Cảm ơn bài chia sẻ của bác sĩ Trần Văn Phúc.
—————————————————————————–
Tạp chí y khoa JAMA danh tiếng thế giới xuất bản một bài báo điều tra 147 người vô gia cư ở Boston bị nhiễm COVID, nhưng có tới 88% không biểu hiện triệu chứng, bệnh tự khỏi.
Tyson, một công ti chế biến thịt gia cầm ở Mỹ đã tiến hành xét nghiệm COVID cho tất cả nhân viên của mình ở vùng Tây Bắc Arkansas. Kết quả thật bất ngờ, trong số 3748 trường hợp làm xét nghiệm có 481 ca dương tính (chiếm 13%), nhưng 455 người không hề có triệu chứng (chiếm 95% trường hợp dương tính với COVID).
CDC Hoa Kỳ công bố xét nghiệm các nhà tù ở Arkansas, North Carolina, Ohio và Virginia; phát hiện 2.778 nhân viên dương tính COVID, nhưng chỉ 3% nằm viện điều trị và 1% tử vong, còn lại 96% không triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ. Tổng số 4.893 tù nhân dương tính với COVID, chỉ 10% nhập viện và 2% tử vong, không triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ chiếm 88%.
Cũng theo CDC Hoa Kỳ, hầu hết các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 được báo cáo ở trẻ em <18 tuổi là không có triệu chứng hoặc nhẹ, dữ liệu tổng hợp từ 14 tiểu bang tỉ lệ chung trẻ nhập viện là 8/100.000 dân, đặc biệt thấp với trẻ dưới 2 tuổi.
Vi-rút SARS-CoV-2 có đặc đển gây bệnh không đồng đều.
Giữa các khu vực khác nhau trên thế giới, vi-rút gây bệnh COVID nặng nhẹ khác nhau, nhưng có đặc điểm chung là trẻ dưới 18 tuổi thường bị nhẹ, CDC Hoa Kỳ ước tính 40% người bị nhiễm không triệu chứng hoặc biểu hiện bệnh ở mức độ nhẹ không cần nhập viện.
Điều đó đặt ra câu hỏi: Liệu có vai trò của tế bào miễn dich T và B?
Tế bào T gồm 2 loại: CD4 + và CD8 +.
CD4 + giải phóng các cytokine, nó tác động vào quá trình trưởng thành của tế bào B để hình thành tế bào plasma sản xuất kháng thể nhằm vô hiệu hóa mầm bệnh.
Tế bào CD8 + có nhiệm vụ trực tiếp tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh.
Kháng thể sinh ra, theo thời gian sẽ bị suy giảm, nhưng các tế bào T và B vẫn duy trì bộ nhớ miễn dịch, để khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập, nó sẽ lại tiếp tục tạo ra kháng thể để tiêu diệt mầm bệnh.
Một nghiên cứu ở Mỹ đăng trên tạp chí Khoa học Miễn dịch học (Science Immunology) cho thấy, ở những người đã nhiễm bệnh COVID, có khả năng tạo ra tế bào T và B có bộ nhớ miễn dịch đặc hiệu với SARS-CoV-2. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng tế bào T và B có bộ nhớ miễn dịch ấy, có sự trùng lặp với tình trạng nhiễm các vi-rút cảm lạnh thông thường trước đó, thuật ngữ chuyên môn gọi là phản ứng chéo.
Vi-rút gây cảm lạnh thông thường, SARS hay MERS, cũng có bộ nhớ miễn dịch chéo như vậy.
Một nghiên cứu từ Viện Karolinska ở Thụy Điển cho thấy, những bệnh nhân đã nhiễm COVID sinh ra tế bào T bộ nhớ miễn dịch, ngay cả khi xét nghiệm kháng thể âm tính; đó là một thông tin rất đáng mừng.
Chúng ta biết rằng, một người bị nhiễm coronavirus (gồm 4 vi-rút gây cảm lạnh thông thường, cùng với SARS và MERS), kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian từ 12-52 tuần. Với bệnh COVID, một nghiên cứu cho thấy kháng thể IgM và IgG tồn tại 7-8 tuần sau khi hồi phục.
Như vậy, COVID sinh kháng thể tồn tại trong thời gian rất ngắn, nhưng tế bào T và B có bộ nhớ miễn dịch thì khác, thời gian sẽ dài hơn; chính tế bào T và B ấy sẽ giúp cơ thể chống lại những đợt xâm nhập khác của SARS-CoV-2, đây là điều thực sự may mắn.
Vắc-xin phòng COVID của Nga Sputnik-V và của Trung Quốc Ad5-nCoV đều dựa trên vector adenovirus.
Adenovirus là một chủng vi-rút gây bệnh viêm đường hô hấp rất hay gặp.
Phân tử AND của Adenovirus có đoạn gen protein S. SARS-CoV-2 cũng có protein S nhạy cảm với thụ thể ACE2 ở bề mặt tế bào cơ thể người, sự kết hợp giữa protein S và ACE2 chính là tác nhân để vi-rút xâm nhập và gây bệnh COVID.
Vắc-xin của Nga và Trung Quốc dựa trên đặc tính này, sử dụng adenovirus đã bất hoạt, khi tiêm vào cơ thể sẽ sinh ra kháng thể chống lại protein S, các tế bào T và B bộ nhớ miễn dịch sẽ ghi lại; nếu SARS-CoV-2 tấn công sẽ bị hệ thống miễn dịch vô hiệu hóa.
Vậy theo logic, thì những người nhiễm adenovirus, hay các vi-rút gây cảm lạnh thông thường, hoàn toàn có thể xuất hiện tế bào T và B bộ nhớ miễn dich, nó giúp cơ thể tạo nên sức đề kháng với COVID.
Đó phải chăng là VẮC-XIN TỰ NHIÊN vô cùng quý giá?
Điều đó giải thích tại sao những người vô gia cư ở Mỹ, nhân viên công ti chế biến thịt gia cầm Tyson, nhân viên các nhà tù hay phạm nhân ở Mỹ; đa số những người mắc COVID mà không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ không cần phải nằm viện.
Francis Collins. Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã đăng trên Blog của mình rằng, một bộ phận dân số thế giới có miễn dịch với COVID bởi họ đã nhiễm các vi-rút khác trước đó, ví dụ như vi-rút cảm lạnh thông thường.
Hans-Gustaf Ljunggren, một nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska của Thụy Điển cũng đặt vấn đề về tế bào T có bộ nhớ miễn dịch với vi-rút khác trước đó, cũng giúp cơ thể bảo vệ sự xâm nhập của SARS-CoV-2.
Thụy Điển đã làm cho thế giới ngạc nhiên trước COVID.
Khi đại dịch tấn công quốc gia này, thay vì xua đuổi vi-rút bằng mọi cách, thì chính phủ Thụy Điển không thực hiện cá biện pháp cách li xã hội, không đeo khẩu trang, nhưng tỉ lệ lây nhiễm ở Thụy Điển không cao, đa số bệnh nhân không triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ.
Ở những khu ổ chuột Mumbai của Ấn Độ bệnh nhân COVID cũng không nặng.
Một nghiên cứu ở Mỹ đăng trên tạp chí Tế bào đã qua bình duyệt, cho thấy 40-60% người không bị nhiễm COVID dường như có tế bào T bộ nhớ miễn dịch nhận ra SARS-CoV-2. Nghiên cứu khác cũng cho thấy tương tự, 20% ở Hà Lan, 34% ở Đức, 50% ở Singapore.
Gần đây nhất là nghiên cứu đăng trên tạp chí Khoa học, cung cấp bằng chứng cho thấy tế bào T bộ nhớ miễn dịch với SARS-CoV-2, có thể bắt nguồn từ coronavirus gây ra cảm lạnh thông thường.
Tại sao trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi ít bị nhiễm COVID và hầu hết không triệu chứng?
Nếu những vi-rút gây cảm lạnh thông thường, adenovirus, hay một số vi-rút khác thực sự giúp cơ thể có tế bào T bộ nhớ miễn dịch với COVID, thì VẮC-XIN THỜI ẤU THƠ tho logic cũng sẽ có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc COVID và nếu có nhiễm thì bệnh cũng nhẹ hơn.
Phải chăng vắc-xin thời ấu thơ là câu trả lời!
Đã có những quan điểm về vấn đề này, như nghiên cứu của Bệnh viện Mayo ở Rochester (Mỹ) cho thấy, những vắc-xin từ cúm, đậu mùa, ho gà, sỏi, lao… đều có liên quan đến giảm tỉ lệ mắc bệnh COVID. Mặc dù nghiên cứu chỉ là quan sát cộng đồng, không được bình duyệt, nhưng cũng rất đáng lưu tâm.
Về sinh học, SARS-CoV-2 có protein S nhạy cảm với thụ thể ACE2 trên bề mặt tế bào.
Có một nhóm người tăng ACE2, nên rất dễ nhiễm SARS-CoV-2, khi bị bệnh COVID thường diễn biến rất nặng, nên cần thiết phải có biện pháp bảo vệ họ.
Nhóm người đó bao gồm:
Người cao niên trên 65 tuổi
Người lớn mắc các bệnh sau đây hoặc đang được điều trị:
– Tăng huyết áp,
– Các bệnh hô hấp mãn tính,
– Bệnh tiểu đường,
– Các bệnh và phương pháp điều trị làm suy yếu hệ thống miễn dịch,
– Bệnh tim mạch.
– Ung thư.
– béo phì.
Cần lưu ý vi-rút có thể lây nhiễm bất kể thời điểm nào, nhưng dễ lây nhất trong khoảng thời gian từ trước 2 ngày khởi phát triệu chứng đầu tiên cho đến sau khi hết các triệu chứng 2 ngày.
KẾT LUẬN
Giai đoạn 2 của đại dịch COVID, tôi cho rằng Đà Nẵng, Hà Nội và Hải Dương, cũng như các tỉnh khác về cơ bản đã bắt đầu khống chế; chúng ta không chủ quan, nhưng phải tỉnh táo để hành động đúng, thay vì cách li cả một thành phố hay khu dân cư lớn là không cần thiết.
———-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(xin xem trong comment)