[DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ] Mối nguy hiểm bất ngờ và cách xử lý

Rate this post

Nghẹt thở do dị vật xảy ra khi một vật lạ mắc lại ở đường thở, chặn luồng không khí từ môi trường vào phổi. Khi nghẹt thở nguồn oxy đến các cơ quan đặc biệt là não bị gián đoạn, nên hãy sơ cứu càng nhanh càng tốt.

1.Triệu chứng

Tùy tính chất của dị vật, kích thước của dị vật, mà triệu chứng sẽ khác nhau.

Tuy nhiên có những triệu chứng điển hình:

  • Giảm hoặc mất khả năng nói
  • Khó thở hoặc thở khò khè
  • Có tiếng lạ phát ra khi cố gắng thở
  • Ho sặc sụa, tím tái, vã mồ hôi
  • Da, môi và móng chuyển sang màu xanh hoặc tím
  • Da bị đỏ ửng, sau đó chuyển sang nhợt nhạt tím tái
  • Mất ý thức

2. Sơ cứu nạn nhân

Nếu nạn nhân có thể ho mạnh, nên tiếp tục để nạn nhân ho.

Nếu nghẹn và không thể nói hay khóc thực hiện sơ cứu như sau:

Người cấp cứu đứng sang một bên và ngay phía sau nạn nhân (Đối với một trẻ em, quỳ xuống và đặt trẻ lên đùi). Một cánh tay đưa ngang ngực nạn nhân. Cho nạn nhân cúi người, đánh năm đòn riêng biệt giữa hai bả vai của nạn nhân bằng cổ tay của bạn.

Thực hiện thao tác Heimlich (không sử dụng thao tác này cho trẻ em và phụ nữ có thai). Để nạn nhân ở tư thế đứng, người cúi ra trước, người cấp cứu đứng sau nạn nhân, một bàn tay nắm lại làm thành một nắm đấm, bàn tay kia nắm lấy cổ tay của bàn tay nắm đấm, để vào vùng thượng vị nạn nhân, sau đó giật mạnh từ trước ra sau và từ dưới lên trên để làm tăng áp lực trong lồng ngực nhằm tống dị vật ra ngoài.

Với trẻ em, đặt trẻ nằm ngửa, sử dụng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào vùng thượng vị 5 cái để trẻ ho bắn dị vật ra ngoài.

3. Phòng ‘bệnh’

-Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Thường bị sặc trong khi bú sữa, ăn bột hoặc uống thuốc, vì thế đặt tư thế ngồi khi cho bé bú, không được để bé nằm ôm bình sữa bú một mình, không được dỗ trẻ khi bé đang khóc bằng cách ấn bình sữa vào miệng bé, rất dễ gây sặc. Khi trẻ đang la khóc hoặc cười nói không được đút bột, cháo. Khi cho trẻ uống thuốc đừng vội đổ vào miệng khi trẻ đang giẫy khóc.

– Trẻ trên 6 tuổi: Nguyên nhân hay gặp là tự bỏ các dị vật vào miệng, vì thế nên tránh để các đồ chơi, các vật nhỏ trong tầm tay bé, tập cho bé thói quen không được ngậm bất cứ vật gì trong miệng, nếu thấy trẻ đang ngậm cần phải nhẹ nhàng lấy ra.
– Không cho ăn những thức ăn dễ rơi vào đường thở như các loại hạt .
– Trẻ lớn hơn không nên vừa ăn vừa cười đùa.
– Người lớn cần tránh thói quen ngậm dụng cụ vào miệng khi làm việc.
– Nếu bị hóc hoặc nghi ngờ hóc vào đường thở, cần sơ cứu ngay và đưa đến có cơ sở y tế gần nhất.

Advertisement

Ad: immq

—————————————————————–

Y LÂM SÀNG là dự án mới, hàng ngày mang đến những cases lâm sàng hay. Hy vọng mang lại những thông tin và kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên Y Khoa.

#ylamsang #ykhoa.org

Nguồn: Mayo Clinic, American Red Cross, Sở y tế TT Huế.

 

Giới thiệu Quỳnh Mai

Check Also

[Guideline] Cơn đau quặn thận (renal colic pain): Tóm tắt và điều trị

CƠN ĐAU QUẶN THẬN: TÓM TẮT VÀ ĐIỀU TRỊ Cơn đau quặn thận là triệu …