Chương 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH HỌC
Tên gọi tiếng Anh “immunity” (tính miễn dịch) có nguồn gốc từ tiếng
Latinh “immunitas” có nghĩa là miễn trừ sự cáo buộc pháp luật dành cho các
nghị sĩ quốc hội trong thời gian âæång chức. Trong lịch sử, miễn dịch được
dùng để chỉ sự không mắc bệnh, mà cụ thể là các bệnh nhiễm trùng. Trong
cơ thể, tất cả các tế bào và phân tử hoá học chịu trách nhiệm về tính miễn
dịch hợp thành hệ thống miễn dịch, và toàn bộ những đáp ứng của chúng tạo
ra đối với những chất lạ xâm nhập vào cơ thể được gọi là đáp ứng miễn dịch.
Chức năng sinh lý của hệ thống miễn dịch là bảo vệ một cơ thể chống
lại các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể đó. Tuy nhiên, những chất
lạ không gây bệnh xâm nhập vào cơ thể cũng gây ra đáp ứng miễn dịch. Hơn
nữa, cơ chế bảo vệ bình thường còn có khi gây ra một số thương tổn cho cơ
thể. Do đó, người ta đã đưa ra một định nghĩa bao hàm hơn đối với tính
miễn dịch là phản ứng đối với các chất lạ, bao gồm cả vi khuẩn và các đại
phân tử như protein, các polysaccharide, không kể phản ứng đó là sinh lý
hay bệnh lý. Miễn dịch học là môn học nghiên cứu tính miễn dịch với nghĩa
rộng này đối với các hoạt động phân tử và tế bào xảy ra sau khi các vi sinh
vật và đại phân tử xâm nhập vào cơ thể.
Các nhà sử học kể rằng: Thucydides, một người Hy Lạp ở Athens, là
người đầu tiên vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên đề cập đến tính miễn
dịch chống lại bệnh nhiễm trùng mà lúc đó được gọi là “bệnh dịch”. Khái
niệm “tính miễn dịch” có lẽ đã tồn tại rất lâu trước đó ở Trung Quốc vì
người dân ở đây có tập tục cho người dân hít chất bột làm từ da của người bị
đậu mùa đã khỏi để phòng ngừa bệnh này. Còn miễn dịch học, với tư cách là
một môn học hiện đại, lại là một ngành khoa học thực nghiệm, trong đó các
hiện tượng miễn dịch được giải thích dựa trên những quan sát thực nghiệm.
Miễn dịch học, với tư cách là một môn học thực nghiệm, đã tiến hoá theo
năng lực của con người hiểu biết và kiểm soát chức năng của hệ thống miễn
dịch. Bằng chứng đầu tiên trong lịch sử về năng lực này là thành công của
Edward Jenner trong việc chủng ngừa phòng bệnh đậu mùa. Jenner là một
thầy thuốc người Anh, ông đã quan sát thấy rằng những người vắt sữa đã bị
bệnh đậu bò và sau đó hồi phục thì không bao giờ mắc bệnh đậu mùa nữa.
Dựa vào nhận định này, ông đã lấy dịch từ vết thương của người bị đậu bò
tiêm cho một đứa trẻ 8 tuổi. Đứa trẻ này sau đó cho tiếp xúc trực tiếp với
người bệnh đậu mùa thì đã không mắc bệnh và ông gọi cách bảo vệ của
mình là “vaccination” (chủng ngừa) (chữ vaccination bắt nguồn từ tiếng
Latinh “vacca” nghĩa là con bò cái) và đã cho xuất bản quyển sách
“Vaccination” vào năm 1798. Từ đó biện pháp phòng bệnh nhiễm trùng này
đã phát triển rộng rãi và cho đến nay nó vẫn là phương pháp phòng ngừa
hiệu quả nhất đối với các bệnh nhiễm trùng (Bảng 1.1). Một văn bản có ý
nghĩa quan trọng đối với ngành Miễn dịch học là công bố của Tổ chức Y tế
Thế giới năm 1980 rằng bệnh đậu mùa là căn bệnh đầu tiên trên thế giới đã
bị loại trừ nhờ vào công tác chủng ngừa.
Từ những năm 1960, chúng ta đã có một sự chuyển biến trong hiểu
biết về hệ thống miễn dịch và chức năng của nó. Các tiến bộ về kỹ thuật
nuôi cấy tế bào (kể cả kỹ thuật sản xuất kháng thể đơn dòng), hoá miễn dịch,
phương pháp DNA tái tổ hợp, động vật biến đổi gen, … đã chuyển miễn dịch
học từ chỗ chủ yếu là các hoạt động mô tả thành một ngành khoa học mà
trong đó các hiện tượng miễn dịch được giải thích bằng những thuật ngữ
sinh hoá và cấu trúc. Trong chương này chúng tôi trình bày những đặc điểm
chung của đáp ứng miễn dịch cũng như giới thiệu những khái niệm tạo nên
những bước ngoặc trong ngành miễn dịch học hiện đại.
Chương 2
CÁC CƠ QUAN CỦA HỆ THỐNG
MIỄN DỊCH
Chương 3
KHÁNG THỂ
Chương 4
KHÁNG NGUYÊN
Chương 5
CÁC TẾ BÀO CHỦ YẾU
CỦA HỆ THỐNG MIỄN DỊCH
Chương 6
BỔ THỂ
Chương 7
CYTOKIN
Chương 8
MIỄN DỊCH
CHỐNG VI SINH VẬT
Chương 9
QUÁ MẪN
Chương 10
THIẾU HỤT MIỄN DỊCH
Chương 11
TÍNH TỰ MIỄN VÀ BỆNH TỰ MIỄN
Chương 12
CÁC KỸ THUẬT MIỄN DỊCH
THƯỜNG DÙNG