[COVID-19] – NHỮNG BIẾN ĐỔI DỊCH TỂ COVID-19 (8/2/2020)

Rate this post

1) Có một thay đổi quan trọng là sự phân nhóm theo các đặc điểm dịch tễ và sinh thái bằng thống kê lại hình thành rõ nét vùng các nước láng giềng với Trung Quốc trong nhóm 2. Tất cả đều có “lo sợ” nguy cơ tiềm tàng đã có 1 mức độ tiếp xúc nhất định giống nhau do giao thông và nhiều yếu tố khác với TQ. Đây cũng là nhóm có sự biến thiên số mắc cao nhất, tỷ suất tử vong còn cao, chưa vào giai đoạn ổn định, thể hiện những sự kiện đột ngột có thể xẩy ra. Do đó, không còn chỉ là khai thác tiền sử tiếp xúc với người TQ, đi qua TQ, các địa bàn trong nhóm này cần khai thác tiền sử giao thông tại các thành phố trong vùng đã có dịch (Ghi cụ thể vào thang điểm đánh giá nguy cơ dịch tễ).
🐥 Đây là giai đoạn cửa ngõ với các nước này, mở màn ở một “sân khấu mới” — lây nhiễm qua các đường di chuyển gián tiếp, do đó phải kiểm soát vùng. Trong mỗi địa bàn kiểm soát cả cụm! Cần cân nhắc cách ly tập trung toàn bộ tuyệt đối khi nào vì nhanh quá tải! Cần phân đoạn nguy cơ và trong 1 vùng, nâng mức nguy cơ chấp nhận ở 1 ngưỡng vừa đủ, để đảm bảo cách ly đúng cả nhà – tại nhà, với những người có nguy cơ thấp trước!

🐥 2) Sự xuất hiện trong nhóm 4 – nhóm có số nhiễm cao nhất ở các tỉnh xuất hiện dịch từ đầu trong TQ – giờ thêm các địa bàn có tốc-độ ghi nhận ca nhiễm khởi phát cao ngay từ đầu, như chuyến tầu (được xếp riêng 1 nhóm đặc biệt), Đức, USA – các vùng dù số ghi nhận ít nhưng rải rác ở nhiều địa bàn (số lượng ổ dịch cao), cho thấy diễn tiến khá phức tạp ở nhóm địa bàn mới nổi này.

🐥 3) Tín hiệu đáng mừng là tỷ suất hồi phục tăng rất nhanh ở Nhóm 3 và Nhóm 4, tăng khả năng giảm dần phạm vi khoanh vùng tuyệt đối.

🐥 4) Chỉ báo quan trọng là các ổ dịch. Số lượng ko còn quan trọng bằng số điểm.

 

Advertisement

Giới thiệu Donny

Check Also

[COVID-19] “SƯƠNG MÙ NÃO” – DI CHỨNG COVID Y HỌC CHƯA THỂ LÝ GIẢI

“SƯƠNG MÙ NÃO” DI CHỨNG COVID Y HỌC CHƯA THỂ LÝ GIẢI  “Sương mù não” …