Duy Tân

Check Also

Tirzepatide hàng tuần cải thiện đáng kể cân nặng và kiểm soát đái tháo đường ở bệnh nhân béo phì và đái tháo đường loại 2.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên đã chứng minh rằng tirzepatide giúp giảm cân và cải …