[COVID-19] THÔNG TIN KHOA HỌC VỀ COVID-19: ĐÚNG – SAI

Rate this post

Thông tin khoa học về COVID-19: Đúng – Sai

GS. NGUYỄN VĂN TUẤN

====================

 

Liên quan đến dịch COVID-19, có vài thông tin khoa học lưu truyền trên báo chí và truyền thông xã hội mà tôi nghĩ không đúng. Những thông tin đó là thời gian ủ bệnh, khả năng lây lan qua không khí, lây lan từ người khoẻ mạnh, và ‘thuyết âm mưu’ rằng SARS-Cov-2 là do nhân tạo từ một labo ở Vũ Hán. Cái note này sẽ cung cấp thông tin giải toả những hiểu lầm đó.

1. 𝑻𝒉𝒐̛̀𝒊 𝒈𝒊𝒂𝒏 𝒖̉ 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉

Nhiều chuyên gia và báo chí cho rằng thời gian ủ bệnh là 14 ngày, nhưng con số này cần phải xem lại. Theo WHO [1], thời gian ủ bệnh là 5-6 ngày (nhưng có thể dao động từ 0-14 ngày). Còn một nghiên cứu bên Tàu thì cho thấy thời gian trung bình (thật ra là trung vị) ủ bệnh của SARS-Cov-2 virus là 4 ngày, dao động từ 3 đến 5 ngày [2].

Lại có thông tin rằng thời gian ủ bệnh của virus gây ra SARS (SARS-Cov) là 10 ngày, nhưng thông tin này cũng không đúng. Theo CDC [3], thời gian ủ bệnh của SAR-Cov là từ 2 đến 7 ngày, nhưng vài ca có thể là 10 ngày, và vài trường hợp hiếm là 14 ngày.

2. Đ𝒐̣̂ 𝒍𝒂̂𝒚 𝒍𝒂𝒏 𝒄𝒖̉𝒂 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2 𝒄𝒂𝒐 𝒈𝒂̂́𝒑 𝒄𝒉𝒖̣𝒄 𝒍𝒂̂̀𝒏 𝒔𝒐 𝒗𝒐̛́𝒊 đ𝒐̣̂ 𝒍𝒂̂𝒚 𝒍𝒂𝒏 𝒄𝒖̉𝒂 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗?

Tôi e rằng thông tin này không đúng. Hệ số lây lan (R0) của SARS-Cov-2 được ước tính là từ 2-3 [4]. Trước đây, hệ số R0 cho SARS-Cov là 2-5 [5]. Không có chuyện độ lây lan trong CVID-19 cao hơn 10 lần so với SARS.

3. 𝑳𝒂̂𝒚 𝒍𝒂𝒏 𝒒𝒖𝒂 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒊́?

Có người nói rằng SARS-Cov-2 lây lan qua không khí. Tuy nhiên, tôi chưa thấy nghiên cứu nào nói như vậy. Nếu các bạn biết, xin chỉ giúp nghiên cứu nào cho ra kết quả đó?

4. 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2 𝒍𝒂̂𝒚 𝒍𝒂𝒏 𝒕𝒖̛̀ 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒄𝒐́ 𝒕𝒓𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒄𝒉𝒖̛́𝒏𝒈?

Thông tin này làm nhiều người lo ngại, vì nếu quả thật virus Covid-19 có thể lây lan từ người trong có triệu chứng thì rất khó cho việc tầm soát. Nhưng bằng chứng của thông tin này đã bị bác bỏ trên Tập san NEJM. Câu chuyện có liên quan đến đạo đức khoa học và suy luận.

Trong một ‘Letter to the Editor’ trên NEJM ngày 30/1 [6], tác giả báo cáo 1 người không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây lan cho người khác. Cụ thể hơn, lá thư cho biết một phụ nữ từ Thượng Hải trong một chuyến công cán, ghé thăm một công ti gần Munich (Đức) vào ngày 20-21/1, nơi bà có cuộc họp với 4 người mà sau này bị nhiễm. Người phụ nữ đó khỏe mạnh khi ở Munich, nhưng khi về Thượng Hải thì mắc bệnh.

Nhưng nhóm tác giả [người Đức] của lá thư trên NEJM không hề liên lạc với người phụ nữ trước khi công bố lá thư trên NEJM! Họ chỉ dựa vào nguồn tin của 4 người Đức kia. Sau này, khi giới chức y tế Đức liên lạc người phụ nữ ở Thượng Hải (qua phone) thì mới biết là bà đã có triệu chứng (mệt mỏi, đau cơ, và dùng paracetamol, thuốc hạ sốt) khi còn ở Đức [7]. Nhòm tác giả có vẻ ân hận về lá thư. Do đó, khả năng lây lan SARS-Cov-2 từ người không có triệu chứng là không đúng, không có chứng cớ.

5. 𝑻𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒂̂𝒎 𝒎𝒖̛𝒖

Có thuyết âm mưu cho rằng virus gây dịch Covid-19 được tạo ra trong một labo. ‘Cơ sở khoa học’ cho thuyết này là ‘4 đoạn chất liệu di truyền’ của HIV (virus gây bệnh AIDS) có thể đã được sử dụng để tạo ra SARS-Cov-2 (virus gây dịch COVID-19). Nhưng ‘thuyết’ này không đúng. Bài báo (của một nhóm nghiên cứu bên Ấn Độ) làm cơ sở cho thuyết đó đã bị rút xuống.

Ngày 14/2 một nhóm nghiên cứu công bố kết quả một phân tích di truyền cho thấy HIV-1 chẳng dính dáng gì đến virus Covid-19. Họ xác định (một lần nữa) là 96% chất liệu di truyền của SARS-Cov-2 tương đồng với con coronavirus trong dơi [8]. Cụ thể hơn, 3 trong 4 đoạn di truyền đó được tìm thấy trong coronavirus ở loài dơi, và sự thật này cho thấy đây là một mối liên hệ tiến hóa (ai học về genetic linkage đều biết tôi nói gì ở đây). Hơn nữa, 4 đoạn di truyền đó cũng được tìm thấy trong côn trùng, vi trùng, và các virus khác thuộc dòng corona. Như vậy chứng cớ cho thấy SARS-Cov-2 tiến hóa từ coronavirus trong dơi, chớ không phải được nhân tạo trong một labo.

Nhiều chuyên gia ngoài Mĩ cũng đã xác định là virus Covid-19 không phải do nhân tạo [9]. Ấy vậy mà vẫn có những người trong ngành y tin vào thuyết này!

Advertisement

***

Nhìn tình hình chung, có lẽ chúng ta sẽ đối đầu với một pandemic – đại dịch, dù WHO không/chưa muốn dùng chữ đó. Các chuyên gia dịch tễ học có kinh nghiệm về bệnh truyền nhiễm trên thế giới đều đồng ý là chúng ta rồi sẽ sống chung với con virus mới, và kết cục của sự bộc phát dịch lần này là một cúm mùa mới mà họ gọi là ‘Fifth Endemic Coronavirus’ (tức dịch cúm thứ 5 virus corona) [11]. Các chuyên gia này dự báo rằng rồi đây chúng ta sẽ làm quen với thuật ngữ mới: ‘cold and flu and COVID-19 season.’

Con virus mới SARS-Cov-2, đứng trên khía cạnh dịch tễ học, rất thú vị. Thú vị ở chỗ nó rất đặc thù và đầy mâu thuẫn. Nó độc hại ở nhóm người này, nhưng không quá độc hại ở nhóm người kia. Nó gây bệnh, nhưng có khi không cho chúng ta tín hiệu để đoán trước (như 14 người Mĩ trên du thuyền ở Nhật được xét nghiệm dương tính nhưng họ khỏe mạnh). Do đó, nó sẽ là một đối tượng của nhiều nghiên cứu khoa học trong tương lai.

Tôi tin tưởng vào khoa học. Và thông tin khoa học chính xác sẽ ‘giải phóng’ chúng ta khỏi sự nô lệ của sự hoang mang và hoảng loạn, và giúp chúng ta nhìn vấn đề với hi vọng hơn là bi quan.

===

PS: Các bạn có thể tham khảo thêm những bài báo dưới đây để biết thêm chi tiết. Có một số bài báo các bạn sẽ không truy cập toàn văn (fulltext) được.

[1] https://www.who.int/…/situ…/20200219-sitrep-30-covid-19.pdf…

[2] https://www.bmj.com/content/368/bmj.m606

[3] https://www.cdc.gov/sars/about/faq.html

[4] https://academic.oup.com/…/…/doi/10.1093/jtm/taaa021/5735319

[5] https://www.mdpi.com/2077-0383/9/2/388/pdf

[6] https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMc2001468

[7] https://www.sciencemag.org/…/paper-non-symptomatic-patient-…

[8] https://www.tandfonline.com/…/full/10…/22221751.2020.1727299

[9] https://www.thelancet.com/…/PIIS0140-6736(20)30418…/fulltext

[10] https://www.theatlantic.com/…/archive/2020/02/covid…/607000/

[11] https://www.theatlantic.com/…/archive/2020/02/covid…/607000/

Giới thiệu Lê Minh Thư

Check Also

Tirzepatide hàng tuần cải thiện đáng kể cân nặng và kiểm soát đái tháo đường ở bệnh nhân béo phì và đái tháo đường loại 2.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên đã chứng minh rằng tirzepatide giúp giảm cân và cải …